Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu
Lệ Thủy là một huyện thuộc phía Nam của tỉnh Quảng Bình. Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh; phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Huyện Lệ Thủy có đường biên giới Việt Lào dài 42,8 km, trên địa bàn huyện có đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc Nam.
Với vị trí địa lý như vậy nên huyện Lệ Thủy có điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội với các địa phương khác trong cả nước cũng như nước bạn Lào trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước cũng như trong việc trao đổi thông tin về KHKT và hàng hóa nông nghiệp.
Vùng sinh thái gò đồi có diện tích 27.663 ha bao gồm 15 xã, thị trấn phân bố đều trên toàn huyện. Vùng gò đồi gồm 4 vùng chính gồm khu vực gò đồi phía Tây Bắc gồm các xã Hoa Thủy, Sơn Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thủy và Thị trấn Lệ Ninh, khu vực phía Tây Nam gồm các xã Phú Thủy, Văn Thủy, Mai Thủy, Trường Thủy, Kim Thủy, khu vực phía Nam gồm các xã Thái Thủy, Dương Thủy, Tân Thủy, Sen Thủy .
Địa hình của huyện đa dạng, có đồi núi, rừng, đồng bằng hẹp và dốc. Phía Tây là núi cao, tiếp đến là đồi bát úp tiến sát gần biển, vùng đồng bằng chạy dọc hai bên bờ sông Kiến Giang, Rào Ngò và cuối cùng là dãy cát trắng chạy dọc theo bờ biển. Với địa thế đó, Lệ Thủy đã trở thành một trong những vựa lúa lớn của cả tỉnh. Tuy nhiên, vùng gò đồi của huyện chủ yếu là đồi thấp và rừng trồng dễ làm nơi trú ẩn cho chuột phá hoại, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như các hoạt động sản xuất của người dân.
Vùng gò đồi có độ cao từ 50 mét đến 250 mét, độ dốc trung bình từ 30 trở lên. Địa hình vùng gò đồi hẹp và dốc, dòng chảy các sông đều chạy theo hướng cắt ngang nên có địa hình phức tạp và bị chia cắt tương đối mạnh.
Vùng gò đồi Lệ Thuỷ là vùng sinh thái thiếu cân bằng. Do sự phân dị của địa hình nên vùng gò đồi Lệ Thuỷ chia làm 3 khu vực với các đặc điểm sinh thái khác nhau.
Khu vực gò đồi phía Tây Bắc Lệ Thuỷ bao gồm địa bàn các xã Hoa Thuỷ, Sơn Thuỷ, thị trấn Lệ Ninh có địa hình chia cắt mạnh bởi hình thế các khối núi đá và núi đất xen kẽ nhau. Đây là khu vực chịu sự tác động của khối núi đá vôi Lèn Bạc tạo thành những khu vực chia cắt khiến diện tích vùng gò đồi manh mún. Thành phần đất trên các vùng này bao gồm hỗn hợp các loại đá phong hoá, tầng đất cứng, độ hấp thu không cao, tầng đất màu mỏng, lẫn nhiều đá dăm, nghèo lân, dễ bị rửa trôi. Trên phần diện tích gò đồi này chủ yếu là các cây bụi cằn cỗi. Ở địa bàn xã Hoa Thuỷ, phần đất gò đồi xen lẫn đá vôi và đá phiến phong hoá tạo thành nhiều tảng khối và viên đá nhỏ xen kẽ đất cát pha và đất thịt khiến thành phần đất ở đây không đồng nhất. Người dân địa phương vẫn thường quen gọi đây là vùng đá “Mọoc”.
Khu vực gò đồi phía Tây Nam Lệ Thuỷ bao gồm các xã Phú Thuỷ, Mai thuỷ, Trường Thuỷ, Kim Thuỷ, Văn Thuỷ chủ yếu là gò đồi có hình thế “bát úp”, thành phần đất chủ yếu là đất bazan thoái hoá, tầng đất dày. Khả năng giữ nước cao gấp đôi loại đất phía tây - bắc địa bàn. Trên diện tích gò đồi này có nhiều loại thực vật sống xen kẽ, trong đó cây bụi xen kẽ với rừng nghèo.
