Hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa và lúa Tái sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tái sinh ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 68 - 75)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Kết quả quả sản xuất lúa và lúa Tái sinh tại Lệ Thủy

3.4.1. Hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa và lúa Tái sinh

Căn cứ Thông tư số 23/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT, ngày 12/2/2015 của liên Bộ Tài chính - Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa hàng hóa các vụ sản xuất trong năm và một số tài liệu khác để xác định hiệu quả kinh tế sản xuất lúa các vụ trong năm.

Các chi phí sản xuất lúa Đông Xuân và Tái sinh; năng suất, và giá lúa được tính vào năm 2014. Riêng đối với lúa Hè Thu, do toàn bộ diện tích lúa Hè Thu ở huyện đã chuyển sang Tái sinh năm 2014 nên các các chỉ tiêu về chi phí và năng suất được hộ đưa ra vào các năm trước nhưng giá thành được tính của năm 2014.

Qua điều tra , phỏng vấn hộ về sản xuất lúa năm 2014 ở các xã nghiên cứu về năng suất, các chi phí sản xuất cho một ha vụ lúa Đông Xuân như bảng 3-13.

Bảng 3-12: Hiệu quả sản xuất lúa ĐX của nông hộ ở 3 xã nghiên cứu (1000đồng/ha)

Chỉ tiêu

Phong

Thủy

Lộc Thủy

Xã Phú Thủy

Toàn Mẫu

Chi phí vật chất 16.700 19.140 17.940 17.927

Chi phí lao động 6.300 7.200 6.080 6.527

Tổng chí phí sản xuất 23.000 26.340 24.020 24.453

Tổng thu 40.168 40.852 36.283 39.101

Năng suất (tạ/ha) 70,47 71,67 67,19 70,47

Giá bán (2014) (1000đ) 570 570 540 570

Lãi gộp/thu nhập 23.468 21.712 18.343 21.174

Lãi ròng/lợi nhuận 17.168 14.512 12.263 14.647

Lợi nhuận so với chi phí sản xuất (%) 75 55 51 60

Lợi nhuận so với tổng doanh thu (%) 43 36 34 37

(Nguồn phỏng vấn hộ năm 2014)

Chi phí vật chất bao gồm các chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí làm đất, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí gặt (thuê thủ công gặt lúa, thuê máy gặt), máy tuốt, chi phí thủy lợi.

Chi phí công lao động là các chi phí mà hộ gia đình bỏ công ra để làm phục vụ sản xuất bao gồm chi công ủ giống, gieo sạ; công là cỏ, tỉa dặm; công bón phân, phun thuốc bảo thực vật; công vận chuyển sau khi đã tuốt xong.

Tổng chi phí sản xuất bao gồm chi phí vật chất và chi phí công lao động gia đình.

Qua bảng 3-12, ta thấy sản xuất vụ Đông Xuân ở xã Phong Thủy đem lại hiệu quả cao nhất. Các hộ sản xuất lúa Đong Xuân ở xã Phong Thủy có lợi nhuận so với chi phí sản xuất là 75%, cao hơn bình quân của 3 xã là 15%, cao hơn xã Lộc Thủy là 20%, hơn xã Phú Thủy là 24%; lợi nhuận so với tổng doanh thu của xã Phong Thủy là 43% cao hơn bình quân của 3 xã nghiên cứu là 14%, cao hơn xã Lôc Thủy là 7% cao hơn xã Phú Thủy là 9%.

Mặc dù năng suất bình quân của các hộ nghiên cứu của xã Phong Thủy là 70,47 tạ/ha, thấp hơn năng suất bình quân của xã Lộc Thủy là 1,2 tạ/ha, nhưng do chi phí chi phí cho sản xuất lúa Đông Xuân bình quân của các hộ ở xã Lộc Thủy là lớn hơn xã Phong Thủy là 3.340.000 đồng/ha. Nguyên nhân là do xã Lộc Thủy có điều kiện sản xuất khó khăn hơn, nhiều xứ đồng nằm rất xa khu dân cư, đường vận chuyển xa, chất lượng đường giao thống nội đồng kém, đặc biệt đây là vùng trũng nhất của huyện, có cao trình mặt ruộng thấp hơn mặt nước biển từ 0,6-0,9m do đó các chi phí cho sản xuất rất lớn như: công thuê gặt bình quân 1ha 7.000.000 đồng, cao hơn xã Phong Thủy là 2.000.000 đồng, hơn xã Phú Thủy 2.600.000 đồng. Còn đối với xã Phong Thủy có chi phí sản xuất là thấp nhất, bở vì đồng ruộng ở đây có hệ thống giao thông nội đồng khá hoàn chỉnh, các phương tiện giao thông đi lại khá dễ dàng, đặc biệt đồng ruộng ở đây rất bằng phẳng và cao cao trình mặt ruộng đồng đều nhau và không quá trũng so với xã Lộc Thủy. Mặt khác, xã Phong Thủy là xã có 2 hợp tác xã nông nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong điều hành sản xuất, đưa lại hiệu quả cao, nên đã tiết kiệm được các chi phí sản xuất.

