Tình hình sản xuất lúa Tái Sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tái sinh ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 49 - 64)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Tình hình sản xuất lúa và lúa TS của huyện và 3 xã nghiên cứu

3.2.4. Tình hình sản xuất lúa Tái Sinh

a. Quá trình phát triển sản xuất lúa Tái sinh:

Diện tích sản xuất lúa của huyện Lệ Thủy chiếm 1/3 diện tích sản xuất lúa toàn tỉnh. Huyện có nhiều địa phương sản xuất lúa với diện tích lớn cho năng suất cao như xã Phong Thủy, Hoa Thủy, Hồng Thủy, An Thủy, Lộc Thủy, Liên Thủy... Với điều kiện tự nhiên khá thận lợi, đất trũng màu mỡ và thường xuyên được bồi đắp phù sa qua các đợt lũ về nên năng suất và sản lượng lúa luôn được cải thiện qua từng năm. Năng suất vụ Đông Xuân của toàn huyện trong những năm gần đây luôn đạt trung bình trên 3 tạ/sào. Tuy nhiên trái với vụ Đông Xuân, thì vụ Hè Thu trong khoảng 10 năm trở lại đây, năng suất không ổn định, có năm gần như mất trắng, lý do là đồng ruộng thấp trũng cộng với lũ sớm vào đầu tháng 9 và chuột phá hoại. Vì thế người nông dân Lệ Thủy đã phát hiện và đưa vào một hình thức sản xuất vụ hai mới đó là sản xuất lúa Tái sinh (địa phương gọi là lúa Chét) thay cho vụ Hè Thu trước đây.

Sản xuất lúa tái sinh xuất hiện ở huyện Lệ Thủy từ năm 1999 và địa phương đầu tiên là Hợp tác xã nông nghiệp Đại Phong xã Phong Thủy. Đại Phong cũng là lá cờ đầu trong phong trào sản xuất lúa từ những năm kháng chiến chống Mỹ đến ngày nay. Trước đây, để tận dụng đất đai, thời tiết đồng thời

không tốn chi phí, người dân chỉ để “lúa Chét” ở vụ 3 sau khi đã gặt vụ Hè Thu, năng suất vụ này rất thấp và bấp bênh, chỉ đạt 0,5-0,8 tạ/sào. Nhưng hiện nay, người dân có một cách làm mới: để “lúa Chét” ngay từ vụ 2 ngay sau khi gặt vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, để đảm bảo năng suất ổn định sản xuất lúa tái sinh phải tuân thủ quy trình kỹ thuật không kém phần phức tạp so với sản xuất vụ Đông Xuân và Hè Thu. Lúc đầu người nông dân sản xuất tự phát, sau này thấy có hiệu quả nên nông dân các vùng khác cũng học tập và chuyển sang làm lúa tái sinh. Hiện nay đã có 18 xã trên địa bàn huyện có sản xuất lúa tái sinh, trong đó có 10 xã sản xuất 100%: An Thủy, Phong Thủy, Liên Thủy, Lộc Thủy, thị trấn Kiến Giang, Hồng Thủy, Cam Thủy, Hoa Thủy, Sơn Thủy và Thanh Thủy.

Các giống lúa dùng để sản xuất lúa tái sinh phải có khả năng tái sinh tốt, đẻ nhánh khỏe, trên địa bàn huyện hiện có các giống lúa lai Xi23, NX30, X21.

Bảng 3-6: Một số thông tin về SX lúa TS của huyện và các xã nghiên cứu

Chỉ tiêu ĐVT Toàn

huyện

Lộc Thủy

Phong

Thủy

Phú Thủy Năm bắt đầu sản xuất Tái sinh Năm 1999 2001 1999 2004

Số hộ (2014) Hộ 15.900 915 1.258 1.380

Chân đất chính (1 vụ) ha 6.000 549 634 566

Chân đất 2 vụ ha 2.500 50

Thời vụ bắt đầu Tháng 5 5 5 5

Thời gian sinh trưởng Ngày 45-50 45-50 45-50 45-50

Diện tích 2014 Ha 8.520 549 634 616

Năng suất 2014 Tạ/ha 28,97 36 38 25,8

Sản lượng 2014 Tấn 24.682 1.976 2.409 1.589

(Nguồn: Niên giám Thống kê và báo cáo của phòng NN&PTNT huyện)

Qua bảng 3-6 ta thấy xã Phong Thủy bắt đầu sản xuất lúa Tái sinh từ rất sớm (năm 1999), tiếp theo là xã Lộc Thủy và sau đó là xã Phú Thủy. Các xã có số hộ sản xuất lúa Tái sinh chiếm gần như 100% số hộ sản xuất lúa.