Khu vực gò đồi phía Nam bao gồm các xã Thái Thuỷ, Dương Thuỷ, Tân Thuỷ và Sen Thuỷ có hình thái địa hình tương tự đồng bằng, độ chênh lệch không cao. Thành phần đất chủ yếu là đất vàng nhạt trên đá cát xen lẫn với bazan thoái hoá. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất cát pha và thịt nhẹ, độ chua lớn, nghèo dinh dưỡng. Loại đất này phát triển trên hầu hết diện tích khu vực phía nam địa bàn của huyện. Trên phần diện tích này chủ yếu chỉ có các cây bụi sinh sống, lớp phủ thực vật chiếm tỷ lệ thấp. Vào mùa hè, chế độ nhiệt và bức xạ cao nên phần lớn lớp phủ thực vật bị khô cháy khiến đất trơ trọi, bạc màu, khi mưa xuống dễ bị trôi rửa .
Lệ Thủy nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu hình thành hai mùa khá rõ, mùa khô từ trung tuần tháng 3 đến đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 240C – 260C, nhiệt độ cao nhất 390C – 400C (vào tháng 7), thấp nhất là 100C ( vào tháng 1), mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2000 – 2300 mm/năm, lượng mưa phân bố không đều trong năm chỉ tập trung chủ yếu vào các tháng, từ tháng 9, 10, 11. Riêng lượng mưa tháng 9, 10 chiếm 2/3 lượng mưa cả năm. Vì vậy, thời gian này thường xảy ra lũ lụt ở vùng đồng bằng, lũ lụt xảy ra thường xuyên với tần suất cao. Huyện Lệ Thủy chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai loại gió chính là gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Đông Bắc hoạt động vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 3 năm sau và thường gây ra mưa lũ vào tháng 10, 11. Mặt khác huyện còn chịu ảnh hưởng của gió lục địa và gió đại dương, hai loại gió này thường xuyên hoạt động làm thay đổi chế độ nhiệt, ẩm trong các mùa.
Xã Lộc Thủy và An Thủy thuộc vùng đồng bằng nằm ở hạ nguồn sông Kiến Giang, địa hình thấp trũng và tương đối bằng phẳng. Có 70% diện tích đất canh tác thấp hơn mặt nước biển từ 0,6 - 0,8m có nơi là 0,9m. Chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt nên đất đai thường khô hạn về mùa hè và ngập úng về mùa mưa. Đất đai ở đây bị nhiễm chua phèn, một số diện tích nằm kề với phá Hạc Hải thường xuyên phải chịu chế độ lên xuống của thủy triều nên đất đai dể bị nhiễm mặn. Bên cạnh đó do tập quán canh tác sử dụng phần lớn phân hóa học đã làm cho đất ngày một chai cứng và bị chua thêm. Tuy nhiên, phần lớn đất đai của hai xã Lộc Thủy và Phong Thủy là đất được bồi đắp phù sa thường xuyên qua các năm nên rất có điều kiện để trồng lúa nhưng do ảnh hưởng của địa hình dễ bị ảnh hưởng của thiên tai nên khó khăn trong việc đầu tư, thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Xã Phú Thủy là xã bán sơn địa, nông nghiệp ở đây phát triển rất đa dạng về chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước thường chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc
nghiệt, đất đai thường khô hạn về mùa hè và ngập úng về mùa mưa. Phú Thuỷ có diện tích đất tự nhiên là 4.573,42 ha, trong đó đất trồng lúa là 682 ha. Đất trồng lúa ở đây được phân thành 2 vùng rõ rệt. Vùng 1 nằm ở phía Tây tuyến đường sắt Bắc - Nam, vùng 2 nằm ở phía Đông tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Vùng 2 có điều kiện địa hình thấp, đất đai màu mở, thường xuyên được bồi đắp phù sa của sông Kiến Giang và hay bị lũ lụt đe dọa đến sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa; vùng 1 có điều kiện địa hình cao, đất đai xấu, ít bị lũ lụt đe dọa, rất thuận lợi cho sản xuất vụ Hè Thu. Tuy nhiên, thời gian gần đây người dân của xã Phú Thủy đã phát triển lúa Tái Sinh trên vùng đất này.
