Dự báo thuận lợi (cơ hội) và khó khăn (thách thức) đối với hoạt động

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 74 - 80)

3.1. NHỮNG DỰ BÁO LIÊN QUAN ĐẾN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

3.1.2. Dự báo thuận lợi (cơ hội) và khó khăn (thách thức) đối với hoạt động

3.1.2.1. Những thuận lợi (cơ hội)

Một là, Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ, tuy còn có những vẫn đề nhạy cảm, song tiếp tục được củng cố và đang phát triển theo chiều hướng tích cực.

Hai là, Hoa Kỳ là một thị trường lớn đối với nhiều mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu.

- Hiện tại, nông nghiệp và công nghiệp chỉ chiếm khoảng 20% tổng GDP của Hoa Kỳ. Tỷ trọng này vẫn đang có xu hướng giảm để nhường chỗ cho các ngành dịch vụ. Mặt khác, chi phí sản xuất ở Hoa Kỳ ngày càng tăng, cho nên ngày càng nhiều các nhà sản xuất Hoa Kỳ đặt gia công sản phẩm và/hoặc bán thành phẩm ở nước ngoài, hoặc thay vỡ cho trực tiếp sản xuất, họ trở thành cỏc cụng ty thương mại đặt hàng sản xuất ở nước ngoài nhập về cung ứng cho hệ thống khách hàng truyền thống của mỡnh tại Hoa Kỳ. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ tiếp tục tăng.

- Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ rất đa dạng. Chủng tộc và văn hóa đa dạng dẫn đến nhu cầu và tập quán tiêu dùng cũng đa dạng. Thu nhập bỡnh quõn đầu người cao, song chênh lệch thu nhập rất lớn. Số dân nhập cư vào Hoa Kỳ hiện nay mỗi năm tới trên 1 triệu người và ngày ngày càng tăng, trong đó phần đông là những người lao động chân tay có thu nhập thấp. Yếu tố thu nhập và dân số này dẫn đến thị trường có nhu cầu cả về hàng cao cấp đắt tiền lẫn hàng bỡnh dõn rẻ tiền.

Ba là, tiềm lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế đó được nâng cao một bước. Cơ cấu xuất khẩu cũng đang có những chuyển dịch tích cực theo hướng đa dạng hóa chủng loại mặt hàng và tăng tỷ trọng hàng chế biến và chế tạo. Việt Nam đó trở thành nước xuất khẩu

hàng đầu thế giới đối với một số mặt hàng. Nhiều mặt hàng xuất khẩu mới xuất hiện với kim ngạch tăng nhanh.

Bốn là, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) đó và đang phát huy hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam đó quen và hiểu hơn thị trường Hoa Kỳ và đã có những kinh nghiệm ban đầu, từ đó có cách tiếp cận phù hợp và có hiệu quả hơn với thị trường này. Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đang quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam và có hướng chuyển sang mua một phần hàng từ Việt Nam thay vỡ từ cỏc thị trường khác trong khu vực.

Năm là, hơn một triệu người Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ là thị trường đáng kể, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm và là cầu nối rất tốt để đưa hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường này.

3.1.2.2. Những khó khăn (thách thức)

Thứ nhất, sức ép cạnh tranh xuất khẩu vào Hoa Kỳ ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Đây là một thị trường rộng lớn, do vậy, cả thế giới hướng vào thị trường này. Việt Nam chỉ mới thực sự thâm nhập thị trường Hoa Kỳ kể từ năm 2002 sau khi BTA có hiệu lực, trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của ta đó cú hệ thống bạn hàng nhập khẩu và phõn phối tại thị trường này từ rất lâu. Trung Quốc là một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường này đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay như: dệt may, giầy dép, hải sản, thủ công mỹ nghệ, nông sản... Việc Trung Quốc gia nhập WTO và sự tăng trưởng nhanh kim ngạch buôn bán giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong mấy năm qua và trong các năm tới cũng đang đặt ra cho Việt Nam thêm những thách thức to lớn trong việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.

Thứ 2, tuy Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) đó và đang phát huy hiệu quả, song Việt Nam vẫn đang đứng trước một số bất lợi về thâm nhập thị trường. Trước khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực vào tháng 12 năm 2001, hàng của Việt Nam xuất khẩu vào nước này phải chịu mức thuế phân biệt đối xử (Non-MFN), cao hơn nhiều lần so với mức thuế tối huệ quốc (MFN). Đến nay, mặc dù Việt Nam đó được hưởng mức thuế MFN, song một số mặt hàng của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ vẫn phải chịu mức thuế cao hơn so với hàng cùng loại nhập từ một số nước khác, do những nguyên nhân sau:

- Việt Nam vẫn chưa được hưởng mức thuế ưu đói GSP của Hoa Kỳ dành cho cỏc nước đang phát triển. Hiện nay, có khoảng 3.500 loại sản phẩm từ trên 140 nước và vùng lónh thổ được hưởng GSP của Hoa Kỳ - tức là được nhập khẩu miễn thuế vào Hoa Kỳ. Và những nước được hưởng GSP là những nước đang phát triển. Phần lớn những nước này có cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như Việt Nam, trong đó, có nhiều nước có trỡnh độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam như Thái lan, Malaixia, Philipin, Inđônêsia ….