Diện tích đất sản xuất chính (đất 1 vụ), cho năng suất cao là 6000ha nằm tập trung ở các xã vùng đồng bằng, diện tích đất 2 vụ cho năng suất tái sinh thấp là 2.500ha tập trung ở các xã vùng ven. Thời gian bắt đầu để lúa Tái sinh là khoảng giữa tháng 5 (thời kỳ gặt lúa Đông Xuân); thời gian sinh trưởng của lúa Tái sinh từ 45-50 ngày, tức là thu hoạch bắt đầu từ giữa tháng 7, trước khi lũ về nên rất chắc ăn. Đây là một trong những lý do mà người nông dân huyện Lệ Thủy cũng như các xã đã chuyển đổi sang hình thức sản xuất này.

b. Thay đổi sản xuất lúa Tái sinh qua các năm:

Qua tìm hiểu tại các xã nghiên cứu chúng tôi thấy rằng người nông dân rất thích hình thức sản xuất lúa Tái sinh và có xu hướng phát triển trên diện rộng.

Sự thay đổi sản xuất lúa tái sinh về số hộ tham gia, năng suất, sản lượng và diện tích qua các năm từ 2012 đến nay được thể hiện như ở bảng 4-16.

Bảng 3-7: Số hộ, DT, NS, SL lúa TS của huyện và các xã nghiên cứu qua 3 năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015 (dự kiến) Số hộ toàn huyện Hộ 14.111 15.455 15.900 15.930

Số hộ Lộc Thủy Hộ 915 915 915 915

Số hộ Phong Thủy Hộ 1.234 1.254 1.268 1.268

Số hộ Phú Thủy Hộ 1.362 1.370 1.380 1.380

DT toàn huyện Ha 8.102 8.362 8.520 8.600

DT Lộc Thủy Ha 549 549 549 549

DT Phong Thủy Ha 624 627 634 634

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015 (dự kiến)

DT Phú Thủy Ha 525 582 616 620

NS Toàn huyện Tạ/ha 30,06 25,38 28,97 30,00

NS Lộc Thủy Tạ/ha 36,00 35,00 36,00 37,00

NS Phong Thủy Tạ/ha 40,00 32,00 38,00 35,00

NS Phú Thủy Tạ/ha 25,00 20,00 25,80 26,00

SL Toàn huyện Tấn 4.355 21.223 24.682 25.800

SL Lộc Thủy Tấn 1.976 1.922 1.976 2.031

SL Phong Thủy Tấn 2.496 2.006 2.409 2.219

SL Phú Thủy Tấn 1.313 1.164 1.589 1.612

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012, 2013, 2014 và báo cáo phòng NN&PTNT huyện Lệ Thủy)

Qua bảng 3-7, ta thấy số hộ sản xuất lúa Tái sinh toàn huyện và các xã nghiên cứu tăng dần qua các năm. Năm 2012 tổng số hộ sản xuất lúa Tái sinh là 14.111 hộ, đến năm 2014 là 15.900 hộ và dự ước năm 2015 số hộ là 15.930 hộ.

Diện tích sản xuất lúa Tái sinh cũng tăng dần qua các năm. Năm 2012 diện tích sản xuất toàn huyện là 8.102ha, đến năm 2014 diện tích sản xuất là 8.520ha và dự ước năm 2015 tổng diện tích dự kiến là 8.600ha.

