Ý kiến đánh giá sản xuất lúa Tái sinh của nông hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tái sinh ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 82 - 88)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Ý kiến đánh giá sản xuất lúa Tái sinh của nông hộ

Qua tìm hiểu các hộ nông dân sản xuất lúa tại 3 xã nghiên cứu về các nội dung liên quan đến hiệu quả sản xuất lúa Tái sinh so với vụ Hè Thu, tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra, khảo sát như sau:

Bảng 4-18: Ý kiến của nông hộ về hiệu quả sản xuất lúa TS so với vụ HT

Nội dung đánh giá Thang đánh giá

Tỷ lệ hộ trả lời (%)

Lộc Thủy

Phong

Thủy

Phú Thủy

Toàn mẫu

Chi phí sản xuất lúa TS so với Hè Thu.

Tăng

Không đổi 16,7 5,6

Giảm 100,0 100,0 83,7 94,4 Thu nhập lúa TS so với vụ

Hè Thu

Tăng 100,0 100,0 66,7 88,9

Giảm 33,3 11,1

Không đổi Tạo thu nhập từ hoạt động

khác

Có 90,0 80,0 83,3 84,4

Không 10,0 20,0 16,7 15,6

Giảm thiệt hại do sâu bệnh so với HT

Có 80,0 96,7 90,0 88,9

Không 20,0 3,3 10,0 11,1

Có thêm thời gian giải trí Có 80,0 90,0 66,7 78,9

Không 20,0 10,0 33,3 21,1

Giảm lượng phân bón có lợi cho môi trường

Có 93,3 96,7 83,3 91,1

Không 6,7 3,3 16,7 8,9

Giảm thuốc bảo vệ thực vật so với HT

Có 96,7 90,0 86,7 91,1

Không 3,3 10,0 13,3 8,9

Giảm thời gian ruộng lúa ngâm nước so với HT

Có 93,3 86,7 100,0 93,3

Không 6,7 13,3 - 6,7

Học sinh có thời gian học tập Có 90,0 93,3 83,3 88,9

Không 10,0 6,7 16,7 11,1

Giảm vốn đầu tư so với HT

Có 93,3 90,0 83,3 88,9

Không 6,7 10,0 16,7 11,1

(Nguồn: phỏng vấn hộ năm 2014)

Qua bảng 3-18, ta thấy khi được hỏi những câu hỏi liên quan đến hiệu quả sản xuất lúa Tái sinh ở nông hộ thì được phần đa số hộ trả lời và đánh giá rất cao về hiệu quả sản xuất lúa Tái sinh. Chằng hạn như: câu hỏi chi phí sản xuất lúa Tái sinh như thế nào so với vụ Hè Thu thì có 94,4% số hộ trả lời giảm bởi vì sản xuất lúa Tái sinh tiết kiệm được công lao động trong gia đình, không có chi phí giống, làm đất; ít chi phí vật tư v.v. Về thu nhập lúa Tái sinh so với vụ Hè Thu như thế nào thì có 88,9% số hộ trả lời có tăng lên. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng, thu nhập lúa Tái sinh tăng lên so với Hè Thu nguyên nhân chủ yếu là do năng suất lúa Tái sinh được cải thiện qua các năm, các chi phí đầu vào giảm so với vụ Hè Thu. Sản xuất lúa Tái sinh có tạo thêm thu nhập từ các hoạt động không, có 84,4% số hộ trả lời có thu nhập thêm từ các hoạt động khác, lý do các hộ đưa ra là sản xuất lỳa Tỏi sinh chỉ mất thời gian từ 45-50 ngày, bằng ẵ thời gian sản xuất lúa Hè Thu, mặt khác trong thời gian sản xuất lúa Tái sinh, người nông dân không tốn công sức, có thời gian để làm việc thêm, tăng thu nhập ngay cả trước và sau khi thu hoạch vụ Tái sinh. Sản xuất lúa Tái sinh có giảm được thiệt hại do sâu bệnh không, thì có tới 88,9% số hộ trả lời có; có thời gian giải trí không, có 78,9% số hộ trả lời có; có giảm được lượng phân bón vào môi trường không, có 91,1% trả lời có; có giảm thuốc BVTV không, có 91,1% trả lời có; có giảm được thời gian ruộng ngâm nước không, có 93,3% trả lời có, học sinh có thời gian học tập không, có 88,9% trả lời có; có giảm vốn đầu tư so với vụ Hè Thu không, có 88,9% trả lời có.

