3.1. NHỮNG DỰ BÁO LIÊN QUAN ĐẾN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
3.1.1. Dự báo về môi trường xuất khẩu của Việt Nam
(1) Trong những năm đầu của thế kỷ 21, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, nhất là cách mạng công nghệ thông tin…một mặt sẽ làm cho sản phẩm đưa ra thị trường ngày càng đa dạng, phong phú, các sản phẩm sạch, có hàm lượng chất xám cao sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường, chu kỳ sống của sản phẩm sẽ được rút ngắn. Mặt khác, làm cho tính năng động trong kinh doanh xuất nhập khẩu phải cao hơn, các khách hàng có thể tìm thấy bất kỳ thông tin nào về sản phẩm và người sản xuất thông qua mạng Internet…
(2) Sự phát triển của khoa học và công nghệ sẽ làm thay đổi tỷ trọng của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo hướng tăng tỷ trọng các ngành kinh tế dịch vụ. Đồng thời, các quan hệ kinh tế, thương mại cũng sẽ thay đổi theo hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa. Các định chế toàn cầu sẽ là cơ sở cho việc xây dựng các định chế khu vực và kéo theo nó là sự cải cách, điều chỉnh thể chế của các quốc gia cho phù hợp với định chế toàn cầu trên nhiều lĩnh vực, trong lĩnh vực thương mại là các định chế của WTO.
Các chuyên gia dự báo kinh tế cho rằng, trong những năm tới không gian kinh tế, thương mại ngày càng được mở rộng, biên giới kinh tế giữa các quốc gia
sẽ bị mờ nhạt dần. Vòng đàm phán mới của WTO sẽ thúc đẩy hơn nữa tự do hóa thương mại và sự phát triển nhanh của thương mại điện tử sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường và thương mại quốc tế. Sự phát triển của các thương hiệu toàn cầu sẽ thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các quốc gia trong việc tiêu dùng và sử dụng các sản phẩm có cùng công dụng. Bên cạnh đó, thu nhập tăng lên, trình độ hiểu biết của người dân được nâng cao và có khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin, khiến nhu cầu ngày càng đa dang và phong phú. Xu hướng này là cơ sở và là không gian hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới, là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường thế giới.
(3) Năm 2004 kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng so với năm 2003, trong đó kinh tế Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Châu Á phục hồi mạnh. Theo dự báo của WB kinh tế khu vực Đông Á tăng 6% và Hoa Kỳ có thể tăng 4,5 – 5%, cao hơn nhiều so với dự đoán 2,5% hồi đầu năm và năm 2004 giá trị thương mại toàn cầu tăng khoảng 4%. Tăng trưởng thương mại toàn cầu đến năm 2010 sẽ đạt 7,5% - 8%/năm. Tăng nhu cầu nhập khẩu ở một số thị trường lớn như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia,....(Tốc độ tăng nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể chỉ đạt 6,3%/năm của giai đoạn 1991 – 2000) do vậy, giá một số mặt hàng trên thị trường thế giới có chiều hướng tăng như: thủy sản, cao su, cà phê, thép, dầu thô, xăng dầu, phân bón, sản phẩm từ dầu mỏ, tân dược, hạt điều, đường, phôi thép, nhựa nguyờn liệu, hoỏ chất…đồng thời giỏ giảm ở cỏc mặt hàng: u rờ, gạo…
(4) Việc Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với nhiều thay đổi mạnh mẽ về cơ chế, chính sách, tác động đáng kể đến hoạt động ngoại thương nước ta, làm chậm lại mức tăng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam (nhất là nông sản) và cạnh tranh gay gắt với hàng
của Việt Nam (dệt may, giầy dép, thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm điện tử, máy tính...) trên thị trường khu vực và thế giới.