Tương tự như toàn huyện thì diện tích và số hộ sản xuất lúa Tái sinh của các xã nghiên cứu đều có xu hướng tăng dần. Riêng 2 xã Lộc Thủy và Phong Thủy thì diện tích và số hộ sản xuất lúa Tái sinh gần như không tăng vì diện tích lúa Tái sinh đã chiếm toàn bộ diện tích sản xuất lúa, không còn lúa Hè Thu, còn xã Phú Thủy vẫn đang tồn tại sản xuất lúa Hè Thu 2 năm trước, đến năm 2014 thì toàn bộ diện tích lúa Hè Thu đều được làm Tái sinh.

Năng suất lúa Tái sinh của 2 xã Phong Thủy và Lộc Thủy cao hơn hơn năng suất bình quân của huyện và xã Phú Thủy. Điều này nói nên rằng 2 xã Phong Thủy và Lộc Thủy có lịch sử và nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa Tái sinh so với các địa phương khác trong huyện. Đặc biệt đây là vùng đất trũng, phù hợp với phát triển lúa Tái sinh.

c. DT, NS, SL và đặc điểm các giống lúa TS của các xã nghiên cứu:

Năm 2014 là năm có diện tích sản xuất lúa tái sinh cao nhất từ trước đến nay. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng có nhiều loại giống lúa được người dân đưa vào để sản xuất lúa Tái sinh. Tuy nhiên, các loại giống người dân trong các xã nghiên cứu dùng để sản xuất lúa Tái sinh trong năm 2014 cho năng suất, sản lượng cao như ở bảng 4-9:

Bảng 3-8: DT, NS, SL lúa Tái sinh phân theo các loại giống chủ lực

TT Tên giống Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

1 X21 2.583,60 31,7 8.177,1

2 Xi23 2.990,10 30,7 9.179,6

3 NX30 659,4 30,7 2.024,4

4 P6

615,5 26 1.600,30

(Nguồn: Báo cáo phòng NN&PTNT huyện Lệ Thủy)

Từ bảng 4-9, ta thấy rằng cơ cấu giống sản xuất lúa Tái sinh rất ít, gồm các giống X21, Xi23, NX30, P6. Đây là các loại giống chủ lực, cho năng suất lúa Tái sinh cao trên 30 tạ/ha, có tổng diện tích 6.233,1ha, chiếm trên 73% tổng diện tích lúa Tái sinh toàn huyện trong năm 2014. Qua đây, ta thấy rằng sản xuất

lúa Tái sinh đã hạn chế đến việc sử dụng các loại giống mới vào sản xuất vụ Đông Xuân, vì người dân không giám đột phá, tâm lý sợ ảnh hưởng đén vụ Tái sinh. Vì vậy, trong cơ cấu bộ giống của huyện và của các xã nghiên cứu thấy rằng só lượng và chủng loại giống rất ít.

Qua kết quả thảo luận nhóm, phỏng vấn hộ và tìm hiểu tại phòng NN&PTNT huyện Lệ Thủy thấy rằng các giống X21, Xi23, NX30 và P6 là các giống chủ lực, cho năng suất tái sinh cao, đặc điểm các giống lúa đó như sau:

Giống X21:

- Giống do PGS.TS Tạ Minh Sơn-Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo

- Thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân 140-145 ngày. Thời gian để Tái sinh 45-50 ngày

- Đặc điểm chính: Cây cao 100-110 cm, đẻ nhánh trung bình 3-5 bông/cây, số hạt/bông trung bình từ 110-150 hạt, bông to trên 200 hạt, tỷ lệ hạt lép khoảng 8-15%, khối lượng 1000 hạt khoảng 25-26g, hạt gạo không bạc bụng, trong, cơm dẻo, ngon.

- Năng suất vụ Đông Xuân trung bình 60-70 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt 75-80 tạ/ha. Năng suất vụ Tái sinh đạt trên 30 tạ/ha

- Khả năng chống chịu khá với các loại sâu bệnh: đạo ôn, bạc lá, rầy nâu.

Chống đổ tốt; chịu chua mặn, úng và rét khá; chịu thâm canh cao; thích hợp với chân ruộng trũng, chua mặn.

- Thời vụ gieo trồng 10/11-15/11 âm lịch.

