Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Phong
a/Hiện trạng dân số
Từ khi thành lập đến nay, mặc dù quy mô dân số đô thị của KKT tăng đột biến, do việc nâng cấp một số xã của huyện Ninh Hòa (nay là thị xã Ninh Hòa) thành phường, nhưng tổng quy mô dân số trong KKT tăng với tốc độ chậm (0,5%/năm), không có những đột biến như đồ án được duyệt năm Quy hoạch chung Khu kinh tế 2005 đã dự báo. Các số liệu này cho thấy KKT chưa thu hút tăng cơ học được như đã dự báo.
Bảng 3.3.Hiện trạng dân số
TT Hạng mục
Hiện trạng 2005
Hiện trạng 2010
Hiện trạng 2015
Tốc độ tăng TB giai đoạn 2010 - 2015
(%/năm)
Tổng 197.248 212.771 215.943 0,49
I Dân số đô thị 41.867 88.486 90.217 0,65 Khu vực Bắc Vân
Phong – H. Vạn Ninh 19.867 21.639 21.750 0,17 1.1 TT Vạn Giã 19.867 21.639 21.750
Khu vực Nam Vân
Phong – TX Ninh Hòa 22.000 66.847 68.467 0,80
1.2 P. Ninh Hải 8.105 8.305
1.3 P. NinhDiêm 8.419 8.423
1.4 P. Ninh Thủy 10.145 11.466
1.5 P. Ninh Đa 10.027 10.083
1.6 P. Ninh Hiệp 22.000 21.802 21.838
1.7 P. Ninh Giang 8.349 8.352
II Dân số Nông thôn 155.381 124.285 125.726 0,38
2.1 Xã Đại Lãnh 10.780 10.912
2.2 Xã Vạn Thọ 4.283 4.298
2.3 Xã Vạn Thạnh 4.853 5.015
2.4 Xã Vạn Phước 8.842 8.902
2.5 Xã Vạn Long 9.217 9.287
2.6 Xã Vạn Khánh 8.438 8.463
2.7 Xã Vạn Thắng 16.086 16.172
2.8 Xã Vạn Bình 8.164 8.217
2.9 Xã Vạn Phú 11.712 11.809
2.10 Xã Vạn Lương 11.494 11.624
2.11 Xã Vạn Hưng 10.662 10.892
2.12 Xã Ninh An 5.748 5.905
2.13 Xã Ninh Thọ 7.428 7.538
2.16 Xã Ninh Phước 6.578 6.692
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa)
b/ Hiện trạng phát triển kinh tế
Mặc dù chưa có những sự đột biến rõ nét, nhưng cùng với sự hình thành và phát triển của KKT, các địa phương trong địa bàn KKT đã có những chuyển biến tích cực, GDP luôn tăng trưởng ở mức cao, thu ngân sách tăng TB 7,4%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,1%/năm, số cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ cũng như số lao động thương mại dịch vụ tăng 7,5-8,5%/năm và số lượng khách du lịch đến địa bàn tăng 11,6%/năm từ 376.000 – đạt gần 1 triệu lượt trong năm 2015[11].
Bảng 3.4.Một số chỉ tiêu hiện trạng phát triển kinh tế của Huyện Vạn Ninh và TX. Ninh Hòa
TT HẠNG MỤC Năm
2005
Năm 2010
Năm 2015
Tăng TB 2005 – 2015
(%/năm)
1 Tổng GDP
(USD) 1.700 2.364 2.740 6,1
2 Thu ngân sách
(triệu đồng) 100.854 175.984 178.208 7,4 3
Giá trị SX Nông nghiệp (giá hiện hành)
(triệu đồng)
448.027 713.122 867.241 8,6
4
Gía trị SX Công nghiệp (giá hiện hành)
(triệu đồng)
2.157.227 3.867.000 5.378.955 12,1
5
Cơ sở kinh doanh Thương mại, dịch vụ và du lịch
(cơ sở)
4.664 7.413 9.070 8,7
6
Số người làm việc trong lĩnh vực Kinh doanh, du lịch,
thương mại (người)
7.200 12.824 12.747 7,4
7 Doanh thu dịch vụ
(triệu đồng) 490.600 1.030.000 169.230 11,5 8 Số khách du lịch đến
(lượt) 376.500 861.500 907.620 11,6
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa)
3.1.2.2. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Hiện trạng giao thông
a. Giao thông đối ngoại
* Đường bộ
- Quốc lộ 1A chạy dọc bờ biển vịnh Vân Phong từ Bắc đến Nam, với chiều dài khoảng 50km. Hiện tại tuyến đã cải tạo, nâng cấp đợt 1, mặt đường bê tông nhựa, chất lượng đường khá tốt.