Một vài ý kiến của người dân liên quan đến sản xuất lúa Tái sinh được tổng hợp lại như sau:

Ông Nguyễn Văn Lộc, một xã viên HTX Thượng Phong, xã Phong Thủy nói, sản xuất lúa Tái sinh rất phù hợp với địa phương tôi, chi phí ít nhưng ăn chắc. Chúng tôi sẽ sản xuất theo hình thức này chứ không làm vụ Hè Thu.

Ông Nguyễn Đăng An, một xã viên HTX Tuy lộc, xã Lộc Thủy khi được hỏi về hiệu quả sản xuất lúa Tái sinh nói, ruộng của chúng tôi nằm ở vị trí thấp

nhất so với toàn huyện, trước đây sản xuất Hè Thu hay bị lũ lụt, nhưng từ khi làm Tái sinh thu hoạch sớm nên không bị ảnh hưởng, mặt khác chi phí làm Tái sinh ít mà năng suất tương đối, đạt gần 80-90% năng suất làm vụ Hè Thu trước đây.

Ông Nguyễn Văn Quyền, một xã viên của HTX Văn Xá, xã Phú Thủy nói, diện tích sản xuất của tôi trước đây làm vụ Hè Thu nhưng không có lời và thường bị chuột phá hoại, hai năm trở lại đây tôi để lúa Tái sinh mặc dù năng suất thấp nhưng vẫn có ăn.

Đối với người dân đang sản xuất trên chân ruộng 2 vụ (sản xuất lúa tái sinh cho năng suất thấp) của xã Phú Thủy: Họ cũng bày tỏ quan điểm tán thành với việc sản xuất lúa tái sinh ở một số xã như hiện nay. Nhìn thấy những hiệu quả từ sản xuất lúa tái sinh mang lại cho người nông dân, họ cũng mong muốn được chuyển sang làm lúa tái sinh, có 60% số người được hỏi cho rằng sản xuất lúa tái sinh phù hợp với gia đình họ hơn sản xuất lúa Hè Thu. Mặc dù, đất đai không có độ màu cao, ruộng không trũng như các vùng xung quanh khác nhưng theo họ làm lúa tái sinh vẫn có hiệu quả hơn. Khi được hỏi về chủ trương của huyện sắp tới về việc đưa người dân các vùng có sản xuất lúa Tái Sinh quay lại làm vụ Hè Thu, trên 80 % người dân HTX Văn Xá, xã Phú Thủy không đồng tình, 20% còn lại tán thành. Họ đồng tình vì nếu sản xuất Hè Thu trên diện rộng sẽ bớt rủi ro hơn đặc biệt là rủi ro do chuột, nhưng huyện cũng phải hỗ trợ người dân nhiều hơn về giống, thuốc diệt chuột, đặc biệt là khi mất mùa. Số còn lại không đồng tình vì họ đang muốn chuyển sang làm lúa tái sinh, theo họ dù sao làm lúa tái sinh vẫn có lợi hơn đối với bản thân người nông dân.