Chu kỳ sinh trưởng phát triển của giống lúa Xi21 ở địa phương:

Ủ giống gieo mạ đẻ nhánh

10-14 ngày Thu hoạch Trổ bông Làm đốt, làm dòng

Giống NX30

- Giống do PGS.TS Tạ Minh Sơn-Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo

- Thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân từ 140-145 ngày. Thời gian để Tái sinh 45-50 ngày

- Đặc điểm chính: Cây cao 100-110 cm, đẻ nhánh trung bình 4-5 bông/cây, số hạt/bông trung bình từ 110-150 hạt, bông to trên 200 hạt, tỷ lệ hạt lép khoảng 8-15%, khối lượng 1000 hạt khoảng 25-26g, hạt gạo trong, cơm dẻo, ngon.

- Năng suất vụ Đông Xuân trung bình 60-70 tạ/ha, có nơi thâm canh tốt có thể đạt trên 80 tạ/ha. Năng suất vụ Tái sinh trên 30 tạ/ha

- Khả năng chống chịu khá với các loại sâu bệnh: đạo ôn, bạc lá, rầy nâu;

chịu chua mặn, chịu thâm canh; thích hợp với chân ruộng trũng, chua mặn.

- Thời vụ gieo trồng 07/11-10/11 âm lịch.

4-5 ngày 1-2 ngày 14-17 ngày

30-33 ngày 38-43 ngày

Chu kỳ sinh trưởng phát triển của giống lúa NX30 ở địa phương:

Ủ giống gieo mạ đẻ nhánh

10-15 ngày Thu hoạch Trổ bông Làm đốt, làm dòng

Giống Xi23:

- Giống do PGS.TS Tạ Minh Sơn-Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo

- Thời gian sinh trưởng vụ Đông Xuân 135-140 ngày. Thời gian để Tái sinh 45-50 ngày

- Đặc điểm chính: Cây cao 100-110 cm, đẻ nhánh trung bình 3-4 bông/cây, số hạt/bông trung bình từ 110-150 hạt, bông to trên 200 hạt, tỷ lệ hạt lép khoảng 8-15%, khối lượng 1000 hạt khoảng 25-26g, hạt gạo trong, cơm dẻo, ngon.

- Năng suất trung bình 55-65 tạ/ha, thâm canh cao có thể đạt trên 65 tạ/ha.

- Khả năng chống chịu khá với các loại sâu bệnh: đạo ôn, bạc lá, rầy nâu.

Chống đổ tốt; chịu chua mặn, úng và rét khá; chịu thâm canh cao; thích hợp với chân ruộng trũng, chua mặn.

- Thời vụ gieo trồng 10/11-15/11 âm lịch.

4-5 ngày 1-2 ngày 15-18 ngày

30-35 ngày 40-45 ngày

24-27 ngày

10-15 ngày 1-2 ngày

4-5 ngày

29-32 ngày

Chu kỳ sinh trưởng phát triển của giống lúa Xi23 ở địa phương:

Ủ giống gieo mạ đẻ nhánh

10-14 ngày Thu hoạch Trổ bông Làm đốt, làm dòng

Giống P6:

- Do viện cây Lương thực Thực phẩm chọn tạo từ tổ hợp lai IR2588/Xuân số 2

- Thời gian sinh trưởng ở địa phương 85-90 ngày. Thời gian để Tái sinh 45 - 50 ngày

- Đặc điểm chính: cây cao 85-87 cm, đẻ nhánh trung bình 2-4 nhánh/cây, số hạt/bông từ 140-160 hạt, tỷ lệ hạt chắc 80-90%, khối lượng 1000 hạt đạt 24g

- Năng suất đạt trung bình 60-65tạ/ha, thâm canh tốt đạt 75 tạ/ha.

- Khả năng chống chịu tốt với rầy, dễ bị nhiễm khô vằn, bạc lá. Chống đổ hơi yếu; chịu hạn và chịu phèn chua khá;chịu rét kém; thích hợp với chân ruộng có đất thịt nhẹ.

- Thời vụ gieo trồng 15-20/11 âm lịch.

