Hiệu quả về mặt xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tái sinh ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 75 - 81)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Kết quả quả sản xuất lúa và lúa Tái sinh tại Lệ Thủy

3.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội

Ngoài hiệu quả kinh tế thì hiệu quả về mặt xã hội của hình thức sản xuất nông nghiệp cũng không kém phần quan trọng. Nó là tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một xã hội. Hình thức sản xuất lúa tái sinh sau hơn 10 năm được áp dụng trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã đưa lại những hiệu quả về mặt xã hội đáng trân trọng.

a. Thu nhập lúa Tái sinh của nông hộ:

Huyện Lệ Thủy nói chung và các xã nghiên cứu nói riêng có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp của huyện, cây trồng chủ lực vẫn là cây lúa. Thu nhập trồng lúa có vai trò rất quan trọng đối với người nông dân, ngoài đảm bảo an ninh lương thực ra, nó còn giúp cho một số hộ nông dân giải quyết nhiều công việc khác trong gia đình như sửa sang nhà cửa, sắm sửa đồ đạc, vật dung trong gia đình, đóng tiền học phí cho con đi học v.v. Thu nhập lúa của hộ phụ thuộc rất nhiều vào quy mô diện tích sản xuất lúa của hộ, năng suất cây trồng, các chi phí đầu vào sản xuất v.v. Qua kết quả điều

tra, tính toán, chúng tôi đưa ra bình quân thu nhập từ lúa của các hộ sản xuất ở 3 xã nghiên cứu như ở bảng 4-16.

Bảng 3-16: Thu nhập lúa Tái sinh của nông hộ 3 xã nghiên cứu (1000 đồng)

Chỉ tiêu

Phong Thủy

Lộc Thủy

Phú Thủy

Toàn Mẫu Thu nhập lúa ĐX (hộ/năm) 11.265 16.356 11.006 12.875 Thu nhập lúa TS (hộ/năm) 8.770 12.161 4.923 8.618 Thu nhập lúa cả năm

(hộ/năm) 20.034 28.517 15.929 21.493

Tỷ trọng thu nhập lúa TS so

với thu nhập lúa cả năm (%) 43,8 42,6 30,9 40,1

(Nguồn phỏng vấn hộ năm 2014)

Qua bảng 3-17, ta thấy tổng thu nhập lúa cả năm của toàn mẫu nghiên cứu là 21.493.000 đ/hộ, trong đó xã thu nhập lúa cả năm của xã Lộc Thủy là lớn nhất 28.517.000 đồng/hộ, cao hơn xã Phong Thủy là 8.483.000 đồng/hộ, cao hơn xã Phú Thủy là 12.588.000 đồng.

Tỷ trọng thu nhập bình quân lúa Tái sinh so với thu nhập trồng lúa cả năm của các hộ là rất lớn, chiếm 40,1%, thấp hơn tỷ trọng thu nhập lúa Tái sinh của xã Phong Thủy là 3,7%, thấp hơn xã Lộc Thủy là 2,5%, cao hơn xã Phú Thủy là 0,2%.

Theo ý kiến các hộ điều tra tại các xã nghiên cứu thì từ khi sản xuất lúa Tái sinh thì thu nhập gia đình rất ổn định, không bấp bênh như lúa Hè Thu do đó đời sống của người dân được cải thiện, có tích lũy, con cái trong gia đình được đi học. Có nhiều thời gian rổi để đi làm những công việc khác.

b. Các hiệu quả về mặt xã hội khác.