Bảng 3-13: Hiệu quả sản xuất lúa HT của nông hộ ở 3 xã nghiên cứu (1000đồng/ha)

Chỉ tiêu

Phong

Thủy

Lộc Thủy

Phú Thủy

Toàn Mẫu

Chi phí vật chất 14.540 14.420 15.440 14.800

Chi phí lao động 6.600 6.900 6.620 6.707

Tổng chí phí sản xuất 21.140 21.320 22.060 21.507

Tổng thu 29.880 29.760 28.304 29.315

Năng suất (tạ/ha) 49,80 49,60 48,80 49,40

Giá bán (2014) (1000đ) 600,00 600,00 580,00 593,3

Lãi gộp/thu nhập 15.340 15.340 12.864 14.515

Lãi ròng/lợi nhuận 8.740 8.440 6.244 7.808

Lợi nhuận so với chi phí sản xuất (%) 41 40 28 36

Lợi nhuận so với tổng doanh thu (%) 29 28 22 27

(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014)

Qua bảng 3-13, ta thấy cũng như sản xuất lúa Đông Xuân thì sản xuất Lúa Hè Thu của xã Phong Thủy vẫn mang lại hiệu quả cao hơn 2 xã còn lại, tuy nhiên mức độ chênh lệch không đáng kể. Lợi nhuận so với chi phí sản xuất của xã Phong Thủy là 41%, cao hơn mức bình quân các xã nghiên cứu là 5%, cao hơn xã Lộc Thủy là 1%, hơn xã Phú Thủy là 13%. Lợi nhuận vụ Hè Thu so với tổng doanh thu của xã Phong Thủy là 29%, cao hơn mức lợi nhuận bình quân so với tổng doanh thu của các xã nghiên cứu là 2%, cao hơn xã Lộc Thủy 1%, cao hơn xã Phú Thủy 7%.

Qua tìm hiểu các nông hộ trồng lúa ở đây và cán bộ HTX dịch vụ nông nghiệp Văn Xá xã Phú Thủy thì sản xuất vụ Hè Thu đối với xã Phú Thủy là rất khó khăn so với 2 xã Phong Thủy và Lộc Thủy như hạn hán hay xảy ra, sâu bệnh, chuột thường xuyên phá hoại, chi phí sản xuất giống cao do mật độ gieo sạ dày hơn, đất đai không được tốt nên chi phí phân bón cao.

Tóm lại, sản xuất lúa Hè Thu vẫn có lãi, nhưng lãi thấp do giá lúa thấp, các chi phí cho sản xuất như chi phí vật tư, thuê máy móc, thuê công lao động cao, mặt khác sản xuất lúa Hè Thu không an toàn do chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt xảy ra như hạn hán, lũ lụt ở cuối vụ, sâu bệnh hại lúa v.v. do đó người dân không mặn mà với vụ sản xuất Hè Thu. Đến năm 2014, 3 xã Nghiên cứu đã chuyển hết diện tích Hè Thu sang sản xuất lúa Tái sinh.

Bảng 3-14: Hiệu quả sản xuất lúa TS của nông hộ của 3 xã nghiên cứu (1000đồng/ha)

Chỉ tiêu

Phong

Thủy

Lộc Thủy

Phú Thủy

Toàn Mẫu

Chi phí vật chất 5.700 5.960 5.860 5.840

Chi phí lao động 1.200 1.400 1.400 1.333

Tổng chí phí sản xuất 6.900 7.360 7.260 7.173

Tổng thu 23.970 22.104 14.065 20.046

Năng suất (tạ/ha) 39,95 36,84 24,25 33,68

Giá bán (2014) (1000đ) 600,00 600,00 580,00 593,33

Lãi gộp/thu nhập 18.270 16.144 8.205 14.206

Lãi ròng/Lợi nhuận 17.070 14.744 6.805 12.873

Lợi nhuận so với chi phí sản xuất (%) 247 200 94 179

Lợi nhuận so với tổng doanh thu (%) 71 67 48 64

(Nguồn phỏng vấn hộ 2014)

Qua bảng 3-14, ta thấy hiệu quả sản xuất lúa Tái sinh của xã Phong Thủy đưa lại hiệu quả rất cao so với 2 xã còn lại, đặc biệt so với xã Phú Thủy. Lợi nhuận so với chi phí sản xuất của xã Phú Thủy đạt mức 247%, cao hơn mức bình quân các xã nghiên cứu là 68%, cao hơn xã Lộc Thủy là 47%, cao hơn xã Phú Thủy là 153%. Lợi nhuận so với tổng doanh thu của xã Phong Thủy là 71%

cao hơn mức bình quân của các xã nghiên cứu 7%, cao hơn xã Lộc Thủy là 4%, cao hơn xã Phú Thủy là 23%.