Chu kỳ sinh trưởng phát triển của giống P6 tại địa phương:

Ủ giống gieo mạ đẻ nhánh

10-15 ngày

Thu hoạch Trổ bông Làm đốt, làm dòng

4-5 ngày 1-2 ngày 14-17 ngày

30-33 ngày 38-43 ngày

d. Một số điều kiện để sản xuất lúa Tái sinh:

Sản xuất lúa tái sinh có vẻ đơn giản nhưng thực ra nó cũng đòi hỏi kỹ thuật nghiêm ngặt và có những điều kiện phù hợp mới cho năng suất cao.

Không phải vùng nào cũng có thể sản xuất lúa tái sinh tốt. Qua một số tài liệu ở phòng nông nghiệp huyện Lệ Thủy chúng tôi đã tìm hiểu được một số điều kiện cụ thể sau:

Đất đai

Sản xuất lúa tái sinh đòi hỏi chân đất phù hợp. Đất phải tốt và màu mỡ mới cho năng suất cao, nó phù hợp nhất với những vùng đất ruộng sâu trũng thường được bồi đắp phù sa hàng năm.

Nước

Vùng sản xuất lúa tái sinh phải luôn chủ động về nguồn nước. Đặc biệt, phải luôn luôn giữ ổn định mực nước phù hợp trên đồng ruộng từ 3-5 cm và phải thường xuyên thau chua rửa mặn.

Giống lúa

Việc chọn giống lúa sẽ quyết định rất lớn đến năng suất của việc sản xuất lúa tái sinh. Chọn giống lúa có khả năng tái sinh càng mạnh, đẻ nhánh khỏe thì năng suất lúa tái sinh càng cao.

Từ những điều kiện trên ta thấy sản xuất lúa tái sinh tốt nhất trên chân ruộng một vụ lúa. Vùng sản xuất lúa tái sinh cần được quy hoạch cụ thể và xác định loại giống để gieo ngay từ vụ Đông Xuân.

e. Quy trình sản xuất lúa tái sinh:

Qua tìm hiểu quy trình sản xuất lúa Tái sinh ở các xã nghiên cứu và phòng NN&PTNT huyện Lệ Thủy thấy rằng, quá trình sản xuất lúa tái sinh không trải qua nhiều công đoạn như sản xuất lúa vụ Đông Xuân cũng như vụ Hè Thu. Nó

bắt đầu từ khi vừa mới gặt xong vụ Đông Xuân đến khi gặt chỉ bao gồm 2 công đoạn: bón phân và gặt.

Bón phân được chia làm 2 đợt:

- Bón phân nuôi mầm: để kích thích các mầm ngủ hoạt động nhằm nâng cao độ đồng đều của lúa tái sinh và rút ngắn được thời gian sinh trưởng. Cách bón như sau:

Bón trước khi thu hoạch chính vụ 7-10 ngày. Tùy theo từng giống lúa khác nhau mà lượng phân bón khác nhau, các loại phân bón chủ yếu là đạm và lân.

Lượng bón trung bình: Đạm: 4 – 5 kg/ sào, super lân: 6 – 7 kg/sào. Với giống lúa lai và các giống lúa chịu thâm canh có thể bón lượng đạm cao hơn (5 – 6 kg/sào).

- Bón phân nuôi nhánh: để tạo điều kiện cho mầm phát triển nhanh và khỏe, thường bón sau khi gặt lúa chính vụ 3 – 5 ngày. Ở giai đoạn này, 2 loại phân bón cho lúa là đạm và kali.

Lượng bón trung bình: Đạm: 2 – 3 kg /sào, Clorua kali: 2,5 – 3 kg/sào.

Tuy nhiên, đối với những vùng thấp trũng như đồng ruộng Lệ Thủy, người nông dân chỉ bón phân một lần cho lúa tái sinh ngay sau khi gặt vụ chính 1-2 ngày. Sở dĩ làm như vậy vì trước khi gặt vụ Đông Xuân mực nước trên đồng ruộng rất lớn, mặt khác lúa Đông Xuân rất tốt, mật độ dày; vì vậy bón phân lúc này rất khó và dễ dẫm đạp lên lúa làm ảnh hưởng đến sự phát triển của lúa tái sinh sau này. Bên cạnh đó, chân ruộng Lệ Thủy tốt, độ màu cao, nên người dân thường ít bón lân, loại phân bón chủ yếu là đạm và kali.