- Hiện tại, có 24 nước trong khu vực lũng chảo Caribê được hưởng ưu đói thương mại theo Luật Sáng kiến Khu vực Lũng chảo Caribờ; 4 nước thuộc khu vực Adean được hưởng ưu đói thương mại theo Luật ưu đói thương mại Adean;

gần 40 nước Châu Phi được hưởng ưu đói thương mại theo Luật Cơ hội cho Phát triển Châu Phi. Đại đa số các mặt hàng nhập khẩu từ những nước này vào Hoa Kỳ được miễn thuế hoặc được hưởng mức thuế thấp hơn mức thuế MFN rất nhiều.

Những nước nói trên cũng là những nước đang phát triển và kém phát triển có cơ cấu hàng xuất khẩu khá tương tự như Việt Nam.

Thứ 3, các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa của Hoa Kỳ đang có chiều hướng gia tăng. Một số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ có tốc độ tăng trưởng nhanh đó và đang vấp phải sự cản trở của những chính sách bảo hộ này. Hàng dệt may phải chịu hạn ngạch từ 1 tháng 5 năm 2003 với mức thấp hơn nhiều so với năng lực xuất khẩu của ta. Phi lê cá Tra và Basa đang phải chịu thuế chống bán phá giá từ 37% đến 64%. Tôm đông lạnh và đóng hộp cũng đang bị kiện bán phá giá.

- Hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm cao và không ít trường hợp cao quá mức cần thiết. Đối với một số loại thực phẩm (ví dụ thực phẩm có hàm lượng axít thấp), các cơ sở sản xuất phải đăng ký cơ sở và qui trỡnh sản xuất với Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Hàng thực phẩm phải được FDA kiểm tra trước khi được phép nhập khẩu vào thị trường. Rất nhiều mặt hàng nông sản và của Việt Nam phải xin giấy phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Ngoài ra, các cơ sở sản xuất cũn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về lao động và môi trường, mà thực chất cũng là các hàng rào bảo hộ mậu dịch.

- Các biện pháp chống khủng bố được ban hành sau vụ 11/9 cũng tạo thêm những rào cản mới đối với xuất khẩu vào Hoa Kỳ nói chung, trong đó có hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Sáng kiến về an ninh container (Container Security Initiatives); qui định đăng ký cơ sở sản xuất, chế biến và kho chứa thực phẩm, và thông báo trước khi hàng đến với FDA làm phát sinh chi phí xuất khẩu vào nước này.

Thứ 4, khó khăn nẩy sinh từ phía Việt Nam.

- Việt Nam chưa phải là thành viên WTO, một số mặt hàng của Việt Nam phải chịu mức thuế cao hơn so với hàng cùng loại nhập từ những nước được hưởng ưu đói thương mại của Hoa Kỳ và môi trường đầu tư tại Việt Nam chưa

thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư Hoa Kỳ là những lý do cỏc doanh nghiệp Hoa Kỳ chưa quan tâm đầu tư sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu trở lại Hoa Kỳ.

- Hệ thống pháp luật thương mại của Hoa Kỳ rất phức tạp và chồng chéo.

Hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chịu sự điều tiết của nhiều Luật khác nhau và cả Luật liên bang lẫn Luật bang. Trong khi đó sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến thương mại nói chung và nhập khẩu vào Hoa Kỳ nói riêng cũn rất hạn hẹp.

- Khó khăn trong thanh toán. Do mới có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp Hoa Kỳ nên các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường yêu cầu thanh toán theo phương thức L/C at sight không hủy ngang. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ hoặc do không quen với phương thức thanh toán này hoặc thích sử dụng các phương thức thanh toán khác như (D/A, D/P...) vừa thuận tiện, đỡ tốn kém và ít rủi ro hơn. Ví dụ, theo phương thức L/C at sight, người nhập khẩu thường phải thanh toán tiền hàng trước khi hàng đến, trong khi đó hàng thực phẩm phải được FDA kiểm tra trước khi cho phép nhập vào thị trường. Do vậy, người nhập hàng rất ngại thanh toán bằng L/C at sight vỡ sợ khụng đũi lại được tiền hàng trong trường hợp hàng không được FDA cho phép nhập khẩu.

- Cước phí và thời gian vận tải hàng từ Việt Nam sang Hoa Kỳ thường cao hơn và lâu hơn so với từ các nước khác đến Hoa Kỳ, do khoảng cách địa lý xa và chưa có tuyến vận tải biển hoặc hàng không trực tiếp giữa hai nước. Ví dụ, hiện nay, cước phí vận tải biển từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cao hơn từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ khoảng 15%-20%. Cước phí cao và thời gian vận tải dài là bất lợi rất khó khắc phục đối với hàng cồng kềnh và/hoặc trị giá thấp (ví dụ như đồ gỗ đó lắp rỏp thành thành phẩm, hàng làm từ mõy, tre, lỏ) hoặc cỏc hàng tươi sống (ví dụ như rau và hoa quả tươi) ….

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)