Đối với một số vùng của xã Phú Thủy thì sản xuất lúa Tái sinh không mang lại hiệu quả do một số nguyên nhân sau đây:

- Người dân ở đây ít kinh nghiệm về sản xuất lúa Tái sinh hơn so với 2 xã Phong Thủy và Lộc Thủy như về công tác giống, công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, công tác thu hoạch lúa Đông Xuân v.v

- Các điều kiện để sản xuất lúa Tái sinh như đất đai, thổ nhưởng ở đây không đồng đều về độ màu mở và khả năng chủ động nước, ruộng ở đây có cả ruộng cạn, lẫn ruộng sâu nên năng suất lúa Tái sinh không đồng đều nhau giữa các vùng, độ lệch chuẩn về năng suất lúa Tái sinh ở xã Phú Thủy so với 2 xã còn lại rất lớn. Trong những năm gần đây người dân ở xã Phú Thủy đã phát triển lúa Tái sinh trên các chân ruộng nhẽ ra chỉ phù hợp với gieo cấy lúa Hè Thu.

Tóm lại, sản xuất lúa Tái sinh đem lại hiệu quả rất cao trên một số vùng, do quá trình sản xuất lúa Tái sinh so với vụ Hè Thu đã bỏ qua các khâu chi phí như: chi phí giống, chi phí làm đất, chi phí làm cỏ, tỉa dặm, tiết kiệm được phân bón, nước tưới.

Bảng 3-15: So sánh hiệu quả kinh tế lúa TS so với lúa HT (1000đồng/ha)

Chỉ tiêu

Phong

Thủy

Lộc Thủy

Phú Thủy

Toàn Mẫu

Vụ Hè Thu (1)

Lãi ròng/lợi nhuận 8.740 8.440 6.244 7.808

Lợi nhuận so với chi phí sản xuất (%) 41 40 28 36

Lợi nhuận so với tổng doanh thu (%) 29 28 22 27

Vụ Tái sinh (2)

Lãi ròng/Lợi nhuận 17.070 14.744 6.805 12.873

Lợi nhuận so với chi phí sản xuất (%) 247 200 94 179

Lợi nhuận so với tổng doanh thu (%) 71 67 48 64

Chênh lệch (2-1)

Lãi ròng/Lợi nhuận 8.330 6.304 561 5.065

Lợi nhuận so với chi phí sản xuất (%) 206 161 65 143

Lợi nhuận so với tổng doanh thu (%) 42 38 26 38

(Nguồn: Phỏng vấn hộ năm 2014)

Qua bảng 3-15, ta thấy hiệu quả sản xuất lúa Tái sinh hơn hẳn sản xuất lúa Hè Thu. Chênh lệch lợi nhuận giữa lúa Tái sinh và lúa Hè Thu toàn mẫu là 5.065.000 đồng/ha. Trong đó, xã Phong Thủy là lớn nhất 8.330.000 đ/ha, xã Lộc Thủy là 6.304.000 đ/ha, xã Phú Thủy là 561.000 đ/ha. Chênh lệch lợi nhuận so với chi phí sản xuất bình quân toàn mẫu của vụ Tái sinh so với Hè Thu là 143%, trong đó xã Phong Thủy có chênh lệch lớn nhất là 206%, xã Lộc Thủy là 161%,

xã Phú Thủy là 65%. Chênh lệch lợi nhuận so với tổng doanh thu bình quân toàn mẫu của vụ Tái sinh so với vụ Hè Thu là 38%, trong đó xã Phong Thủy có độ chênh lệch lớn nhất là 42%, xã Lộc Thủy 38% và xã Phú Thủy là 26%.

Qua đó ta thấy rằng sản xuất lúa Tái sinh đưa lại hiệu quả hơn sản xuất lúa Hè Thu. Đặc biệt có hiệu quả rỏ rệt nhất đối với 2 xã Phong Thủy và Lộc Thủy.

Còn đối với xã Phú Thủy thì hiệu quả sản xuất lúa Tái sinh so với vụ Hè Thu không đáng kể, bởi vì người dân ở đây sản xuất lúa Tái sinh trên toàn bộ diện tích lúa của xã, kể cả những vùng đất cao, chất đấu xấu, không phù hợp phát triển lúa Tái sinh.

Theo kinh nghiệm của các hộ dân và phòng NN&PTNT thì với giá lúa như hiện tại, năng suất lúa Hè Thu không cải thiện thì những vùng lúa Tái sinh cho năng suất từ 20 tạ/ha trở lên thì mới có hiệu quả hơn lúa Hè Thu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tái sinh ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)