Về kế hoạch và những lý do chuyển đổi sản xuất lúa Hè Thu sang sản xuất lúa Tái sinh của các hộ nông dân ở 3 xã nghiên cứu như sau:

Bảng 3-19: Ý kiến của nông hộ về kế hoạch lúa Tái sinh và lý do chuyển đổi từ lúa HT sang t lúa TS

Nội dung đánh giá Thang đánh giá

Tỷ lệ hộ trả lời (%)

Lộc Thủy (n=30)

Phong

Thủy (n=30)

Xã Phú Thủy (n=30)

Toàn mẫu (n=90)

Kế hoạch sản xuất năm tới

Tăng

Giảm 33,3 11,1

Không đổi 100,0 100,0 66,7 88,9

Phát triển lúa Tái sinh phù hợp với chủ

trương của địa phương không

Có 100 100 66,67 88,89

Không 33,33 11,11

Lý do chuyển đổi từ sản xuất lúa Hè Thu sang sản xuất lúa Tái sinh

Đầu tư ít hơn 100 100 100 100

Thời gian ngắn hơn 100 100 100 100 Ít sâu bệnh, chuột

phá hoại

83,33 90 83,33 85,56

Cày ải sớm, ruộng không bị trầm canh

100 100 100 100

Sản phẩm gạo sạch, ít thuốc BVTV.

83,33 90 83,33 85,56

Giảm công lao động 90 83,33 90 87,78 (Nguồn: phỏng vấn hộ năm 2014) Từ bảng 3-19, ta thấy khi được hỏi về kế hoạch sản xuất lúa Tái sinh trong thời gian tới của các hộ, thì có 89,9% số hộ trả lời không thay đổi, còn 11,1% trả lời giảm. Trong đó, 100% số hộ trả lời tiếp tục giữ nguyên sản xuất lúa Tái sinh tập trung tại 2 xã Phong Thủy và Lộc Thủy bởi vì sản xuất lúa Tái sinh tại hai xã

này cho hiệu quả hơn sản xuất lúa Tái sinh và năng suất của các hộ đồng đều nhau, chênh lệch không đáng kể. Các hộ trả lời kế hoạch sản xuất lúa Tái sinh giảm trong thời gian tới tập trung ở xã Phú Thủy. Lý do năng suất lúa Tái sinh giữa các hộ không giống nhau và có sự chênh lệch rất lớn, nhiều hộ có năng suất lúa Tái sinh đạt rất thấp dưới 20 tạ/ha, thậm chí dưới 15 tạ/ha. Do đó so với vụ Hè Thu thì vụ Tái sinh ở các hộ này không hiệu quả bằng.

Phát triển lúa Tái sinh có phù hợp với chủ trương của địa phương không thì có 88,89% trả lời có, còn 11,11% trả lời không phù hợp. Số hộ trả lời có tập trung ở xã Phong Thủy và Lộc thủy, số hộ trả lời không phù hợp tập trung ở xã Phú Thủy. Như vậy, sản xuất lúa Tái sinh tại xã Phú Thủy người dân mang tính tự phát, không theo định hướng phát triển của huyện, dẫn đến hiệu sản xuất đưa lại không đạt theo mong muốn.

Từ kết quả trên ta thấy rằng, người dân của 3 xã nghiên cứu rất thích sản xuất lúa tái sinh bởi một số lý do sau:

Thứ nhất, sản xuất lúa tái sinh tốn ít chi phí, ít thời gian và ít công sức, ít rủi ro nhưng năng suất ổn định hơn Hè Thu nên lợi nhuận cao.

Thứ hai, nó phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương: đất tốt, độ màu cao, ruộng trũng nên vụ Hè Thu dễ bị thiệt hại do lũ sớm vào tháng 9 và bị chuột phá hoại mạnh suốt thời kỳ từ khi cây lúa trổ bông đến thu hoạch.

Thứ ba, gạo lúa tái sinh có chất lượng cao và an toàn hơn do không sử dụng các loại thuốc BVTV.

Thứ tư, thời gian rỗi vụ dài, gần 6 tháng nên người dân yên tâm tham gia các hoạt động sản xuất khác tăng thu nhập, nâng cao đời sống gia đình.

Họ còn có thể tham gia sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể xã hội, từ đó nâng cao nhận thức.

Thứ năm, Giảm áp lực về thời vụ Đông Xuân nên tránh được thiệt hại vụ Đông Xuân; có thời gian cải tạo đồng ruộng như làm đất, làm công tác thủy lợi nội đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tái sinh ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)