Các thành phần vốn luân chuyển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của hạn chế tài chính lên mối quan hệ phi tuyến giữa quản trị vốn luân chuyển (Trang 20 - 25)

Chương 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

2.1. Cơ sở lý thuyết vốn luân chuyển

2.1.2. Các thành phần vốn luân chuyển

2.1.2.1. Khoản phải thu: Các khoản phải thu là số tiền phát sinh từ quá trình bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Khoản phải thu ám chỉ đến lời hứa của các khoản công nợ do bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ, hay doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một khoản tín dụng, số dư nợ tài khoản này nên giữ ổn định, nếu gia tăng số dư trong kỳ chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang nới rộng tín dụng cho khách hàng để mở rộng thị trường bằng việc tăng số lượng khách hàng hoặc gia tăng lượng hàng tiêu thụ cho mỗi khách hàng, tất nhiên doanh nghiệp được lợi mang nhiều doanh số bán cho doanh nghiệp dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp tăng nếu như doanh nghiệp vẫn giữ được mức bán với giá cũ ban đầu. Điều ngược lại là doanh nghiệp cũng gánh chịu bất lợi là gia tăng rủi ro khách hàng mất khả năng thanh toán do nợ chồng chất, thời gian cho nợ dài doanh nghiệp sẽ thiếu tiền và do đó doanh nghiệp mất khả năng đầu

tư vào các dự án tốt do thiếu vốn đầu tư. Do vậy các nhà quản lý nên xây dựng chính sách bán hàng tối ưu nhằm cân đối được được sự đánh đổi giữa doanh thu, lợi nhuận, chi phí cơ hội với sự giảm giá, rủi ro khách hàng không trả nợ.

2.1.2.2. Hàng tồn kho: Hàng tồn kho là hàng hóa được dự trữ để bán như là một hoạt động kinh doanh của công ty. Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong quá trình sản xuất kinh doanh, đang trong quá trình sản xuất dở dang, nguyên liệu, vật liệu và dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ (Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, 2008)

Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng tồn kho có vai trò quan trọng được ví như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh như dự trữ - sản xuất - tiêu thụ sản phẩm khi mà giữa các giai đoạn này không phải lúc nào cũng được diễn ra đồng bộ. Hàng tồn kho mang lại cho bộ phận sản xuất và maketing của doanh nghiệp sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh như lựa chọn thời điểm mua nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Ngoài ra hàng tồn kho còn giúp cho doanh nghiệp tự bảo vệ trước những biến động cũng như sự không chắc chắn về nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại như các doanh nghiệp bán sỉ hay bán lẻ thì hàng tồn kho cũng có vai trò tương tự là một tấm đệm giữa giai đoạn mua hàng và bán hàng trong chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Cũng như nhiều tài sản khác trong doanh nghiệp, việc tồn trữ hàng tồn kho là một quyết định đầu tư vào vốn luân chuyển. Để xác định được lượng hàng tồn kho tối ưu nhà quản trị hàng tồn kho cần cân đối sự đánh đổi giữa lợi ích mà hàng tồn kho mang đến cho doanh nghiệp với một bên là sự mất mát chi phí phát sinh liên quan.

Theo tác giả Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2003) thì các doanh nghiệp sản xuất thường có ba loại hàng tồn kho ứng với ba giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang và tồn kho thành phẩm.

Mặc dù các nhà quản trị tài chính thường không tập trung ưu tiên vào việc quản lý hàng tồn kho mà thường ưu tiên tìm kiếm những quyết định đầu tư nào phù

hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của các cổ đông (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2003).

Các doanh nghiệp có số ngày tồn kho lớn, tức chu kỳ dài là những doanh nghiệp đầu tư lớn vào hàng tồn kho và doanh nghiệp đang kỳ vọng sự tăng giá hàng hóa trong tương lai dẫn đến giá trị doanh nghiệp gia tăng. Tuy nhiên việc tồn trữ hàng tồn kho cũng như nhiều tài sản khác trong doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp phải chịu phí tổn nhất định.

Trần Ngọc Thơ và cộng sự ( 2003, trang 746) phát biểu rằng “Tại cùng một thời điểm khi một doanh nghiệp được hưởng những lợi ích từ việc sử dụng hàng tồn kho thì các chi phí liên quan cũng phát sinh tương ứng, bao gồm:

Chi phí đặt hàng (Ordering costs) Chi phí tồn trữ (Carrying costs)

Chi phí thiệt hại do không có hàng (Stockout costs)”

Để quản trị hàng tồn kho có hiệu quả các nhà quản trị cần phải cần cân đối sự đánh đổi giữa lợi ích mà hàng tồn kho mang đến cho doanh nghiệp với một bên là sự mất mát chi phí phát sinh liên quan. Việc tồn trữ đủ một lượng thành phẩm, hàng hóa tồn kho mang lại lợi ích cho cả hai bộ phận sản xuất và bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với góc độ bộ phận kinh doanh, với mức dự kiến hàng hóa tiêu thụ trong tương lai không chắc bởi vì nó phụ thuộc vào sức cầu của thị trường cũng như thu nhập, dân số, thị hiếu...v.v. Vì vậy với lượng tồn trữ lớn sẽ đáp ứng nhanh chóng bất kỳ mức cầu nào trên thị trường và sẽ tối thiểu hóa những thiệt hại do sự thiếu hụt lượng hàng đáp ứng cho thị trường cũng như mất uy tính doanh nghiệp do sự chậm trễ giao hàng.