(5) Hoa Kỳ đang muốn phát triển quan hệ kinh tế với Việt Nam, đồng thời ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO. Hiện nay, phớa Hoa Kỳ đó thụng qua Chương trỡnh hỗ trợ kỹ thuật thực thi Hiệp định thương mại trị giá 7,96 triệu USD thực hiện từ 2001 - 2004. Có khả năng phía Hoa Kỳ sẽ gia hạn thờm cho chương trỡnh này 1-2 năm nữa. Sự kiện WTO cũng làm thay đổi đáng kể tương quan thương mại giữa Hoa Kỳ và các nước bạn hàng, một số lượng đơn hàng của Hoa Kỳ đó chuyển dịch sang một số nước trong đó có Việt Nam, mở ra cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam.
(6) Mặc dù còn có thể có tranh chấp thương mại hoặc trừng phạt lẫn nhau gây cản trở tới thương mại quốc tế, nhưng các chuyên gia dự báo đều khẳng định rằng môi trường thương mại quốc tế sẽ ngày càng thuận lợi hơn và cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn ở cả ba cấp độ: nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa.
3.1.1.2. Tình hình trong nước
* Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX đã ra Nghị quyết 07/NQ-TW, ngày 27 tháng 11 năm 2001 về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
* Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Theo sự nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế: Hiệp định thương mại sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
* Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 22/2002/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2000 về chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 – 2010. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã xác định:
- Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 – 2010, nhất là xuất khẩu phải là chiến lược tăng tốc trên nhiều lĩnh vực, phải có những khâu đột phá với những bước đi vững chắc. Mục tiêu của thời kỳ này là tiếp tục chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu, tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao để xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoài tệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực.
Bảng 3.1: Định hướng tỷ trọng các thị trường xuất khẩu
ĐVT: %
THỊ TRƯỜNG TỶ TRỌNG NĂM 2000 TỶ TRỌNG NĂM 2010
CHÂU Á 57 – 60 46 – 50
Nhật Bản 15 – 16 17 – 18
Asean 23 – 25 15 – 16
Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông 16 – 18 14 – 16
CHÂU ÂU 26 – 27 27 – 30
EU 21 – 22 25 – 27
SNG và Đông Âu 1,5 – 2 3 – 5
BẮC MỸ (chủ yếu là Mỹ) 5 – 6 15 – 20
Australia và NeWzealand 3 – 5 5 – 7
Các khu vực khác 2 2 – 3
(Nguồn: Đinh Văn Thành (2001), Dự báo thị trường hàng hóa thế giới và triển vọng xuất khẩu của Việt Nam năm 2010, Đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp
Nhà nước, đề tài nhánh số 3, Bộ thương mại, Hà nội)
- Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 – 2010 phải đạt mức tăng trưởng bình quân 15%/năm trở lên.
Đến năm 2005, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là 28.355 triệu USD, xuất khẩu dịch vụ là 4.023 triệu USD; tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong GDP là 75,7%. Đến năm 2010 con số tương đương: 54.594 triệu USD, 8091 triệu USD và 103,5%. Chú trọng nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng từng sản phẩm xuất khẩu, giảm xuất khẩu hàng chế biến thô, tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu bằng công nghệ mới; giảm gia công, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sử dụng nguyên vật liệu chất lượng cao trong nước với công nghệ tiên tiến.
- Sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu đa dạng của thị trường thế giới, đặc biệt là yêu cầu về chất lượng, mẫu mã hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá phải hình thành được các thị trường chính, chủ lực và tập trung khả năng mở rộng thị trường này, đồng thời chủ động mở rộng sang thị trường khác theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá quann hệ buôn bán, phải có đối sách với từng loại thị trường và từng bước giảm dần xuất khẩu qua các thị trường trung gian. Định hướng chung là tận dụng mọi khả năng để duy trì tỷ trọng xuất khẩu hợp lý vào các thị trường đã có ở Châu Á, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường có sức mua lớn như: Hoa Kỳ, Tây Âu, Trung Quốc; thâm nhập, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu vào các thị trường Đông Âu, Nga, SNG và khu vực Châu Mỹ, Châu Phi.