CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐẾN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
4.2. Phân tích định lượng tác động của các thành phần cán cân thanh toán quốc tế đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu Á
4.2.1. Kết quả thống kê mô tả
Các chỉ số thống kê mô tả các biến của 10 quốc gia đang phát triển tại Châu Á sẽ được trình bày trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình Variable Mean
Sd Min Max skewness
BB/GDP
(%) -2,74 3,70 -17,00 8,10 0,28
CA/GDP
(%) -1,12 7,12 -43,77 16,86 -2,07
FDI/GDP
(%) 2,70 4,96 -37,16 43,91 1,77
INF
(%) 10,48 23,87 -5,99 318,89 9,59
EX (Nội tệ/USD)
2.536,28 5.326,27 2,50 22.370 2,16
GDP
(tỷ USD) 235 386,00 0,77 2.597 3,52
Từ bảng kết quả 4.1 cho thấy cán cân ngân sách/tổng thu nhập quốc nội 10 quốc gia đang phát triển tại châu Á bị thâm hụt ở mức trung bình là -2,74%, mức thặng dư cao nhất là 8,1% ở Pakistan năm 1992, và mức thâm hụt lớn nhất là -17% ở Mông Cổ năm 2016. Tình trạng cán cân ngân sách nhà nước bị thâm hụt diễn ra ở các nước đang phát triển là phù hợp với nhu cầu tăng trưởng kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội.
Cán cân tài khoản vãng lai/tổng thu nhập quốc nội trung bình của 10 quốc gia đang phát triển tại châu Á cũng bị thâm hụt tại mức -1,12%, với mức thặng dư lớn nhất là 16,86% ở Malaysia năm 2008 và mức thâm hụt lớn nhất là -43,77% ở Mông Cổ năm 2012.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trên tổng sản phẩm quốc nội 10 quốc gia đang phát triển tại châu Á trung bình là 2,7% trong giai đoạn từ năm 1991-2017. Mông Cổ là quốc gia có tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP cao nhất là 43,91% vào năm 2011. Tuy nhiên, năm 2012, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP của Mông Cổ thấp nhất là -37,16%.
Về lạm phát. Trong thời kỳ nghiên cứu từ năm 1991-2017 tại 10 quốc gia đang phát triển tại châu Á, lạm phát có giá trị trung bình là 10,48%, lúc cao nhất lạm phát tăng
đến mức 318,89% ở Mông Cổ năm 1993, và thấp nhất là -5.99% ở Malaysia năm 2009.
Tỷ giá hối đoái trong suốt thời gian nghiên cứu tại 10 quốc gia đang phát triển tại châu Á có mức cao nhất là 22.370 VNĐ/USD, và đồng tiền có giá trị nhất là của Malaysia vào năm 1995, mức tỷ giá là 2,5 Ringgit/USD. Đồng tiền có giá trị thấp nhất là Việt Nam với mức tỷ giá năm 2017 là 22.370 VNĐ/USD.
Về tổng thu nhập quốc nội, nước có mức GDP cao nhất là Ấn Độ, năm 2017 Ấn Độ có mức thu nhập quốc nội là 2.597 tỷ USD. Nước có mức thu nhập quốc nội thấp nhất là Mông Cổ năm 1993 là 0,77 tỷ USD. Mức thu nhập quốc nội bình quân của 10 quốc gia đang phát triển tại châu Á trong thời kỳ nghiên cứu là 235 tỷ USD.
4.2.2. Kết quả kiểm định tính dừng
Kết quả kiểm định tính dừng sẽ được trình bày cụ thể tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tính dừng của các biến trong mô hình Levin-Lin-Chu unit-root test
Ho: Panels contain unit roots Number of panels = 10 Ha: Panels are stationary Number of periods = 27 LR variance: Bartlett kernel, 9.00 lags average (chosen by LLC)
Variance Statistic Unadjusted t
Statistic Adjusted t*
p_value
BB/GDP -5,7756 -2,2814 0,0113
CA/GDP -6,8250 -2,3951 0,0083
FDI/GDP -7,6099 -3,8265 0,0001
INF -8,4368 -2,7635 0,0029
EX -5,3873 -3,6269 0,0001
GDP -0,9848 0,1436 0,5571
D.GDP -11,3246 -6,2883 0,0000
Theo kết quả kiểm định tính dừng ở bảng 4.2, giá trị p_value của kiểm định nhỏ hơn mức ý nghĩa 10%, giả thiết H0 của kiểm định bị bác bỏ. Vì vậy, các biến BB/GDP, CA/GDP, FDI/GDP, INF, EX dừng ở bậc 0, trong khi biến GDP dừng tại bậc 1.
4.2.3. Kết quả hồi quy Pool OLS, FEM và REM
Luận văn sử dụng các mô hình hồi quy Pool OLS, FEM, REM để ước lượng các hệ số của phương trình hồi quy. Bảng 4.3 trình bày hệ số ước lượng của phương trình hồi quy.
Bảng 4.3. Kết quả ước lượng bằng mô hình Pool OLS, FEM, REM
Biến độc lập OLS
(p_value)
FEM (p_value)
REM (p_value)
CA/GDP 0,0517323
(0,078)
0,0535686 (0,069)
0,0517323 (0,078)
FDI/GDP 0,1540144
(0,000)
0,1616242 (0,000)
0,1540144 (0,000)
INF -0,0180263
(0,019)
-0,0216121 (0,007)
-0,0180263 (0,019)
EX -0,7015377
(0,011)
-1,080906 (0,006)
-0,7015377 (0,011)
GDP -1,016102
(0,000)
-1,052094 (0,000)
-1,016102 (0,000)
_cons 26,21746
(0,000)
29,04003 (0,000)
26,21746 (0,000)
Bảng 4.3 cho thấy kết quả ước lượng bằng mô hình Pool OLS, FEM, REM, trong đó, hệ số hồi quy các biến cán cân tài khoản vãng lai trên GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thu nhập quốc dân đều có ý nghĩa thống kê.
