2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA VIỆT NAM
2.1.1. Trước khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực
* Về kim ngạch xuất khẩu:
Trước năm 1995, Việt Nam kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt được một mức rất nhỏ bé, không đáng kể. Đến năm 1998, quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ bắt đầu phát triển mạnh từ khi hai nước bỡnh thường hoá quan hệ (bắt đầu từ ngày 03/02/1994, Hoa Kỳ tuyờn bố bói bỏ lệnh cấm vận Việt Nam). Trong thời thời kỳ này thương mại song phương vẫn cũn gặp nhiều khú khăn do Việt Nam chưa được hưởng Quy chế tối huệ quốc (MFN), nay là Quan
hệ thương mại bỡnh thường (Normal Trade Relation - NTR ) của Hoa Kỳ, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ vẫn phải chịu mức thuế rất cao so với các nước khác. Tuy vậy, xuất khẩu vào Hoa Kỳ tiếp tục tăng trong những năm qua, đưa thị trường Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 7 của Việt Nam năm 1998.
Theo báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, hiện nay Việt Nam đứng thứ 76 về tổng kim ngạch buôn bán với Hoa Kỳ và đang đứng thứ 71 trong số 229 nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Tỉ trọng Việt Nam trong nhập khẩu của Hoa Kỳ mới khoảng 0,05%, là một con số rất nhỏ so với những quốc gia khác kể cả các quốc gia đang phát triển trong khu vực Châu Á.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ
ĐVT: Triệu USD
Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Xuất khẩu 50, 4 200 319 388 553,4 608,9 821,4 1.052,6 2.394,7
Nguồn: Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ
Năm 2000 xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 821,4 triệu USD, tăng 134,8% so với năm 1999. Đây là mức tăng kỷ lục so với mức bỡnh quõn 10% - 12% trong 5 năm vừa qua.
Năm 2001, là năm tiền đề trước khi Hiệp định thương mại có hiệu lực, thương mại giữa hai nước tăng trưởng khá trong hoàn cảnh kinh tế – thương mại toàn cầu chững lại. Trong quan hệ song phương với Hoa Kỳ, Việt Nam đã tăng lên năm bậc từ vị trí 70 năm 2000 lên đến thứ 66 năm 2001. Trong năm 2001, xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 1052,6 triệu USD so với 821,4 triệu USD của năm 2000(Bảng 2.1). Mặc dù, mức tăng trưởng này đạt được trên cơ sở xuất phát điểm thấp và kim ngạch chưa cao nhưng đây là một tín hiệu tốt, thể hiện
những phản ứng tích cực từ phía các doanh nghiệp đối với các diễn biến trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
* Về cơ cấu hàng xuất khẩu:
Nhìn bề ngoài, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ là không bình thường. Xuất khẩu của nhiều nước đang phát triển khác, đặc biệt là các nước Châu Á, hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ chủ yếu bao gồm hàng công nghiệp chế tạo. Trong trường hợp Việt Nam, hàng công nghiệp chế tạo chỉ chiếm dưới 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Cho đến nay, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm thô, chưa chế biến, đặc biệt là cá, thuỷ sản, cà phê và dầu.
Trước khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, nhiều hàng công nghiệp chế tạo xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam phải chịu mức thuế suất cao hơn từ 5 đến 10 lần so với mức thuế Hoa Kỳ dành cho các quốc gia khác. So sánh cơ cấu hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với cơ cấu xuất khẩu sang Châu Âu, một thị trường có quy mô tương đương và lợi thế so sánh tương tự, cho thấy rằng: việc không tiếp cận được thị trường Hoa Kỳ theo Quy chế tối huệ quốc đã khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ thiên về hàng chưa chế biến.
