Đặc điểm nông hộ trồng lúa tại các xã điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tái sinh ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 64 - 68)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đặc điểm nông hộ trồng lúa tại các xã điều tra

Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn qua bảng hỏi khảo sát của 90 hộ tại 3 xã nghiên cứu về một số đặc điểm nông hộ. Kết quả của phỏng vấn kết hợp với sự quan sát, phát hiện khi trực tiếp làm việc với hộ thu được những thông tin sau:

Bảng 3-10: Đặc điểm nông hộ của các xã nghiên cứu

Chỉ tiêu ĐVT

Phong

Thủy

Xã Lộc Thủy

Xã Phú Thủy

Toàn mẫu

Số khẩu/hộ Người 4,8 4,5 5,1 4,9

Bình quân lao động/hộ Người 3,1 3,0 3,2 3,1

Lao động NN/hộ Người 1,9 1,9 2,0 1,93

Chủ hộ có trình độ VH C1 % 3,0 1,0

Chủ hộ có trình độ VH C2 % 70,0 56,7 63,3 63,33

Chủ hộ có trình độ VH C3 % 30,0 43,3 33,7 35,7

Diện tích đất nông nghiệp/hộ m2 9.600 15.067 50.383 25.017

Diện tích lúa/hộ m2 4.800 7.533 6.000 6.111

Diện tích trồng cây khác/hộ m2 37.833 12.611

Diện tích thủy sản/hộ m2 550 183,3

Thu từ trồng lúa/hộ/năm Tr.đồng 31,8 49,0 32,9 37,9 Thu nhập cây khác/hộ/năm Tr.đồng 2,4 0,7 17,9 7,0 Thu từ chăn nuôi/hộ/hộ/năm Tr.đồng 4,2 7,4 26,0 12,53

Thu từ thủy sản/hộ/năm Tr.đồng 4,8 1,6

Thu khác/hộ/năm Tr.đồng 30,2 27,2 25,9 59,1

Tổng thu/hộ/năm Tr.đồng 68,6 84,3 107,5 118,13

(Nguồn phỏng vấn hộ năm 2014)

Qua bảng 3-10, ta thấy sự thay đổi đáng kể trước hết là độ tuổi lao động trong nông thôn ngày càng cao so với bình quân chung của độ tuổi lao động xã hội (nam từ 18 đến 60, nữ từ 18 đến 55). Nghiên cứu cho thấy rằng bình quân tuổi chủ hộ trong vùng nghiên cứu là 49,2 tuổi, điều này cho thấy rằng lao động trong nông nghiệp hiện nay thường là những người lớn tuổi.

Bình quân toàn xã theo phiếu điều tra có 1,0% số hộ có trình độ cấp 1.

Phần lớn các hộ nông dân có trình độ văn hóa thấp có độ tuổi đã lớn không còn sức lao động và thuộc diện hộ nghèo. Có 35,7% số hộ trong toàn xã có trình độ văn hóa cấp 3, trong đó, xã Phong Thủy có tỷ lệ 30,0%, xã Lộc Thủy có tỷ lệ 43,3%, xã Phú Thủy có 33,7%. Tỷ lệ hộ nông dân có trình độ văn hóa cấp 2 khá cao chiếm 63,3%, chỉ tiêu này cho thấy lực lượng sản xuất nông nghiệp có trình độ văn hoá không cao. Một phần do độ tuổi lao động cao, một phần do hạn chế về trình độ văn hoá nên lực lượng lao động này không có những cơ hội để chuyển đổi nghề nghịêp khác và phải gắn bó với sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp. Cũng từ kết quả khảo sát cho thấy trình độ văn hoá của chủ hộ có liên quan lớn đến hoạt động tổ chức sản xuất và kinh doanh cũng như phát triển kinh tế hộ gia đình.

Bình quân nhân khẩu/hộ trong vùng nghiên cứu là 4,9 khẩu, chỉ tiêu này thấp hơn nhiều so với trước đây, qua tìm hiểu thì hộ gia đình ở đây thường tồn tại 3 thê hệ. Số lao động trong hộ trung bình là 3,1 lao động, lao động trong nông nghiệp trung bình 1,43 lao động.

Khi thực hiện quá trình chuyển đổi chung trong kinh tế thị trường, việc khuyến khích phát triển nhiều thành phần kinh tế và đa dạng hóa nguồn thu nhập, đặc biệt là việc thay đổi tỷ trọng kinh tế giữa các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ thì khu vực nông thôn nói chung và khu vực kinh tế HTX NN nói riêng cũng có những sự thay đổi lớn về lao động, độ tuổi lao động, thu nhập... Trước hết phải nói rằng nông thôn chính là khu vực cung cấp một lực lượng lao động lớn cho các ngành kinh tế khác như công nghiệp,

thương mại, dịch vụ; khu vực nông thôn cũng đang từng bước có những sự thay đổi như cơ cấu lại sản xuất, cơ cấu lao động trong nông nghiệp theo hướng tối đa hoá các nguồn lực và cải thiện thu nhập trong nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, một lực lượng lao động lớn nông thôn mà phần lớn là lao động trẻ, lao động có trình độ văn hoá cao đã có sự di cư lao động tại các vùng và lĩnh vực kinh tế khác có thu nhập cao hơn; họ ngày càng ít hoặc không còn gắn bó với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đây cũng là xu hướng phát triển chung không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước đang phát triển trên thế giới.

