2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA VIỆT NAM
2.1.2. Sau khi Hiệp thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực
Năm 2002, tổng kim ngạch buụn bỏn Việt Nam - Hoa Kỳ đạt gần 2,4 tỷ USD (Bảng 2.3) tăng hơn hai lần so với mức 1 tỷ USD của năm 2001 khi bắt đầu thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
Năm 2002 là cũng năm đầu tiên sau Hiệp định Thương mại, kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ tăng gấp đôi trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10%. Trên thực tế, khoảng 90% gia tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2002 là do sự tăng trưởng của xuất khẩu sang Hoa Kỳ. éỏng chỳ ý nhất là việc bựng nổ xuất khẩu hàng may mặc vào Hoa Kỳ, hiện đó tăng gấp 18 lần trong năm 2002.
Mặc dù có vụ kiện cá tra, basa và hạn ngạch hàng dệt, nhưng kim ngạch Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ 6 tháng đầu năm 2003 đó đạt 2,03 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 345,567 triệu USD và Hoa Kỳ đó trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam [28].
Đây là sự đánh dấu sự thay đổi về chế độ thương mại của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam, hàng Việt Nam được hưởng quy chế MFN với mức thuế suất thấp hơn nhiều so với mức thuế suất phổ thông.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ là 975 triệu USD, trở thành nước xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất vào thị trường này và trở thành nước cung ứng lớn thứ 20. Trong năm 2002 là các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trước đây vào thị trường Hoa Kỳ 4 như áo sơ mi, quần âu của nam/bé trai, áo sơ mi, quần và Juýp nữ bằng chất liệu bông, áo complê, áo khoác và áo len tiếp tục có kim ngạch tăng, đồng thời cơ cấu xuất khẩu cũng đa dạng hơn xuất
khẩu áo khoác ngoài, áo jacket, áo len, váy các loại với nhiều chất liệu khác nhau ngoài bông như len, sợi nhân tạo, lụa và các chất liệu khác. Hàng dệt thoi (HS 62) cũng có sự gia tăng về tỷ trọng và phong phú về chủng loại mặt hàng xuất khẩu hơn.
Bảng 2.4: Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ theo mặt hàng ĐVT: Triệu USD
TT TÊN MẶT HÀNG 2001 THÁNG 1-
10/2001
THÁNG 1- 10/2002
MỨC TĂNG TRƯỞNG (USD)
MỨC TĂNG TRƯỞNG (%)
1. Hàng dệt may 47,5 36,2 674,8 638,6 1764,71
2. Hải sản 482,4 416,2 549,2 133,0 32,0
3. Giày dép các loại 114,2 89,6 156,5 66,9 74,7
4. Dầu thô 225,2 201,8 121,7 - 80,1 - 39,7
5. Hạt điều 44,1 32,1 57,1 25,0 77,9
6. Sản phẩm gỗ 16,1 12,2 33,5 21,3 174,6
7. Cà phê 60,0 48,0 28,2 - 19,8 - 41,3
8. Thủ công mỹ nghệ 19,2 15,7 26,0 10,3 65,6
9. Hạt tiêu 5,4 5,3 15,0 9,7 183,0
10. Cao su 2,1 1,5 7,6 6,1 406,7
11. Gạo 7,2 6,8 5,7 - 1,1 - 16,2
12. Hàng rau quả 2,0 1,9 4,7 2,8 147,4
13. Sản phẩm nhựa 1,5 1,1 3,2 2,1 190,9
14. Máy vi tính, linh kiện điện tử
0,011 0,011 2,2 2,189 19900,0
15. Chè 0,8 0,6 1,4 0,8 133,3
16. Xe đạp và phụ tùng 0,017 0,004 1,2 1,196 29900,0
17. Hàng hoá khác 36,6 26,8 144,0 117,2 437,3
TỔNG 1.052,6 897,2 1.834,1 936,9 104,4
Nguồn: Vụ kế hoạch – thống kê, Bộ Thương mại [17, 9]
Qua Bảng 2.4 cho thấy mặt hàng hải sản vẫn là một trong những mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, 10 tháng đầu năm 2002 đạt 549,2 triệu USD tăng 32,0% so với cùng kỳ 2001 tuy nhiên đã tụt xuống vị trí thứ hai. Trong khi đó, xuất khẩu hàng dệt may tăng mạnh, 10 tháng đầu năm 2002 tăng tới 1764,1% so với cùng kỳ năm 2001, đạt mức 674,8 triệu USD vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ.
Nguyên nhân của mức tăng cao này là do hàng dệt may được hưởng mức thuế tối huệ quốc (MFN). Hàng dày dép cũng được hưởng mức thuế MFN nên 10 tháng đầu năm 2002 xuất khẩu đạt mức tăng trưởng 74,7% so với cùng kỳ năm 2001, đạt 156,5 triệu USD.