- Quốc lộ 26 nối Quốc lộ 1 tại phường Ninh Hiệp – TX. Ninh Hoà với TP. phố Buôn Ma Thuột. Hiện tại tuyến QL26 có nền đường rộng 20-26m, mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt.
- Quốc lộ 26B nối dài (đường Hyundai): Tuyến có điểm đầu từ QL1A đi nhà máy đóng tàu Huyndai-Vinashin, hiện trạng tuyến có tổng chiều dài 13km đường bê tông nhựa, chất lượng tốt.
- Hệ thống đường tỉnh: Trong khu vực nghiên cứu là hệ thống đường tỉnh của huyện Vạn Ninh và Thị xã Ninh Hòa. Các tuyến này hầu hết đều xuất phát từ trục đường chính là QL1A và kết thúc tại khu vực trung tâm hành chính của các huyện, các xã. Do đặc điểm của địa hình, nhiều tuyến tỉnh lộ phải vượt qua các vùng núi cao hiểm trở, nhiều sông suối, nên chúng bị cô lập, rời rạc, rất khó hợp với nhau để tạo thành một mạng lưới liên hoàn. Phần lớn các đường tỉnh có cấp đường từ cấp V đến cấp II;
bề rộng mặt đường từ 3,5m trở lên, trong đó chủ yếu là đường BTN và đá nhựa; đường đá và đường cấp phối chiếm tỉ lệ nhỏ.
Bảng 3.5.Hệ thống đường tỉnh khu vực Vịnh Vân Phong
TT Tên đường
Tên đường theo QH năm 2000
Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài (km)
Chiều rộng (m) Nền Mặt 1. Đ. Đầm Môn ĐT65-01 Chân đèo Cổ
Mã, QL1A Km18+500 18,50 12,0 7,0
2. Đ. Nguyễn Huệ ĐT65-02
Km0+000;
Ngã năm TT Vạn Giã
Km18+870
18,87 0,49 0,79 0,31 9,96 1,08 0,63
16 16 10 6 16
10,0 8,0 5,5 3,5 8,0
TT Tên đường
Tên đường theo QH năm 2000
Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài (km)
Chiều rộng (m) Nền Mặt 5,62 10
6,5
6,5 3,5
3. Đ. Xuân Sơn ĐT65-04
Km 1401- QL1A.
V.Hưng
Km8-đập đá đen, X.
Xuân Sơn
8,00 7,43 0,57
6,5 6,5
3,5 3,5 4. Tỉnh lộ 7 ĐT65-05 Km1408+
980 QL1A
Đập
Đá Bàn 10,00 6,5 3,5 5. Tỉnh lộ 1ê ĐT65-06 Km1415-
QL1A
Cảng
Hòn Khói 11,83 7,5 5,5 6. Đường
Dốc Lết ĐT65-07 ĐT65-06 K Du lịch
Dốc Lết 1,8
7. Đường
Tỉnh lộ 1B ĐT65-08 Km7+200 TL1A
UBND xã Ninh Phước,
TX.Ninh Hoà
12,42 6,87 2,63 1,00 4,55
6,5 12,0
6,5 6,5
3,5 7,0 3,5 3,5 8. Đường HL 6 ĐT65-10 Km12+800-
QL26
Xã Ninh
Thượng 10 7,0 3,5
9.
Đường Trần Quý Cáp - P.
Ninh Hiệp
ĐT65-11 Km1417+
150-QL1A
TT P.
Ninh Hiệp (giao QL26)
1,85 0,73 0,62 0,50
20,0 20,0 20,0
12,0 10,0 12,0
10. Đường HL5 ĐT65-12 Km1425+
670-QL1A
Xã Ninh Tân – TX.
Ninh Hoà
10 6,5 3,5
(Nguồn:[12])
* Đường sắt
Tuyến đường sắt Bắc Nam qua khu vực Vịnh Vân Phong dài khoảng 50Km (khổ đường 1m), có 5 ga dọc tuyến là ga hỗn hợp, tuy nhiên khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá ít và thất thường, năng lực thông qua 8 đôi tàu khách/ngày đêm, 6 đôi tàu hàng/ngày đêm.