3.1.1. Tinh hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện và các xã nghiên cứu Đất là tư liệu sản xuất quan trọng và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với sản xuất lúa. Trong điều kiện canh tác manh mún nhỏ lẻ và thủ công như ở nước ta, đặc điểm đất đai là nhân tố quyết định. Lệ Thủy là một huyện chuyên sản xuất nông nghiệp nên vấn đề sử dụng đất đai một cách hợp lý là rất quan trọng.
Theo số liệu thống kê của Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy, năm 2014, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 141.611,41 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp năm 2014 là 127.652,49 ha, chiếm 90,14 % diện tích của toàn huyện (bảng 3-1).
Bảng 3-1: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện và các xã nghiên cứu
Chỉ tiêu
Toàn huyện
Xã Phong
Thủy
Xã Lộc Thủy
Xã Phú Thủy Đất nông nghiệp (ha) 127.652,49 679,90 562,80 3.312,09 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 22.701,21 660,63 549,00 1.401,63 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 15.155,19 660,63 549,00 1.401,63
- Đất trồng lúa 10.043,83 634,00 549,00 682,00
- Đất trồng cỏ chăn nuôi 79,36
- Đất trồng cây hàng năm khác 5.032,00 26,63 719,63 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 7.546,02
1.2. Đất lâm nghiệp 104.599,16 1.210,46
1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 311,97 5,52 179,80
1.4. Đất nông nghiệp khác 40,15 13,75 13,80
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy) Qua bảng 3-1, cho thấy diện tích đất nông nghiệp của huyện rất đa dạng gồm có các loại đất nông nghiệp như: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản; đất nông nghiệp khác. Trong đó đất lâm nghiệp có diện tích rất lớn 104.599,16 ha, chiếm 81,99% so với tổng diện tích đất nông nghiệp; đất lúa có diện tích 10.043,83ha, chiếm 44,24% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Đất trồng lúa tập trung ở các xã vùng đồng bằng ven sông Kiến Giang thuộc các xã Phong Thủy, Lộc Thủy, Liên Thủy, An Thủy, Xuân Thủy, Hồng Thủy, Hoa Thủy, Thị trấn Kiến Giang v.v. Đồn ruộng ở đây rất màu mở, hàng năm được bồi đắp phù sa khi có lũ về.
Đất trồng cỏ chủ yếu nằm ở các xã vùng gò đồi dọc theo đường Hồ Chí Minh và các xã vùng phía nam huyện Lệ Thủy như: xã Văn Thủy, Thái Thủy, Trường Thủy, Dương Thủy, Kim Thủy, Mai Thủy, Phú Thuy v.v
Đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp thuộc các xã vùng gò đồi và 3 xã miền núi.
Xã Phong Thủy và xã Lộc Thủy là 2 xã vùng đồng bằng có đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất lúa, đất nuôi trồng thủy sản chiếm diện tích không đáng kể. Còn xã Phú Thủy là xã bán sơn địa có tình hình phân bổ diện tích đất nông nghiệp đa dạng, diện tích các loại đất lớn hơn 2 xã còn lại. Diện tích đất nông nghiệp của xã là 3.312,09 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1.401,63ha, chiếm 42,32% tổng diện tích đất nông nghiệp. Tuy nhiên, diện tích sản xuất lúa nước của 3 xã tương đối đồng đều nhau.
Với tiềm năng về đất nông nghiệp như vậy nên xã Phú Thủy có điều kiện để phát trển rất đa dạng trong ngành nông nghiệp như: chăn nuôi gia súc, gia cầm ở vùng gò đồi, phát triển trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa nước.
Còn 2 xã Phong Thủy và Phú Thủy nông nghiệp phát triển nông nghiệp hoàn toàn dựa vào lúa nước.