Sản xuất lúa Tái sinh là một hình thức sản xuất vụ Hè Thu mới thay vì sản xuất vụ Hè Thu như trước đây. Thời gian sản xuất lúa Tái sinh ngắn 45-50 ngày, chỉ bằng 1/2 sản xuất vụ Hè Thu. Vì vậy nên thời gian rỗi vụ rất dài khoảng 6 tháng. Trong thời gian này người dân có thể tham gia nhiều hoạt động sản xuất khác để tăng thu nhập: có 84,4% số hộ xã Lộc Thủy, Phong Thủy và Phú Thủy có các hoạt động sản xuất khác ngoài sản xuất lúa, trong đó hoạt động đi làm ăn xa chiếm ưu thế ( khoảng 30% ) số hộ tham gia mà chủ yếu là thanh niên. Ngoài ra, người dân còn phát triển các nghề phụ khác như trồng trọt thêm trong vườn, chăn nuôi, dịch vụ nhỏ, làm thợ xây. Đặc biệt ở xã Phú Thủy người dân có thời gian để phát triển trồng rừng.

Bên cạnh đó, sản xuất lúa tái sinh tốn rất ít thời gian và công sức, người dân chỉ cần bón phân cho lúa 1-2 lần, sau đó một thời gian họ chỉ cần thu hoạch và phơi; trong lúc đó, sản xuất vụ Hè Thu tốn nhiều thời gian và có nhiều khâu yêu cầu cần sức lực như gieo, làm đất, nhiều khâu lại cần sự tỷ mỉ cần cù như dặm, làm cỏ, công tác thủy lợi.

Ngoài ra, với thời gian sản xuất rút ngắn, lúa Tái sinh sẽ ít bị rủi ro hơn.

Lý do là nó tránh được những tác động của hiện tượng thời tiết bất lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay như: hạn hán, lũ lụt. đặc biệt là nạn chuột phá hoại. Vụ Hè thu năm 2010, bị mất trắng hơn 500 ha lúa do chuột phá hoại (phòng NN&PTNT huyện)

Sản xuất lúa Tái sinh đem lại thu nhập cao hơn cho người nông dân, ngoài ra còn có thêm thu nhập từ các hoạt động khác, từ đó đời sống vật chất và tinh thần cũng được nâng cao. Con em của các gia đình thuần nông trong độ tuổi đến trường được đi học đạt 100%, số con em học các trường trung học, đại học và cao đẳng trong cả nước tăng lên rõ rệt theo hằng năm. Người dân cũng ngày càng quan tâm hơn đến đời sống văn hóa, tinh thần: Trên địa bàn xã Phong Thủy đã có 100% hộ sử dụng điện, 99,5% hộ có tivi, 85% hộ có sử dụng điện thoại để

liên lạc, 100% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã giảm rõ rệt qua từng năm: năm 2008 là 12,8%, đến năm 2009 là 10,5% và đến năm 2014 3,56% với 59 hộ.

Trích dẫn 1: Ông Võ Văn Khinh, xã viên HTX Thượng Phong, xã Phong Thủy nói: “Làm lúa Tái sinh nhẹ nhàng, tốn ít công sức nên con cái trong gia đình yên tâm học hành, không phải phụ giúp bố mẹ sản xuất như trước đây, đặc biệt thu nhập về lúa Tái sinh ổn định, không bấp bênh như lúa Hè Thu và chi phí ít nên kinh tế gia đình tôi đã khá lên nhiều so với trước đây làm Hè Thu. Đã có điều kiện sửa sang lại nhà cửa và đầu tư cho con cái học hành nên ngưới”

Thời gian rãnh rỗi sau vụ tái sinh, người nông dân có cơ hội tham gia các tổ chức, đoàn thể và các công tác xã hội. Số thành viên của các tổ chức xã hội ngày càng tăng lên và mức độ tham gia của các thành viên thường xuyên hơn, đặc biệt hội phụ nữ có số thành viên xã tăng lên rõ rệt và có nhiều hoạt động phong phú hơn giúp phụ nữ mở mang hiểu biết. Đến nay đã có gần 80% số chị em tham gia hội phụ nữ.

Trích dẫn 2: Nguyễn Thị Tám, Chủ tịch hội phụ nữ xã Phong Thủy cho biết: “Chị em đã có thời gian tham gia xã hội tích cực hơn, nhiều hoạt động tổ chức có hiệu quả như phong trào văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn trong năm; các hội thi tay nghề; nhiều chị em trong xã đã tham gia các mô hình làm ăn kinh tế có hiệu quả v.v.”