Bảng 3.6.Các ga đường sắt trong khu vực khu kinh tế Vân Phong T
T Tên ga Lý trình Số
đường ga
Tàu khách (đôi/ng.đêm)
Tàu hàng (đôi/ng.đêm)
1 Đại Lãnh Km 1232+200 3 8 6
2 Tu Bông Km 1241+990 2 8 6
3 Giã Km 1254+050 3 8 6
4 Hoà Huỳnh Km 1269+500 3 8 6
5 Ninh Hòa Km 1280+560 3 8 6
(Nguồn:[12])
* Đường thủy
- Cảng Đầm Môn là cảng chuyên dùng do Công ty MINEXCO của Khánh Hoà xây dựng và quản lý chủ yếu để xuất cát vàng cho một số hãng của Nhật Bản. Hiện nay cảng có chiều dài cập tàu là 35m, cảng cho phép tàu 30.000 tấn ra vào. Năng lực xuất cát của cảng đạt trên 6.000T/ngày.
- Cảng Hòn Khói: Nằm trên bán đảo Hòn Khói, phía Nam vịnh Vân Phong, thuộc Thị xã Ninh Hòa, cách quốc lộ 1 khoảng 12km. Hiện nay, cảng có 1 cầu tàu kích thước 70m x10m với độ sâu trước bến 3,2m chỉ cho phép các tàu loại nhỏ 400T như: Xà lan, tàu Lash,... cập bến. Năng lực thông qua cảng khoảng trên 10 vạn tấn/năm.
- Nhà máy đóng tàu Hyundai - Vinashin: Với các hoạt động sửa chữa, đóng mới tàu biển, gia công kết cấu thép và kết cấu chân đế giàn khoan, vận tải hàng hoá và hành khách. Có 2 ụ tàu, công suất 80.000DWT và 400.000 DWT.
* Đường thuỷ nội địa
- Hiện trong khu vực Vịnh Vân Phong có 3 tuyến vận tải dân sinh với quy mô đơn giản. Đó là: Đầm Môn đi Vạn Giã (Vạn Ninh); Đầm Môn đi Ninh Vân, Nha Trang và Hòn Khói (Ninh Hòa) đi Đầm Môn. Ngoài ra là hệ thống tuyến nối liền với các đảo trong huyện. Các tuyến này, do chưa có mô hình tổ chức và quản lý cụ thể, phương tiện vận tải lại thô sơ, trang thiết bị bến hầu như không có, nên không thu hút được hành khách.
Bảng 3.7. Hệ thống bến cảng khu vực Vịnh Vân Phong
Các thông số Cảng Hòn Khói Cảng Đầm Môn
1. Loại cảng Hàng hoá Hàng hoá
2. Số lượng cầu tàu 1 1
3. K. thước cầu tàu 120mx20m 35mx 6
4. Diện tích kho, bãi
5. Độ sâu trước Bến 3,2 m 9,0 m
6. Trọng tải tàu lớn nhất vào ra cảng 400T 30.000T 7. Số tàu/ ng.đêm
8. Lượng HK/năm -
9. Số tấn hàng /năm 150.000 100.000
(Nguồn:[12])
* Đường hàng không
Liên hệ giao thông hàng không đến vùng vịnh Vân Phong qua cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) và sân bay Đông Tác thuộc tỉnh Phú Yên.
- Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh: Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh được xếp loại 4E, có 1 đường hạ cất cánh, 1 đường lăn chính và 6 đường lăn nhánh, 1 sân đỗ rộng với 30 vị trí đỗ cho máy bay. Việc nâng cấp cảng hàng không Cam Ranh với quy mô 14.000m2 có thể đáp ứng phục vụ khoảng 800 hành khách trong giờ cao điểm.
- Sân bay Đông Tác ở phía Nam của thành phố Tuy Hoà (Tỉnh Phú Yên), đây là sân bay lớn với các điều kiện tự nhiên cho phép mở rộng, nâng cấp thành sân bay cấp cao, hiện đạt cấp 4D. Trong tương lai khi hình thành khu kinh tế Vân Phong, sân bay Đông Tác có vai trò lớn, và có nhiều ưu điểm hơn sân bay Cam Ranh về cự ly (sân bay Đông Tác cách khu kinh tế Vân Phong về phía Bắc khoảng 42km, sân bay Cam Ranh cách về phía Nam khoảng 120km).
b. Giao thông khu vực
- Các tuyến đường trung tâm thị xã, thị trấn có mặt cắt tương đối lớn, bình quân lộ giới tuyến đường chính trung tâm thị xã Ninh Hoà, thị trấn Vạn Giã từ 16-20m.