Những nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong năm 2003 có kim ngạch từ 4 - 5 triệu USD trở nên (ngoài dầu khí và sản phẩm dầu khí và những nhóm hàng đó nờu ở cỏc mục trờn) gồm: nhúm hàng mỏy và bộ phận mỏy (chủ yếu là mỏy in mực jet), máy và thiết bị điện (chủ yếu là động cơ điện, thiết bị âm thanh, đèn điện), các sản phẩm gốm chủ yếu là gốm trang trí, các loại đồ chơi và trũ chơi, phương tiện vận tải, nhựa và các sản phẩm nhựa (chủ yếu bao túi nhựa), các dụng cụ kim loại như thỡa, dĩa, dao, kộo ... ; cỏc mặt hàng bằng gang thộp, rổ, rỏ, làn, giỏ, sọt làm bằng song, mõy, tre, cúi, lỏ ...;
kớnh và cỏc mặt hàng thuỷ tinh, mỏy ảnh, ụng kớnh mỏy ảnh và phụ tựng.
Xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2003 đạt trên 150 triệu USD (không kể đồ nội thất không phải là gỗ), tăng khoảng 160% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, Việt Nam là một trong 20 nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất lớn nhất vào Hoa Kỳ [30]. Xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng nhanh do cỏc nguyờn nhõn: Thuế nhập khẩu giảm mạnh do hiệu lực của BTA trung bỡnh từ 50% - 55% xuống cũn 0% - 3%; Nhập khẩu đồ gỗ từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ tăng mạnh và chiếm thị phần lớn trong những năm
qua dẫn đến sức ép giảm nhập khẩu từ Trung Quốc; Hơn nữa, bản thân các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ cũng không muốn quá phụ thuộc vào nguồn cung cấp hàng của Trung Quốc, do vậy họ có xu hướng chuyển sang tỡm thờm nguồn hàng từ những nước khác trong đó có Việt Nam. Năng lực cung ứng hàng đồ gỗ của Việt Nam được tăng cường đỏng kể.
Những nhúm hàng trờn có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cao, trong khoảng từ 40% - 400%. Có một số mặt hàng vừa có kim ngạch khá và tốc độ tăng trưởng cao. Kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng này vào Hoa Kỳ nói chung rất lớn. Do vậy, cơ hội cho Việt Nam tăng xuất khẩu các mặt hàng này vào Hoa Kỳ trong những năm tới rất lớn và hoàn toàn phụ thuộc và năng lực cung ứng và cạnh tranh của Việt Nam. Điều đó thể hiện ở bảng sau đây:
Bảng 2.5: Xuất khẩu một số hàng cụng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2003
ĐVT: triệu USD
MẶT HÀNG Năm 2003
Mỏy và bộ phận mỏy 66,8
Máy & thiết bị điện, thiết bị thu phát hỡnh và õm thanh... 30,2
Sản phẩm gốm sứ 21,2
Đồ chơi, trũ chơi, dụng cụ thể thao 11,9
Sản phẩm nhựa 11,3
Phương tiện vận tải và phụ tùng 13,1
Các mặt hàng làm bằng gỗ (ngoài đồ gỗ nội thất) 9,5
Cỏc sản phẩm làm từ gang, thộp 6,2
Mỏy ảnh, ống kớnh mỏy ảnh và linh kiện 5,8
Rổ, rỏ, làn, giỏ, sọt làm từ mõy, tre, cúi, lỏ ... 5,2 Đồ kim khí gia dụng và dụng cụ kim khớ cầm tay 5,4
Kính và đồ thuỷ tinh 4,7
Nguồn: Vụ kế hoạch – thống kê, Bộ Thương mại
Năm 2003, ngành thương mại Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, với kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với mức gần 2,4 tỷ USD năm 2002. Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2003 đạt gần 6 tỷ USD (theo số liệu của Hải quan Mỹ) [28], một con số ít người dám nghĩ tới trước khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực 2 năm về trước.
Một trong những nột mới trong xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ là nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đó bắt đầu tăng nhanh. Một số sản phẩm chế tạo, như máy in phun, thiết bị điện, thiết bị âm thanh, phương tiện vận tải, và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, như gốm trang trí, đồ chơi, đồ dùng nhà bếp, mây tre "Made in Vietnam" đó xuất hiện trong cỏc siờu thị Hoa Kỳ.
Thị trường Hoa Kỳ hứa hẹn nhiều tiềm năng nhưng cũng đặt ra rất nhiều thỏch thức cho hàng hoá Việt Nam. Các công ty Việt Nam mới chỉ thực sự thâm nhập thị trường Hoa Kỳ từ năm 2002, trong khi các đối thủ cạnh tranh đó cú hệ thống bạn hàng nhập khẩu và phõn phối lõu đời tại thị trường này.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế nhưng cũng phải nhìn nhận một cách khách quan là đến nay hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã có những tiến bộ vượt bậc, cả về kim ngạch, cơ cấu hàng xuất khẩu và thị phần.