Nhân khẩu, lao động và đất đai là các yếu tố liên quan đến năng lực sản xuất và phát triển kinh tế hộ gia đình; sự tác động của các yếu tố còn ảnh hưởng lớn đến loại hộ nghèo và không nghèo trong nông thôn.

Về nguồn thu nhập của hộ: các hộ gia đình có nguồn thu rất đa dạng.

Ngoài nguồn thu nhập về chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp các hộ còn có nhiều nguồn thu khác như: thu nhập từ lương của một số thành viên trong gia đình, thu nhập từ các việc làm thêm khác v.v. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy, từ khi khí chuyển đổi từ lúa Hè Thu sang sản xuất lúa Tái sinh người nông dân có nhiều thời gian rãnh rỗi để làm thêm nhiều công việc khác, tăng thu nhập.

3.3.2. Sản xuất lúa và lúa Tái sinh ở nông hộ:

Từ kết quả phỏng vấn hộ ở 3 xã nghiên cứu, ta có số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu, Tái sinh và cả năm của nông hộ ở các xã nghiên cứu và bình quân của 3 xã như sau:

Bảng 3-11: DT, NS, SL lúa nông hộ ở 3 xã nghiên cứu

Chỉ tiêu ĐVT

Phong Thủy

Lộc Thủy

Phú Thủy

Toàn Mẫu

Diện tích ĐX /hộ m2 4.800 7.530 6.000 6.111

Năng suất ĐX Tạ/ha 70,47 71,67 67,19 69,78

Sản lượng ĐX/hộ Tấn 3,382 5,399 4,027 4,266

Năng suất HT/hộ Tạ/ha 49,81 49,58 45,83 48,40

Diện tích TS/hộ m2 4.800 7.530 6.000 6.111

Năng suất TS/hộ Tạ/ha 39,95±1,24 36,84±1,20 24,45±4,05 33,75±2,16

Sản lượng TS/hộ Tấn 1.918 2.775 1.465 2.053

Diện tích cả năm/hộ m2 9.600 15.100 12.000 1.220 Năng suất cả

năm/hộ

Tạ/ha 55,20 54,25 45,81

51,75 Sản lượng cả

năm/hộ

Tấn 5,300 8,174 5,492

6,314 (Nguồn: phỏng vấn hộ 2014)

- Diện tích bình quân hộ trong 1 xã = tổng diện tích (m2) của các hộ điều tra chia (:) số hộ điều tra trong 1 xã (m2/hộ);

- Năng suất bình quân chung cho 1 ha của 1 xã = cộng dồn sản lượng lúa của tất cả các hộ điều tra thành mức tổng sản lượng sau đó chia (:) cho tổng diện tích cộng dồn của các hộ điều tra tương ứng trong 1 xã (tạ/ha)

- Sản lượng/hộ trong 1 xã điều tra = diện tích bình quân của hộ nhân (x) năng suất bình quân (tấn)

- Kết quả tính toán toàn mẫu điều tra: Lấy kết quả tính toán của từng xã cộng lại rồi chia số xã khảo sát.

Qua bảng 3-11, ta thấy diện tích bình quân sản xuất lúa của các hộ nghiên cứu ở các xã có sự chênh lệch nhau. Diện tích bình quân cả năm của các hộ nghiên cứu là 1.220 m2/hộ. Trong đó, diện tích bình quân của hộ ở xã Lộc Thủy lớn nhất (15.100 m2/hộ/năm); xã Phong Thủy ít nhất (9.600 m2/hộ/năm).

Năng suất bình quân cả năm của các xã nghiên cứu là 51,75 tạ/ha, trong đó xã Phong Thủy là lớn nhất (55,20 tạ/ha), thấp nhất là xã Phú Thủy (45,81 tạ/ha). Đặc biệt năng suất lúa Tái sinh của xã Phú Thủy là 24,45 tạ/ha, thấp nhất trong các xã nghiên cứu và có độ lệch chuẩn rất lớn là ±4,05. Điều này được cán bộ nông nghiệp xã Phú Thủy, chủ nhiệm HTX Văn Xá và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lệ Thủy cho rằng năng suất lúa Tái sinh ở xã Phú Thủy có sự chênh lệch giữa các vùng rất lớn, do sự đầu tư và kỹ thuật chăm sóc lúa Tái sinh khác nhau, đặc biệt là điều kiện đất đai để sản xuất lúa khác nhau.

Nhiều vùng không chủ động được nước tưới, chất đất xấu mà người dân vẫn tự ý làm lúa Tái sinh, không làm Hè Thu nên năng suất lúa Tái sinh thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tái sinh ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)