Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt được những kết quả như trên là nhờ vào những lý do sau:
- Do kinh tế thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng phục hồi và phỏt triển sau khủng hoảng kinh tế do hậu quả 9/11 để lại, tăng nhu cầu nhập khẩu đó làm tăng giá và khối lượng buôn bán toàn cầu, đồng thời tác động trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.
- Chính sách đầu tư và phát huy nội lực của Nhà nước đó cú tỏc dụng tích cực, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản phát triển (giá trị sản lượng ngành công nghiệp và xây dựng năm 2003 tăng 15% so với năm 2002), đồng thời góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng dần hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm, nhất là nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Năm 2003, nhiều mặt hàng của ta đó khẳng định dần về chất lượng và được thị trường thế giới ưa chuộng như gạo, nhân điều, cà phê, thuỷ sản, hàng dệt may, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng, dây điện và cáp điện…
- Khối doanh nghiệp FDI có tốc độ tăng trưởng cao (+26,6%) và chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu (tỷ trọng tăng 3% so với năm 2002).
- Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu năm 2003 và các cơ chế, chính sách khuyến khích xuất khẩu được triển khai khá tích cực và phát huy tác dụng, đặc biệt là thực hiện tốt: Hiệp định dệt may với Hoa Kỳ, hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu,...
- Chính phủ, Bộ Thương mại cùng các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp Việt Nam đó chủ động, linh hoạt có nhiều biện pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Chính phủ dẫn đầu nhiều Đoàn công tác cùng các doanh nghiệp khảo sát phát triển thị trường; xử lý, thỏo gỡ kịp thời cỏc vướng mắc, công tác xúc tiến thương mại được chú trọng hơn,…
* Một số tồn tại:
Mặc dù hoạt động nhập khẩu của nước ta trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng cũng còn không ít tồn tại, khó khăn đang đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất nhập khẩu, cụ thể:
Thứ 1, chính sách thương mại của Việt Nam còn nhiều bất cập:
- Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam là sự kết hợp giữa khuyến khích xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế chính sách và hoạt động thương mại trong thời gian qua cho thấy chiến lược thay thế nhập khẩu vẫn được thể hiện một cách rõ ràng hơn. Nhà nước khuyến khích nhập khẩu các hàng hoá là nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong khi tỷ trọng hàng tiêu dùng ngày càng giảm. Chính sách bảo hộ có lúc còn sử dụng tràn lan, làm cho người tiêu dùng phải trả giá đắt khi mua hàng hoá, tình trạng buôn lậu gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn yếu kém,…trong
cơ cấu hàng hoá xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm thô chiếm tỷ trọng chủ yếu.
- Trong thời gian qua mặc dù đó từng bước được cải cách và hoàn thiện, nhưng hiện nay chính sách thuế vẫn cũn nhiều vướng mắc cần tiếp tục cải cách, sửa đổi cho phù hợp với xu rhế hội nhập quốc tế mà cụ thể cỏc nguyờn tắc của WTO.
Hệ thống chớnh sỏch thuế hiện nay vẫn cũn phức tạp và thiếu tớnh ổn định.Việc thường xuyên thay đổi trong chính sách thuế, thuế suất xuất nhập khẩu còn cao, quy định không rừ ràng về phạm vi của cỏc sắc thuế và trong một sắc thuế cú quỏ nhiều thuế suất, nhiều chế độ ưu đói, miễn giảm khác nhau đó cản trở quỏ trỡnh hội nhập quốc tế trờn cỏc phương diện: khuyến khích xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Việc quy định các sắc thuế thiếu tính rừ ràng, cũn lẫn lộn trong chức năng của từng sắc thuế, thể hiện ở phạm vi của đối tượng chịu thuế, các mức thuế suất quá cao vỡ gặp nhiều loại thuế trong một sắc thuế. Thuế tiờu thụ đặc biệt cũn được sử dụng cho chức năng bảo hộ sản xuất trong nước, nên có sự phân biệt đối xử giữa một số mặt hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước (như ô tô, thuốc lá…) dẫn đến vi phạm nguyên tắc của WTO. Mặt khác, có một số mặt hàng tiêu dùng có tính chất xa xỉ lại không thuộc diện điều chỉnh của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, nên trong biểu thuế nhập khẩu đang được áp dụng mức thuế suất cao, tạo sự hiểu lầm của dư luận quốc tế về thuế nhập khẩu không phù hợp thông lệ quốc tế.
Hệ thống chính sách thuế được xây dựng để phục vụ nhiều mục tiêu trong từng sắc thuế, làm mất đi tính trung lập – một yếu tố dẫn tới hiệu quả trong phân bổ nguồn lực. Có nhiều mục tiêu trong chính sách thuế không thống nhất với nhau, do đó nếu đạt được mục tiêu này thỡ lại gõy thiệt hại tới mục tiờu khỏc.
Một số mặt hàng thuế nhập khẩu quỏ cao sẽ kớch thớch sản xuất hàng húa thay thế hàng nhập khẩu; đồng thời cũng sẽ chiếm mất nguồn vốn, lao động, công nghệ của những hoạt động sản xuất hàng hóa khác có hiệu quả cao hơn. Việc kết hợp các mục tiêu của chính sách xó hội trong cỏc sắc thuế xột về khớa cạnh xó hội là tốt, tuy nhiờn nú thực sự làm chớnh sỏch thuế trở nờn phức tạp, tạo ra sự bất bỡnh đẳng trong kinh doanh, ảnh hưởng đến sự minh bạch của hệ thống thuế.