Ngoài ra còn nhiều tuyến chưa có mặt đường, nền đường hẹp và không đồng đều, nhất là các tuyến nội bộ trong khu dân cư, nền đường 10-12m.
- Khu bán đảo Hòn Gốm mới xây dựng tuyến đường Đầm Môn nối QL 1A vào cảng và một số tuyến trong khu vực trung tâm đang tiếp tục được xây dựng (Đường trục chính Đầm Môn, đường Đầm Môn giai đoạn 2, đường ngoài cảng).
Hình 3.3. Sơ đồ hiện trạng hệ thống giao thông khu kinh tế Vân Phong
(Nguồn:[2])
Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi
Hiện trạng các công trình thủy lợi có liên quan đến KKT như sau:
Các công trình cấp nước a/ Khu vực Vạn Ninh
Sông Đồng Điền: các công trình trên sông hiện có:
Đập dâng Đồng Điền tưới 500 ha, thiết kế 900 ha.
Đập dâng Phú Hội tưới và ngăn mặn.Tưới 165 ha, thiết kế 300 ha.
Sông Tô Giang: các công trình trên sông hiện có:
Đập Sổ, đập Suối Song, đập Hải Triều tưới cho 340 ha lúa 2 vụ.
Sông Hiền Lương: các công trình trên sông hiện có:
Đập Vĩnh Huề, đập suối Rễ, tưới cho hơn 500 ha của 2 xã Vạn Phú, Vạn Long.
b/ Khu vực Ninh Hoà
Sông Cái Ninh Hoà (sông Dinh): các công trình cấp nước trên sông hiện có:
Hồ Dư Bàn (trên sông Đá Bàn), hồ Suối Trầu (trên sông suối Trầu), hồ Suối Sim tổng dung tích 86,6 triệu m3.
Hồ Đá Bàn: Được xây dựng từ năm 1978, trên suối Đá Bàn có Flv = 126 km2, đập cao 40m. Hiện tại hồ đang được sửa chữa nâng cấp và kiên cố hóa kênh mương (nguồn vốn của WB).
Wtb = 74,95 .106 m3 Whi = 69,78 .106 m3 Hồ Suối Trầu:
Được xây dựng từ năm 1977 – 1980 trên Suối Trầu có Flv = 58,4 km2với đập đất cao 19,5m có W = 9,81. 106 m3, Ftk = 1.000 ha và bổ sung nước cho đập Sông Cái. Trong những năm qua công trình mới phát huy được: 547ha và bổ sung nước cho hạ lưu. Trong những năm tới cần nâng cấp để đảm bảo tưới theo thiết kế.
Bảng 3.8.Các công trình thuỷ lợi hồ đập hiện trạng trong khu vực
TT Tên
công trình
Diện tích lưu vực
(km2)
Dung tích chứa (1000 m3)
Chiều dài kênh
(m)
Diện tích tưới
(ha)
Nội dung đầu tư xây dựng A Các công trình thuộc huyện Vạn Ninh
1 Hồ bà Bác 3 700 1250 30 Hồ chứa
2 Hồ cây Bứa 3,6 220 1875 70 Hồ chứa
3 Hồ suối Lớn 9,0 800 300 60 Hồ chứa
4 Đập Sổ 16 270
5 Đập suối Sung 25 1625 270
6 Đập Hải Triều 85 2875 97
7 Hồ Hoa Sơn 44 1900 1360 Hồ chứa
8 Hồ Đá Đen 11,5 4200 10000 400 Hồ chứa
9 Hồ Suối Luồng 6,2 600 3950 80
10 Đập Đồng Dưới 63.8 17600 500
11 Đập Vĩnh Huề 63 11250 580
12 Đập suối Rễ 4,1 5750 300
13 Đập Phú Hội 63 4750 210
B Các công trình thuộc huyện Ninh Hoà
15 Hồ Suối Sim 21,8 3190 600 300 Nâng đập kéo
dài kênh
16 Hồ Đá Bàn 126 69700 97.6 9.000 Tu sửa
17 Hồ Suối Trầu 43,5 9810 20000 1.000 Hồ, tràn, kênh
18 Đập Chị Trừ 1750 600 Đập Chị Trừ
19 Đập Bến Bắp 609,0 9125 700 Đập Bến Bắp
(Nguồn:Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hoà. Năm 2014).