3.1.2. Dân số, lao động và thu nhập của huyện và các xã nghiên cứu
Dân số và lao động là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của một địa phương. Lệ Thủy là một huyện lớn cả về diện tích cũng như số dân của tỉnh Quảng Bình. Tình hình dân số, lao động của huyện và các xã nghiên cứu như sau:
Bảng 3-2: Tình hình DS, LĐ, TN huyện Lệ Thủy và các xã nghiên cứu
Chỉ tiêu ĐV
tính
Toàn huyện
Xã Phong
Thủy
Xã Lộc Thủy
Xã Phú Thủy
1. Số hộ Hộ 36.868 1.658 1.246 1.140
2. Dân số Người 141.787 7.651 4.970 6.670
3. Dân số trong độ tuổi lao động Người 82.952 4.256 2.728 3.305 4. Dân số lao động có việc làm Người 81.139 3.851 2.455 2.885 4.1. Lao động trong nông nghiệp Người 57.391 2.857 1.880 2.564 4.2. Lao động phi nông nghiệp Người 23.748 994 575 321 5. Thu nhập bình quân/người/năm Tr.đ 24,874 27,898 27,071 24,502
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lệ Thủy 2014, niên giám thống kê 2013) Qua bảng 4-2, ta thấy, dân số trong độ tuổi lao động chiếm khá cao, đặc biệt số lao động trong nghiệp. Trong toàn huyện dân số lao động trong nông nghiệp là 57.391 người, chiếm 40,47% dân số và chiếm 69,20% dân số trong độ tuổi lao động. Tổng dân số lao động trong nông nghiệp của xã Phú Thủy là 2.564 người, chiếm 38,44% dân số của xã, chiếm 77,57% dân số trong độ tuổi lao động. Xã Phong Thủy có tổng dân số lao động trong nông nghiệp của xã là 2.857 người, chiếm 37,34% dân số của xã, chiếm 67,12% dân số trong độ tuổi lao động thì lao động. Xã Lộc Thủy có tổng dân số lao động trong nông nghiệp của xã là 1.880 người, chiếm 37,82% dân số của xã, chiếm 68,91% dân số trong độ tuổi lao động. Như vậy, tỷ lệ dân số lao động trong nông nghiệp so với tổng dân số của xã Phú Thủy cao nhất là 38,44%, bởi vì trên địa bàn xã Phú Thủy có rất ít các loại hình kinh tế so với 2 xã Phong Thủy và Lộc Thủy, đại đa số người dân ở đây sinh sống bằng nông nghiệp là chủ yếu.
Thu nhập bình quân đầu người của huyện Lệ Thủy trong năm 2014 là 24.874.000 đ/người/năm, trong đó xã Phong Thủy có thu nhập lớn nhất 27.898.000 đồng. Đây là xã có nhiều thành phần kinh tế phát triển, nhất là ngành nghề nông thôn, đặc biệt sản xuất nông nghiệp ở đây đưa lại nguồn thu rất lớn cho người dân; có 2 HTX hoạt động có hiệu quả, trong đó HTX Đại Phong là HTX đi đầu trong sản xuất nông nghiệp thời kỳ chống mỹ cứu nước. Tại đây, sản xuất lúa Tái sinh cũng ra đời sớm nhất.
Trong những năm gần đây, Nhà nước cũng như huyện đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển nuôi trồng thủy sản, dịch vụ để tạo thêm thu nhập tại địa phương. Hàng năm huyện đã giải quyết việc làm cho khoảng 2000 lao động.
3.1.3. Cơ cấu kinh tế của huyện và các xã nghiên cứu
Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế. Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển chung của lực lượng sản xuất.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của suy thoái kinh tế, tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã tác động lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nhưng với sự nổ lực vượt bậc của huyện cùng với sự hỗ trợ của nhà nước nên giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm đạt 9,55%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; đến năm 2014, tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 36%; công nghiệp - xây dựng chiếm 27%; dịch vụ chiếm 37%
như ở bảng 4-3.
Bảng 3-3: Cơ cấu kinh tế của huyện và của 3 xã trong năm 2014 ( %)
Tên xã Nông nghiệp Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Dịch vụ, thương mại
Huyện Lệ Thủy 35,0 28,0 37,0
Xã Lộc Thủy 45,5 24,0 30,5
Xã Phong Thủy 48,0 20,0 32,0
Xã Phú Thủy 55,7 5,52 38,78
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lệ Thủy )
Từ bảng 3-3, ta thấy tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn ở mức cao, toàn huyện tỷ trọng nông nghiệp chiếm 35%, xã Lộc Thủy chiếm 45,5%, xã Phong Thủy chiếm 48%, xã Phú Thủy chiếm 55,7%. Như vậy, trong cơ cấu ngành kinh tế thì ngành nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo. Tuy nhiên, đối với xã Phú Thủy có tỷ trọng ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt thấp, chiếm 5,52%, so với huyện là 28%. Đây là xã có rất ít các ngành nghề nông thôn so với 2 xã còn lại.