Bảng 2.2: Thuế suất Tối huệ quốc, thuế suất phổ cập của Hoa Kỳ, tỷ trọng hàng xuất khẩu sang EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ (ĐVT: %)
Hàng hoá Thuế suât MFN
Thuế suất phổ cập
Tỉ trọng hàng XK
sang EU
Tỉ trọng hàng XK sang Nhật
bản
Tỉ trọng hàng XK sang Hoa
Kỳ
Cà phê 2,8 18,2 10,1 2,0 35,4
Dầu 0,2 0,6 0,0 31,6 25,4
Thực phẩm 5,5 19,2 2,4 19,6 11,7
Dệt may 10,3 55,1 0,9 4,7 0,1
May mặc 13,4 68,9 27,1 24,3 7,6
Sản phẩm da 5,6 33,8 18,4 3,6 3,5
Sản phẩm gỗ 2,1 29,4 4,6 4,1 0,3
Hoá chất, cao su,.. 4,3 30,3 20,1 2,1 9,4
Hàng CN chế tạo 3,8 46,7 9,6 0,6 0,5
Tổng 4,9 35,0 24,0 28,7 4,8
Nguồn: Elena Lanchovichina, Will Martin và Emiko Fukase, “Các ảnh hưởng của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ”. Ngân hàng thế giới, tháng 9 năm 20002 [6,49].
Số liệu trong Bảng 2.2 cho thấy, sự chênh lệch giữa thuế suất phổ cập (không theo MFN) với thuế suất theo Quy chế tối huệ quốc đối với hầu hết các sản phẩm chưa chế biến thấp hơn rất nhiều so với chênh lệch đó đối với hàng công nghiệp chế tạo, đặc biệt là những sản phẩm sử dụng nhiều lao động mà Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh mạnh nhất. Ở Châu Âu, nơi Việt Nam đã được hưởng Quy chế tối huệ quốc từ đầu thập niên 90, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam tập trung nhiều vào hàng công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều sức lao động3. Ở Hoa Kỳ, thị trường cho những mặt hàng này thực chất vẫn còn đóng cửa cho mãi đến khi Hiệp định thương mại được ký kết.
2 Mức thuế suất trung bình có thể khác nhau theo phương pháp tính các giá trị trung bình. Ví dụ, giá trị trung bình của các thuế suất đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể thay đối khi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ thay đổi theo thời gian.
3 Một con số cho thấy ảnh hưởng của việc không được hưởng Quy chế tối huệ quốc đáng lưu ý là trong năm 2001, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU nhiều gấp hơn 10 lần so với sang Hoa Kỳ (512 triệu USD so với
Bảng 2.3: Thành phần hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ 1996 – 2002*
Đơn vị tính: 1000 USD Hàng hoá 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
% thay
đổi 2002 Hàng chƣa chế biến 247.042 251.736 390.457 399.352 602.733 819.813 994.284 21 Cá và hải sản 34.066 56.848 94.368 139.535 300.988 478.227 616.029 29
Rau quả 10.064 18.835 26.446 28.840 52.906 50.126 76.000 52
Cà phê 109.445 104.678 142.585 100.250 123.036 76.185 53.060 - 30
Cao su thô 413 2.135 1.767 2.505 5.330 2.807 11.231 300
Dầu mỏ 80.650 34.622 107.374 100.633 88.412 182.798 181.125 - 1
Hàng chưa chế biến khác
12.407 34.618 17.917 27.589 32.061 29.670 56.839 92
Hàng công nghiệp chế tạo
71.995 136.453 162.951 209.601 218.925 232.814 1.400.461 502
Khoáng sản công nghiệp
913 1.648 3.383 4.849 6.670 9.108 19.589 115
Sản phẩm kim loại 81 183 792 3.091 3.226 3.538 8.382 137
Hàng điện tử 81 225 298 608 603 1.338 4.952 270
Đồ gỗ 264 437 1.193 3.697 9.186 13.427 80.441 499
Hàng du lịch 365 473 625 1.265 1.606 897 49.534 5.422
Hàng may mặc 23.755 26.009 28.462 36.152 47.427 48.174 900.473 1.769 Dày dép 39.169 97.644 114.917 145.775 124.871 132.195 224.825 70 Hàng công nghiệp
chế tạo khác
1.151 1.717 947 1.518 4.527 2.981 28.238 847
Hàng hoá khác 6.216 8.117 12.334 12.646 20.809 21.156 84.027 297
Tổng 319.037 388.189 553.408 608.953 821.658 1.052.626 2.394.745 128
* Tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam Nguồn: Số liệu USITC thu thập từ Bộ thương mại Hoa Kỳ [6,51]