3.1.2.3. Hiện trạng môi trường
Hiện trạng môi trường kinh tế - xã hội Công nghiệp
Một số hoạt động công nghiệp chủ yếu như hoạt động sang mạn dầu, sửa chữa tàu biển Huyndai-Vinashin, xi măng Hòn Khói, khai thác và tuyển rửa cát tại Đầm Môn.
Hệ thống đường thủy hiện đang có triển vọng được mở rộng với các dự án xây dựng cảng biển nước sâu. Có một vài cảng nhỏ chủ yếu phục vụ kinh tế địa phương:
Cảng Phú Hội ở Vạn Ninh, tàu 10 tấn có thể cập bến với lượng 100 chiếc/ngày.
Cảng Chào Tai (Vạn Giã) phục vụ ghe tàu tối đa là 8 tấn, sức chứa 80 chiếc/ngày.
Cảng Vạn Lương (Đầm Môn) với tàu 8 tấn trọng tải, có sức chứa 50 chiếc/ngày.
Cảng truyền tải cát ở Đầm Môn có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 3 vạn tấn.
Cảng của nhà máy HYUNDAIVINASHIN phục vụ cho đóng tàu và chữa tàu
Cảng chuyển tải dầu ở cửa vịnh Vân Phong.
Du lịch
Khu lịch đang tập trung xây dựng các làng du lịch ở Hòn Bịp, Hòn Gốm, Dốc Lết. Vịnh Vân Phong - Bến Gội với phong cảnh hoang sơ, hệ động vật biển phong phú, có khả năng phát triển dịch vụ du lịch.
Nông nghiệp
Nông nghiệp dù không đưa lại GDP lớn cho địa phương, nhưng là ngành truyền thống và đảm bảo công ăn việc làm cho một bộ phận lớn cư dân cư trong KKT.
Về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
Đặc biệt, sự phát triển đáng kể của các nghề nuôi biển (nuôi tôm Hùm, cá Mú, cá Hồng trong lồng/bè nổi, nuôi trai ngọc...) trong hàng chục năm trở lại đây đã đem lại những thay đổi đáng kể đời sống cư dân địa phương.
Dân cư
Có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống quanh bờ phía Tây vịnh: Kinh, Hoa, Tày, Raglay,… Chàm và có cả người di cư từ Indônêxia sang.
Dân cư phân bố không đều, đông đúc tại thị trấn Vạn Giã (10.536 người/km2), tại một số xã dọc đường Quốc lộ 1A và các xã ven biển, rất thưa tại xã Vạn Thạnh (36 người/km2). Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 54,8% tổng số dân).
Giáo dục – Y tế
Giáo dục – y tế ở vịnh Vân Phong gặp nhiều khó khăn: nhìn chung dân trí chưa cao, dịch vụ y tế cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Những năm gần đây đị phương đều có kế hoạch đầu tư, nâng cấp theo hướng các trường sẽ đạt chuẩn quốc gia; mỗi xã phường đều có trạm y tế.
Di tích lịch sử văn hóa
Ở vịnh Vân Phong có một số đình chùa loại nhỏ như chùa Giác Hải nằm ở thôn Xuân Tự. Đồng thời vịnh còn có một số địa danh, di tích liên quan đến quá trình cách mạng của dân tộc ta thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ. Các di tích chưa được tu tạo và phát triển đúng tầm vóc của mình.
Các khu vực lưu ý bảo vệ cảnh quan cho du lịch
Khu Sơn Tập – Hoa Sơn, phía Tây xã Đại Lãnh, Vạn Thọ: cảnh quan rừng núi, hồ nước hùng vĩ, thuận tiện cho du lịch rừng núi, nghỉ dưỡng.
Khu Đại Lãnh: bãi biển đẹp.
Khu bán đảo Hòn Gốm, đảo Hòn Lớn: các bán đảo, dãy đảo Hòn Bịp – Hòn Được, bờ biển và vịnh, núi đá, cồn cát, đặc biệt có rừng nguyên sinh ngập mặn Bến Gội (đang có xu hướng bị giảm diện tích) và các làng chài cổ phát triển du lịch sinh thái và môi trường. Đảo Hòn Ông, khu Sơn Đừng, Bãi Thắm, làng chài Khải Lương, bãi Giếng, núi đá tổ chim Yến, các khu vực nuôi ngọc trai, các vùng san hô sống, các núi và đụn cát vàng: dành cho tổ chức du lịch sinh thái, tắm biển. Tuy nhiên, tại đây cũng là khu vực thuận lợi nhất cho phát triển cảng biển trung chuyển quốc tế.