Đối với bộ phận sản xuất, dưới góc nhìn của bộ phận này thì việc duy trì một lượng lớn nguyên vật liệu, nhiên liệu...v.v. cho phép doanh nghiệp có thể gia tăng sản xuất một lượng lớn nhằm gia tăng cung hàng hóa ra thị trường ở những thời điểm cần

thiết, như sự gia tăng đơn hàng của khách hàng, tránh được những tổn thất thiếu nguyên vật liệu... v.v. Hơn nữa sản xuất với một lượng lớn sản phẩm trong một thời gian ngắn sẽ giảm được định phí trên một đơn vị sản phẩm do đó làm giảm giá thành đơn vị sản phẩm tạo điệu kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh.

2.1.2.3. Khoản phải trả: Là các nghĩa vụ gắn liền với thanh khoản mà theo đó doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp sau một thời gian nhất định doanh nghiệp chưa cần thiết trả cho nhà cung cấp, bằng khoản tiền phải trả này doanh nghiệp có thể tài trợ bổ sung vốn luân chuyển cho doanh nghiệp, tuy nhiên những thứ bất lợi có thể xảy ra như hàng hóa kém phẩm chất, lỗi thời...v.v, và doanh nghiệp không được hưởng chính sách khuyến mãi bán hàng, chiết khấu bán hàng và bị ép buộc độc quyền bán cho doanh nghiệp. Thậm chí kéo dài thời hạn có thể mất đi danh tiếng của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường không hoàn hảo. Thậm chí mất đi trong xếp hạn trong thang điểm của các nhà cho vay như các ngân hàng thương mại.

2.1.2.4. Doanh thu thuần: Doanh thu thuần là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng sau khi trừ đi các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) trong kỳ không phân biệt thu được tiền hay chưa.

2.1.2.4. Khoản tiền mặt: Tiền mặt ở đây được hiểu rộng hơn nó bao gồm quỹ tiền mặt trong doanh nghiệp nơi cắt giữa thường là két sắt an toàn ở doanh nghiệp, tiền gởi ở ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác. Ngoài ra tiền mặt còn bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao định kỳ chuyển sang tiền mặt vì thế gần đến thời điểm chuyển đổi chúng có rủi ro thay đổi giá cả do lãi suất thay đổi.

Có ba động cơ khiến người ta giữ tiền mặt:

Động cơ giữ tiền để thực hiện giao dịch: Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có một lượng tiền nhất định để thực hiện các giao dịch như thanh toán tiền hàng hóa cho các nhà cung ứng nguyên vật liệu, hoặc thanh toán các chi phí phát sinh hàng ngày như chi mua văn phòng phẩm, sửa chữa nhỏ, thanh toán tiền lương, nộp thuế cho cơ

quan thuế hay trả lãi ngân hàng nói chung rất nhiều giao dịch cần phải có tiền để đáp ứng sản xuất xảy ra liên tục.

Động cơ giữ tiền để đầu cơ: Trong cơ chế thị trường giá cả sẽ biến động, sẽ tăng giá nguyên vật liệu khi nhu cầu tăng, cung ứng giảm như mất mùa, thiên tai hay vào vụ sản xuất…v.v. Doanh nghiệp sẵn sàng nắm bất cơ hội đầu tư thuận lợi, doanh nghiệp sẽ đầu cơ tích trữ hàng hóa chờ tăng giá rõ ràng điều này là không tốt cho nền kinh tế.

Động cơ giữ tiền để dự phòng: Các doanh nghiệp thường áp dụng một cách thận trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, chính điều này doanh nghiệp thường dự phòng một khoản tiền nhất định để đáp ứng cho những biến cố bất ngờ xảy ra mà doanh nghiệp không lường trước như doanh nghiệp phải dự phòng một khoản tiền nhất định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên khi xảy ra cho khách hàng tới hạn thu tiền nhưng doanh nghiệp không thể thu được như doanh nghiệp bỏ trốn hoặc họ vi phạm hợp đồng.

Doanh nghiệp cần duy trì một lượng tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu của mình, tuy nhiên nếu nắm giữ tiền mặt quá nhiều sẽ phát sinh chi phí cơ hội, doanh nghiệp mất đi cơ hội đầu tư cho các dự án tiềm năng. Như vậy nắm giữ tiền mặt bao nhiêu là hợp lý luôn là vấn đề đặt ra cho nhà quản lý, vì việc nắm giữ tiền mặt có tác động lên hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp. Để đi sâu hơn về vấn đề, phần sau đây tác giả trình bày hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

2.1.2.4. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp:

Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là chỉ tiêu rất quan trọng đối với hầu hết các nhà quản lý. Việc sử dụng công để đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Có nhiều chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Các chi tiêu về lợi nhuận gồm có: Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn sở hữu (ROE). Đây là hai chỉ tiêu phổ biến được sử dụng trong nghiên cứu về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Ngoài ra một số tác giả còn dùng chỉ tiêu khác như: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), hoặc EBITDA...v.v.

Đối với chỉ tiêu thị trường thì chỉ số Tobin’q được sử dụng rộng rãi, là công cụ đánh giá rất tốt về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu này tác giả sử dụng chỉ tiêu Tobin’q để đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, chữ q xuất hiện khá sớm trong bài nghiên cứu “ A General Equilibrium Approach To Monetary Theory ” đã chỉ ra chữ q (Tobin, 1969), sau đó nhiều tác giả cũng dùng Tobin’q trong bài nghiên cứu của mình (Himmelberg et al,1999; Thomsen et al, 2006;

Caballero et al, 2013).

Công thức tính Tobin’q trong bài nghiên cứu này được tính như sau:

Tobin’q = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 + 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑠ổ 𝑠á𝑐ℎ 𝑐ủ𝑎 𝑛ợ 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑠ổ 𝑠á𝑐ℎ 𝑐ủ𝑎 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của hạn chế tài chính lên mối quan hệ phi tuyến giữa quản trị vốn luân chuyển (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)