Sau khi thực hiện hồi quy bằng phương pháp Pool OLS, FEM, REM, luận văn sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn sự phù hợp của 2 mô hình FEM, REM và
kiểm định LM test để lựa chọn sự phù hợp của 2 mô hình Pool OLS, REM. Kết quả của 2 kiểm định này sẽ được trình bày trong bản 4.4 và bảng 4.5.
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Hausman
Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(3) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 14,05
Prob>chi2 = 0,0153
Với giả thiết: H0: ɛ i và biến độc lập không tương quan, H1: ɛ i và biến độc lập có tương quan
Vì giá trị p_value của kiểm định nhỏ hơn mức ý nghĩa 10%, bác bỏ giả thiết H0. Vì vậy, mô hình FEM hiệu quả hơn so với mô hình REM.
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định LM test
Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects BB/GDP[quocgia,t] = Xb + u[quocgia] + e[quocgia,t]
Test: Var(u) = 0
chibar2(01) = 421.03 Prob > chibar2 = 0.0000 Dựa vào kết quả kiểm định LM test ở bảng 4.5, giá trị p_value nhỏ hơn mức ý nghĩa 10%. Vì vậy, mô hình REM hiệu quả hơn so với mô hình Pool OLS.
Qua hai kiểm định Hausman và LM test cho thấy mô hình FEM hiệu quả hơn so với mô hình REM và Pool OLS. Sau khi lựa chọn mô hình FEM, tác giả luận văn thực hiện kiểm định các bệnh có thể có của mô hình.
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Variable VIF SQRT VIF Tolerance R- Squared
CA/GDP 1,38 1,18 0.7230 0.2770
FDI/GDP 1,26 1,12 0.7961 0.2039
INF 1,17 1,08 0.8540 0.1460
EX 1,09 1,04 0.9215 0.0785
GDP 1,29 1,14 0.7740 0.2260
Mean VIF 1,24
Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ở bảng 4.6 cho thấy giá trị hệ số phóng đại phương sai VIF là 1,24. Vì vậy, mô hình không bị hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i
chi2 (10) = 2062,80 Prob>chi2 = 0,0000
Giá trị p_value của kiểm định phương sai thay đổi nhỏ hơn mức ý nghĩa 10%, Vì vậy, giả thiết H0 bị bác bỏ, nghĩa là mô hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
Dựa vào kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ở bảng 4.6 và kiểm định phương sai thay đổi ở bảng 4.7, mô hình không bị hiện tượng đa cộng tuyến nhưng xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
4.2.4. Kết quả hồi quy GLS
Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, tác giả luận văn sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS). Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS sẽ được trình bày trong bảng 4.8.
Bảng 4.8. Kết quả hồi quy GLS
BB/GDP Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
CA/GDP 0,0817527 0,0268602 3,04 0,002 0,029108 0,1343977 FDI/GDP 0,1767145 0,0261056 6,77 0,000 0,125549 0,2278805 INF -0,003531 0,005561 -0,63 0,525 -0,014430 0,0073686 EX -0,108286 0,1733861 -0,62 0,532 -0,448116 0,2315448 GDP 0,5125893 0,2696184 1,9 0,057 -0,015853 1,041032 _cons -15,46499 6,978144 -2,22 0,027 -29,1419 -1,788076 4.2.5. Thảo luận về kết quả nghiên cứu:
Dựa vào kết quả hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát GLS ở bảng 4.8, cán cân tài khoản vãng lai có tác động cùng chiều đến cân đối ngân sách nhà nước tại mức ý nghĩa 10%. Khi tăng 1% trong thặng dư cán cân tài khoản vãng lai trên tổng thu nhập quốc gia sẽ cải thiện cân đối ngân sách nhà nước trên tổng thu nhập quốc gia
0,08% và ngược lại. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm của Hatemi & Shukur (2002), Kim & Kim (2006), Marinheiro (2008), Kalou &
Paleologou (2012), Trachanas & Katrakilidis (2013). Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên tổng sản phẩm quốc gia cũng có ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách nhà nước tại mức ý nghĩa 10%, ngân sách nhà nước sẽ được cải thiện 0,18% khi đầu tư trực tiếp nước ngoài trên tổng thu nhập quốc nội tăng 1%. Điều này phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm của Kipyegon (2016). Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy việc làm, chuyển giao công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các quốc gia tiếp nhận FDI. Đồng thời, thuế thu nhập doanh nghiệp thu được từ các công ty xuyên quốc gia góp phần bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước (Kipyegon, 2016). Mối quan hệ cùng chiều của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên tổng thu nhập quốc nội và cân đối ngân sách nhà nước trên tổng thu nhập quốc nội hàm ý rằng, khi đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng sẽ cải thiện khả năng cân đối ngân sách nhà nước. Ngoài ra, tổng thu nhập quốc nội ảnh hưởng cùng chiều đến việc cân đối ngân sách nhà nước tại mức ý nghĩa 10%, kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại các nước OECD của Tujula và các cộng sự (2004).