Khu vực Dốc Lết – Mũi Du: thuộc hai phường Ninh Hải, Ninh Thủy: có 10 km bãi biển cát trắng mịn, có làng chài truyền thống, di tích cách mạng Hòn Hèo, có núi Gềnh Nhẩy. Tại đây có thể tổ chức du lịch tham quan, tắm biển, tìm hiểu văn hoá, leo núi...
Hiện trạng môi trường
1- Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ
Nhìn chung môi trường nước biển của vịnh Vân Phong tương đối trong sạch.
Riêng nước biển vùng ven bờ Hòn Trâu là vùng dòng chảy hội tụ rác thải tồn đọng lâu ngày, thối rữa, gây ô nhiễm nặng nguồn nước biển ven bờ mà chưa có biện pháp xử lý. Riêng hàm lượng HC và Coliform tại các trạm đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần cho thấy nước thải ô nhiễm bởi các yếu tố hữu cơ và sinh hoạt.
Hoạt động chuyển tải dầu đem lại nhiều nguy cơ rủi ro. Kết quả giám sát chất lượng nước biển khu vực chuyển tải dầu cho thấy hàm lượng HC, coliform, dầu mỡ trong nước biển khu vực này trong những đợt chuyển tải dầu luôn cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần[13].
2- Hiện trạng môi trường nước mặt
Khu vực hạn chế về nguồn nước ngọt. Kết quả quan trắc năm 2009 và các quý đầu năm 2010 tại các trạm hồ Hoa Sơn, cầu sắt Ninh Hòa cho thấy giá trị pH, DO, TSS, BOD5, COD đều đạt quy chuẩn và ít biến động. Riêng chỉ tiêu coliform đều vượt quy chuẩn, dấu hiệu của ô nhiễm chất hữu cơ và nước thải[13].
3- Hiện trạng môi trường nước ngầm
Nguồn nước ngầm tại khu vực rất hạn chế, chỉ có vài điểm có thể khai thác với quy mô trung bình khoàng 5000m3/ngđ.
Hầu hết các thông số quan trắc đều còn trong tiêu chuẩn cho phép và có xu thế giảm theo thời gian. Các thông số TSS và Mn nằm trong giá trị giới hạn cho phép. Tại một xã của huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa, nước ngầm có hàm lượng Flour khá lớn, dễ dẫn tới các bệnh Flourosis ở xương, răng khi sử dụng nước trong ăn uống.
Hàm lượng HC trong nước ngầm của khu vực này lại rất cao.Hàm lượng Coliform trong nước ngầm ở khu vực bãi chứa hạt NIX cũng như khu vực dân cư đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần và có xu hướng gia tăng.
Về nhiễm mặn, theo tài liệu đo sâu đối xứng và kết quả phân tích thành phần hóa học nước tình trạng nhiễm mặn tại Vân Phong như sau:
+ Khu vực Vạn Ninh: dải nhiễm mặn kéo dài theo bờ biển từ Tu Bông đến thị trấn Vạn Giã với chiều rộng từ 100 đến 1000 m. Diện tích nhiễm mặn khoảng 15 km2.
+ Vùng Ninh Hòa: Diện tích nước ngầm bị nhiễm mặn chiếm khoảng 60 km2, kéo dài từ Hòn Khói về phái Tây nam qua Phường Ninh Hiệp - TX Ninh Hòa đến Ninh Lộc[13].
4- Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn
Các số liệu về chất lượng không khí trong vùng vịnh Vân Phong - Đại Lãnh cho thấy môi trường không khí ở đây còn trong sạch. Riêng khu vực xung quanh nhà máy xi măng Hòn Khói, nồng độ bụi từ 1đến 3mg /m3, gấp 3 đến 10 lần tiêu chuẩn vệ sịnh cho phép song chưa ảnh hưởng đến khu du lịch Dốc Lết.
Môi trường không khí được quan trắc định kỳ tại các trạm quan trắc chất lượng không khí khu vực vịnh Vân Phong tập trung chủ yếu tại các khu đô thị tập trung tại huyện Vạn Ninh và TX. Ninh Hòa và khu dân cư xung quanh nhà máy đóng tàu HVS với tần suất quan trắc: 01 quí/lần.
- Tiếng ồn: Căn cứ vào kết quả quan trắc ở bảng trên cho thấy thông số tiếng ồn tại các trạm quan trắc đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép, dao động từ 61,8 – 83,1 dBA (TCVN 5949: 1998 = 60 dBA)[13].