Lượng bón trung bình: Đạm: 8 – 9 kg/ sào, kali 2,5 – 3 kg/sào.

i. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của các xã nghiên cứu:

Qua tìm hiểu các nông hộ sản xuất lúa, cán bộ các hợp tác dịch vụ nông nghiệp của 3 xã nghiên cứu và cán bộ nông nghiệp của phòng NN&PTNT, thấy rằng sản xuất lúa Tái sinh ngoài tác động rất lớn đến sử dụng các loại giống còn có tác động đến việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, nhất là các loại máy thu hoạch, bởi vì nếu làm lúa Tái sinh thì vụ Đông Xuân phải gặt lúa bằng tay, không đưa được máy móc vào gặt làm ảnh hưởng đến gốc rạ. Các máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp của các xã như sau:

Bảng 3-9: Máy móc, thiết bị trong sản xuất nông nghiệp của các xã nghiên cứu

TT Loại máy móc, thiết bị ĐVT Lộc Thủy

Phong Thủy

Phú Thủy

1 Máy gặt đập liên hợp Cái 3 3 2

2 Máy tuốt lúa Cái 21 17 26

3 Máy cày Cái 17 17 8

4 Máy sạ hàng Cái 100 50 30

(Nguồn: Báo cáo của UBND các xã nghiên cứu)

Thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa, cánh đồng mẫu lớn các xã đã áp dụng áp dụng nhiều thành tựu khoa học vào sản xuất, đặc biệt là đưa cơ giới vào sản xuất nông nghiệp như máy máy cày, máy sạ hàng v.v. Tuy nhiên, số lượng máy gặt đập liên hợp của các xã vẫn bị hạn chế về số máy, không tương thích với quy mô sản xuất lúa của các xã, làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

f. Các hình thức tổ chức sản xuất của các xã nghiên cứu:

Để tái cơ cấu nông nghiệp thành công, chuyển nền sản xuất ‘số lượng’

sang sản xuất ‘chất lượng’ có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết, rất nhiều việc cần phải làm, như quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai, tín dụng, áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, phù hợp v.v… trong đó vấn đề thúc đẩy kinh tế hợp tác (KTHT) trong nông nghiệp để gắn kết sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ ở nông thôn nước ta với chuỗi giá trị toàn cầu là trọng tâm.

Huyện Lệ Thủy là một trong những huyện đứng đầu trong toàn tỉnh về số lượng và chất lượng các HTX trong sản xuất nông nghiệp. Toàn huyện có 64 HTX dịch vụ nông nghiệp hoạt động từ 5-7 khâu dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó:

Xã Lộc Thủy có 2 HTX dịch vụ nông nghiệp, có từ 5-6 khâu dịch vụ cho xã viên HTX và hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liền năm 2013-2014;

có 2 làng nghề (Chiếu cói An xã và rượu Tuy Lộc) và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp như: Nấm, mộc dân dụng...hoạt động đạt hiệu quả, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương.

Xã Phong Thủy có 2 HTX dịch vụ nông nghiệp (HTX Thượng Phong và HTX Đại Phong), thực hiện dịch vụ từ 5-8 khâu dịch vụ cho xã viên HTX, lợi nhuận hàng năm đạt từ 200-600 triệu đồng và đang là thực sự bà đở cho người nông dân trong sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản.

Xã Phú Thủy có 5 HTX dịch vụ nông nghiệp, thực hiện từ 5-8 khâu dịch vụ cho xã viên của HTX. Các HTX đều làm ăn có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao. Ngoài ra trên địa bàn có 7 trang trại, trong đó: trang trại chăn nuôi 4 cái; 01 trang trại lâm nghiệp và 02 trang trại tổng hợp.

Các HTX dịch vụ nông nghiệp và các trang trại trên địa bàn 3 xã nghiên cứu hoạt động có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tái sinh ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 49 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)