Bên cạnh đó sản xuất lúa tái sinh rất ít sử dụng thuốc BVTV, từ trước đến nay người dân xã Phong Thủy chưa khi nào phun thuốc BVTV ở vụ tái sinh nên giảm bớt phần nào sự tổn hại đến sức khỏe của người nông dân. Thêm vào đó, chất lượng gạo của lúa tái sinh tốt hơn, an toàn cho sức khỏe hơn.

Bên cạnh những vấn đề về mặt tích cực còn có một số mặt tiêu cực.

Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ cấp xã và cấp huyện cho thấy rằng: Quá trình sản xuất lúa tái sinh trải qua ít công đoạn, bỏ qua nhiều khâu dịch vụ quan

trọng như trong sản xuất vụ Hè Thu: dịch vụ giống, dịch vụ làm đất, dịch vụ vật tư nông nghiệp thuốc BVTV; dịch vụ cung ứng phân bón cũng giảm bớt. Kéo theo đó là các hình thức làm thuê phục vụ sản xuất lúa cũng giảm, đến vụ Hè Thu người dân phải đến các xã khác làm thuê.

Xét trên phương diện sự phát triển chung của toàn xã hội, sản xuất lúa tái sinh không bằng sản xuất vụ Hè Thu. Bằng chứng là sản xuất lúa tái sinh kéo theo hàng loạt các dịch vụ nông nghiệp giảm: Cơ cấu của dịch vụ nông nghiệp trong toàn huyện Lệ Thủy năm 2014 chỉ đạt 1,05 %, giảm so với 1,10% vào năm 2013 và có xu hướng giảm do số địa phương sản xuất lúa tái sinh càng tăng. Thu nhập của bản thân người nông dân tăng nhưng thu nhập của toàn xã hội giảm.

Ngoài ra, sản xuất lúa tái sinh làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực của xã nói riêng và của huyện, tỉnh nói chung. Sản lượng lúa ngày càng giảm do sản xuất lúa tái sinh ngày càng rộng rãi hơn, năng suất lúa tái sinh lại thấp hơn năng suất vụ Hè Thu 7-10 tạ/ha. Bên cạnh đó, sản xuất lúa tái sinh trên diện rộng sẽ gây ảnh hưởng đến vụ Hè Thu ở các vùng lân cận. Lý do là vụ lúa tái sinh kết thúc sớm hơn Hè Thu khoảng 45 ngày nên đến tháng 8, 9 chuột tập trung phá hoại lúa Hè Thu gây mất mùa.

Một tác động tiêu cực của sản xuất lúa tái sinh không kém phần quan trọng đó là không áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất như thâm canh, đưa giống mới như trong vụ Hè Thu và không cơ giới hóa khâu gặt lúa trong vụ Đông Xuân.

Bảng 3-17: Hiệu quả xã hội của hình thức sản xuất lúa tái sinh

STT Hiệu quả tích cực Hiệu quả tiêu cực

1

Thời gian rỗi vụ dài, người dân tham gia nhiều hoạt động sản xuất khác. Phụ nữ có thời gian làm việc nhà, chăm sóc gia đình; học sinh có thời gian dành cho học tập; đàn ông đi làm thợ, làm nghề phụ v.v.

Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp giảm.

2

Giảm vốn đầu tư vào sản xuất, từ đó tăng đầu tư thâm canh

Sản lượng lương thực của toàn xã hội giảm ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

3

Đời sống văn hóa, tinh thần được nâng cao

Không áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật như giống, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trong khâu gặt lúa vụ Đông Xuân

4

Số lượng người dân tham gia các tổ chức, đoàn thể xã hội tăng lên. Mức độ tham gia thường xuyên hơn.

5

Không tác động xấu đến sức khỏe của người nông dân và xã hội do giảm sử dụng thuốc BVTV, lượng phân bón.

(Nguồn: Thảo luận nhóm nông dân 2014)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tái sinh ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)