2.1. Mục tiêu chung
Từ việc nghiên cứu thực trạng về tình hình sản xuất lúa Tái Sinh, tiến hành đánh giá hiệu quả sản xuất lúa Tái Sinh, trên cơ sở đó đề xuất những định hướng phát triển sản xuất lúa trong thời gian tới đối với huyện Lệ Thủy.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình sản xuất lúa ở vùng trọng điểm lúa của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Tìm hiểu thực trạng phát triển sản xuất lúa Tái sinh trên địa bàn huyện.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa Tái sinh so với vụ Hè Thu trên cùng 1 chân đất và vai trò tạo thu nhập của sản xuất lúa tái sinh đối với nông hộ.
2.3. Nội dung nghiên cứu
1. Tình hình sản xuất lúa của huyện gồm các chỉ tiêu: diện tích, năng suất, sản lượng, số hộ, tổng thu và thu nhập.
- Cả năm toàn huyện phân theo các xã trọng điểm lúa năm 2014.
- Cả năm toàn huyện từ năm 2012-2014.
- Vụ Đông Xuân toàn huyện từ năm 2012 đến năm 2014.
- Vụ Hè Thu toàn huyện từ năm 2012 đến năm 2014.
- Cả năm toàn huyện phân theo hình thức canh tác (gieo thẳng, lúa tái sinh) năm 2014.
2. Thực trạng sản xuất lúa tái sinh huyện gồm các nội dung sau:
- Lịch sử, quá trình sản xuất lúa tái sinh ở địa phương.
- Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Tái Sinh toàn huyện từ năm 2010 đến năm 2014.
- Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Tái Sinh toàn huyện phân theo xã trọng điểm lúa trong năm 2014.
- Diện tích, năng suất, sản lượng, số hộ sản xuất lúa Tái Sinh của các xã nghiên cứu trong năm 2014.
- Diện tích, năng suất, sản lượng, số hộ lúa Tái Sinh toàn huyện phân theo giống trong năm 2014.
- Diện tích, năng suất, sản lượng, số hộ lúa Tái Sinh toàn huyện phân theo chân đất trong năm 2014.
3. Hiệu quả của hình thức sản xuất lúa Tái sinh gồm các nội dung sau Hiệu quả kinh tế
Tiến hành nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Tái Sinh trên 2 chân đất (vùng ruộng cạn, đất xấu; vùng ruộng sâu, đất tốt) gồm:
- Tính hiệu quả/đơn vị diện tích; hiệu quả/đồng vốn cho sản xuất lúa Tái Sinh và Hè Thu trên cùng diện tích.
- So sánh các chỉ số hiệu quả kinh tế trên của lúa Tái Sinh với Hè Thu trên cùng 1 diện tích.
Hiệu quả xã hội: Thu nhập từ lúa Tái sinh của nông hộ, phân công lại lao động, cơ hội đa dạng thu nhập.
Hiệu quả khác: Thích ứng với lũ lụt, tiết kiệm sử dụng nước và vật tư gây ô nhiểm môi trường.
2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Điểm và mẫu hộ nghiên cứu
Xã Phong Thủy, Lộc Thủy và Phú Thủy được lựa chọn để ngiên cứu. Đây là 3 xã có điều kiện sản xuất lúa và sản xuất lúa Tái sinh mang tính đại diện tại huyện Lệ Thủy.
Chọn hộ: Chọn 90 hộ ngẫu nhiên trong các nông hộ sản xuất lúa Tái Sinh với các giống lúa phổ biến nhất để sản xuất lúa Tái Sinh (mỗi xã bình quân 30 hộ.
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
Thông tin, dữ liệu dùng để phân tích trong nghiên cứu này được thu thập từ các nguồn: số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
a, Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp của huyện Lệ Thủy và 3 xã nghiên cứu về các nội dung sau:
- Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội các năm từ năm 2012-2014.
- Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp cắc năm từ năm 2012-2014.
- Niên giám thống kê các năm từ năm 2012-2014.
- Báo cáo chuyên đề về sản xuất lúa Tái Sinh gần đây.
- Các tài liệu khác có liên quan.
b, Thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua một số các công cụ chính sau:
- Phỏng vấn người am hiểu về tình hình sản xuất lúa; thực trạng phát triển sản xuất lúa Tái Sinh...
Ở huyện: 1 cán bộ thuộc trạm khuyến nông, 2 cán bộ thuộc phòng nông nghiệp huyện (1 lãnh đạo phòng và 1 cán bộ phụ trách lĩnh vực trồng trọt)
Ở xã: cán bộ phụ trách về nông nghiệp, cán bộ cốt cán của xã, chủ tịch hội nông dân, chủ tịch hội phụ nữ của ba xã Phong Thủy, Lộc Thủy và Phú Thủy.
- Thảo luận nhóm nông dân
Tiến hành thảo luận nhóm, đối tượng là những người nông dân của các thôn được chọn điều tra. Nhằm thu thập những thông tin chung về hiệu quả của sản xuất lúa tái sinh, cả tích cực và tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường.
Mỗi xã 1 nhóm thảo luận (1 nhóm từ 6-7 người).
- Phỏng vấn hộ
Nguồn thông tin được thu thập thông qua bảng phỏng vấn bán cấu trúc có sử dụng phiếu câu hỏi nhằm điều tra về thông tin của hộ như tên, tuổi, địa chỉ, trình độ văn hóa, loại hộ, nhân khẩu, lao động; nguồn thu nhập của hộ trong năm 2014; diện tích sản xuất nông nghiệp, diện tích trồng lúa của vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ Tái sinh; điều kiện tưới tiêu; tình hình sản xuất lúa của hộ năm 2014 về diện tích, năng suất, sản lượng, giống, loại đất; các chi phí và thu nhập từ sản xuất lúa Hè Thu, Tái sinh, Đông Xuân có sản xuất Tái sinh và Đông Xuân có sản xuất Hè Thu và các ý kiến của hộ về hiệu quả sản xuất lúa Tái sinh và kế hoạch sản xuất trong thời gian tới...
2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Nghiên cứu này sử dụng hai phương pháp phân tích: Phân tích định tính và phân tích định lượng nhằm phân tích thực trạng, và hiệu quả của hình thức sản xuất lúa tái sinh.
Tất cả các số liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý bằng các phép tính trên phần mềm Excel.
Phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế:
1- Tổng thu = Năng suất x đơn giá x diện tích (VNĐ) 2- Chi phí vật chất (bao gồm cả thuê công lao động) 3- Chi phí công lao động (lao động gia đình)
4- Lãi gộp/thu nhập = Tổng thu – Chi phí vật chất (bao gồm cả thuê công lao động)
5- Lãi ròng/lợi nhuận = Tổng thu – Chi phí vật chất – chi phí công lao động gia đình
6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
- Lợi nhuận so với chi phí sản xuất (%) = (Lợi nhuận/Tổng chi phí)x100%
Tỷ số này cho biết lợi nhuận thu được bao nhiêu phần trăm so với tổng chi phí bỏ ra.
- Lợi nhuận so với tổng doanh thu (%) = (Lợi nhuận/Tổng doanh thu)x100%
Tỷ số này cho biết lợi nhuận thu được bao nhiêu phần trăm so với tổng doanh thu.