Thứ 2, cơ cấu hàng nhập khẩu chƣa thật phù hợp với điều kiện mới:
Mặc dù tỷ trọng của hàng chế biến sâu trong cơ cấu hàng xuất khẩu trong thời gian qua có xu hướng tăng, nhưng vẫn còn chiếm khoảng gần nửa tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, chúng ta vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu các sản phẩm thô như dầu thô, hàng sơ chế, sản phẩm nông nghiệp. Trong số sản phẩm công nghiệp chế tạo, hàng gia công còn chiếm tỷ trọng lớn, nhất là những sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật công nghệ, giá trị gia tăng cao còn chiếm tỉ lệ nhỏ. Khả năng cạnh tranh của phần lớn hàng hoá còn thấp, chất lượng, mẫu mã, bao bì chưa phù hợp với đòi hỏi khắt khe của thị trường.
Thứ 3, cơ cấu nhập khẩu chƣa hợp lý
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức nếu dựa chủ yếu vào yếu tố lao động để tăng xuất khẩu sẽ không đảm bảo cho xuất khẩu tăng trưởng và ổn định. Nhập khẩu nguyên liệu vẫn chiếm khoảng trên 65%
trong tổng giá trị nhập khẩu, cho thấy sự phụ thuộc khá lớn vào nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ cho sản xuất trong nước. Việc nhập khẩu một khối lượng lớn hàng nguyên nhiên liệu chứng tỏ về bản chất nền kinh tế nước ta chưa có khả năng tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị tăng cao, mà vẫn phổ biến là một nền kinh tế chủ yếu thực hiện gia công, lắp ráp các sản phẩm đơn giản. Việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu chỉ mới mang ý nghĩa tích cực trong việc tạo ra công
ăn việc làm, chưa thay đổi được về căn bản hiện trạng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, cũng như chưa tạo lập được những ngành công nghiệp gắn kết với nhau để cùng hướng về xuất khẩu và tạo ra giá trị gia tăng ngày càng lớn.
Thứ 4, sự hiểu biết về thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Nhà nước, bao gồm cả các cơ quan quản lý trong nước và cơ quan đại diện tại Hoa Kỳ, chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho các doanh nghiệp, ngược lại nhiều doanh nghiệp còn ỷ lại, trông chờ Nhà nước và thụ động chờ khách hàng, chưa tích cực tìm kiếm thị trường và khách hàng.
Hiện nay, nhiều chủng loại hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ vẫn phải thông qua trung gian hoặc dưới dạng gia công do chưa có thương hiệu hoặc thương hiệu chưa đủ mạnh. Mặt khác, kiến thức của các doanh nghiệp Việt Nam về việc đăng ký và bảo vệ thương hiệu tại thị trường Hoa Kỳ cũn rất hạn chế.
Thứ 5, hệ thống quản lý và phương thức quản lý chậm thay đổi
Bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại tuy đã có nhiều cố gắng theo sát tình hình thực tế những nhìn chung thì hoạt động của toàn hệ thống còn thụ động và trì trệ. Xuất khẩu thiếu những định hướng rõ ràng và dài hạn ở tầm vĩ mô. Sự phối hợp giữa các bộ ngành địa phương, giữa các định chế quản lý đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn lỏng lẻo, có khi triệt tiêu nhau, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp, cán bộ quản lý có trình độ còn thiếu và yếu. Tại những quốc gia phát triển như Nhật bản, Hàn Quốc,….đều chính sách các tổ chức xúc tiến xuất khẩu độc lập, các tổ chức này có trách nhiệm hỗ trợ tối đa cho các nhà xuất khẩu trên cơ sở phi lợi nhuận. Qua đó, nhà xuất khẩu có thể thu thập được nhiều
thông tin hữu ích về thị trường nước ngoài, về bạn hàng nhập khẩu,…ở Việt Nam chưa có được những tổ chức hoạt động có hiệu quả như thế, nên nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện được quyền mà Chính phủ đã trao cho họ, chỉ vì hạn chế về hiểu biết thị trường nước ngoài do thiếu thông tin, về nghiệp vụ ngoại thương.
Kết luận chương 2
Trong thời gian qua hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ có những bước chuyển biến tích cực. Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh đã có uy tín, vị trí nhất định trên thị trường và được người dân Hoa Kỳ tín nhiệm, tiêu dùng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được thì vẫn đang còn không ít những tồn tại yếu kém. Do vậy, trong điều kiện hiện tại nhằm hỗ trợ cho sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế, cũng như phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững.
Nhà nước và các Bộ, Ngành cần thiết phải có các chính sách, chiến lược hỗ trợ đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của các nguồn lực. Điều này cũng đồng nghĩa với sự trợ giúp của Nhà nước đối với các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh trên cơ sở cải thiện nâng cao chất lượng các yếu tố đầu vào, lợi thế so sánh của quốc gia. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay sự trợ giúp này hoàn toàn được chấp nhận và không gặp sự phản đối của các nước như đối với những vấn đề về bảo hộ bằng hàng rào thuế quan, phi thuế quan hoặc là trợ cấp xuất khẩu. Đồng thời, các chính sách của Việt Nam cần được phân tích thường xuyên để có những cải thiện, bổ sung kịp thời theo hướng tích cực cho phù hợp với tình hình thực tế.
CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
THỜI KỲ ĐẾN 2010