CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐẾN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.2.2 Các cách tiếp cận trong phân tích cán cân thanh toán quốc tế
Có ba cách tiếp cận trong phân tích cán cân thanh toán quốc tế (Pierce & Tysome, 1987): cách tiếp cận theo hệ số co giãn, cách tiếp cận hấp thụ, cách tiếp cận tiền tệ.
Cách tiếp cận truyền thống theo hệ số co giãn do Robinson xây dựng và phát triển vào năm 1930, tập trung vào điều kiện hệ số co giãn cần thiết cho sự phá giá để cải thiện cán cân tài khoản vãng lai. Với ΒB là cán cân thanh toán quốc tế, đại diện là tài khoản vãng lai, được đo bằng tiền nội tệ. Xuất khẩu, X, đo bằng nội tệ và nhập khẩu F đo bằng ngoại tệ, là hàm của mức giá tương đối (Pj là giá nội địa xuất khẩu, Pf là giá ngoại tệ nhập khẩu) và tỷ giá hối đoái E được định nghĩa là đơn vị tiền tệ trong nước để mua một đơn vị ngoại tệ. Để có được điều kiện độ co giãn, Robison thiết lập phương trình tài khoản vãng lai:
BB = X (Pd / Pf, E) – E F (Pd / Pf, E) (2.13)
Cách tiếp cận này giả định rằng với khả năng dự phòng, độ co giãn cung của hàng xuất khẩu và nhập khẩu là vô hạn, vì vậy, mức giá được xem như là không đổi. Đặc trưng của cách tiếp cận này là điều kiện nổi tiếng của Marshall-Lerner, trong đó nêu rõ rằng sự phá giá sẽ cải thiện cán cân thanh toán quốc tế trên tài khoản vãng lai nếu tổng độ co dãn theo giá của cầu xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 1.
Phương pháp tiếp cận hệ số co giãn của Robison cho thấy sự mất cân đối trong cân bằng cán cân thanh toán quốc tế là do những biến động giá tương đối, và việc khôi phục lại trạng thái cân bằng đòi hỏi sự điều chỉnh giá tương đối, thông qua sự thay đổi tỷ giá hoặc thông qua phá giá đồng nội tệ tuyệt đối nếu giá ngoại tệ không đổi, hoặc mức tăng giá trong nước tương đối nhỏ nếu mức giá nước ngoài tăng (Pierce
& Tysome, 1987).
Cách tiếp cận cán cân thanh toán quốc tế theo hướng hấp thụ do Meade phát triển năm 1951. Phương pháp hấp thụ tập trung vào sự mất cân đối tài khoảng vãng lai do sự khác biệt giữa sản lượng trong nước và chi tiêu trong nước (IMF, 2000). Cách tiếp cận hấp thụ giả định rằng mức thu nhập là yếu tố chính quyết định mức độ hấp thụ và cán cân thanh toán quốc tế chủ yếu được xác định bởi mức độ hấp thụ. Với A
= G + I + C và đại diện cho xuất khẩu là biến ngoại sinh (xuất khẩu F được đo bằng nội tệ), Py là thu nhập quốc gia, theo Pierce & Tysome (1987), phương trình cân bằng cán cân thanh toán quốc tế B có dạng:
B = – F(A) = Py – A (Py) (2.14)
Từ phương pháp tiếp cận hấp thụ, một số hàm ý chính sách được đưa ra. Có hai loại chính sách kiểm soát mà các nhà chức trách có thể thực hiện trong việc đưa Py và A cùng thay đổi như nhau (Musoke, 2002). Thứ nhất, có những biện pháp điều chỉnh chi tiêu theo lịch trình hấp thụ trong nền kinh tế, gồm các thay đổi về mức độ và thành phần của ngân sách, cũng như việc điều chỉnh chi phí và khả năng tín dụng.
Thứ hai, những biện pháp kiểm soát chuyển chi được thiết kế để chuyển hướng chi tiêu trong nước ra nước ngoài cho trong nước và cả chi tiêu nước ngoài cho sản lượng trong nước, với ý định ảnh hưởng đến Py thông qua quá trình số nhân chi tiêu. Những hạn chế về phá giá và nhập khẩu, chẳng hạn như thuế quan và hạn ngạch, là những ví dụ về các chính sách chuyển chi phí. Thông điệp chung xuất hiện từ mô hình hấp thụ là việc loại bỏ sự mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế đòi hỏi sự gia tăng Py so với A hoặc sự giảm A so với Py, chỉ khi tổng số tiền thu được từ các khoản thu ngoại tệ tăng so với các khoản thanh toán ngoại tệ. Cách tiếp cận hấp thụ có nhược điểm là đã bỏ qua điều kiện tiền tệ. Tuy nhiên, bằng cách chỉ
ra thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế có nghĩa là vượt quá khoản thanh toán đối với các khoản thu, cách tiếp cận hấp thụ đã chú ý đến bản chất tiền tệ của thâm hụt và thặng dư cán cân thanh toán quốc tế (Pierce & Tysome, 1987).
Cách tiếp cận tiền tệ khi phân tích cán cân thánh toán quốc tế thể hiện mối quan hệ giữa cán cân thanh toán quốc tế và cung tiền của quốc gia (Chacholiades, 1990).
Hơn nữa, cách tiếp cận này lập luận rằng nếu có thặng dư hay thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong thị trường tiền tệ. Thâm hụt là do cung tiền vượt quá cầu tiền, trong khi thặng dư là do cầu tiền vượt quá cung tiền (Howard & Mamingi, 2002). Do đó, cách tiếp cận tiền tệ tập trung vào tác động tiền tệ của sự mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Về giá cả, cách tiếp cận tiền tệ coi mức giá chung là yếu tố quyết định giá trị thực của tài sản danh nghĩa, tiền và nợ quốc tế. Giá tương đối đóng vai trò thứ yếu vì chúng chỉ có tác dụng tạm thời trên cán cân thanh toán (Fleermuys, 2005).
Với ∆R là mức thay đổi dự trữ ngoại hối, Y thu nhập thực của nền kinh tế, P là mức giá, I là đầu tư tư nhân, D là tín dụng nội địa, theo Fleermuys (2005), phương trình dự trữ ngoại hối có dạng:
∆R = ∆[F(Y,P,I)] – ∆D (2.15)
Phương trình 2.16 là phương trình cơ bản của cách tiếp cận tiền tệ đối với cán cân thanh toán quốc tế, cho thấy cán cân thanh toán là kết quả của sự phân kỳ giữa tăng trưởng cầu tiền và tăng trưởng tín dụng trong nước, trong khi hệ quả tiền tệ của cán cân thanh toán đưa thị trường tiền tệ về vị trí cân bằng (Fleermuys, 2005). Với cầu tiền ổn định, sự gia tăng tín dụng trong nước làm dự trữ ngoại hối giảm một lượng tương đương. Do đó, hệ số ∆D, được gọi là hệ số bù trừ, cho thấy mức độ thay đổi tín dụng trong nước được bù đắp bằng những thay đổi trong dự trữ quốc tế (Dhliwayo, 1996).
Cách tiếp cận tiền tệ cho rằng cán cân thánh toán bị thâm hụt là kết quả của việc giảm cung tiền dẫn đến những thay đổi trong dự trữ ngoại hối. Tình trạng này chỉ mang tính tạm thời, với điều kiện không có sự can thiệp của các cơ quan tiền tệ Nhiều nền kinh tế nhỏ bị thâm hụt liên tục trong cán cân thanh toán vì chính quyền
sử dụng chính sách tín dụng và chính sách chi tiêu để duy trì mức sản lượng và việc làm (Howard & Mamingi, 2002).