Chương 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
4.2. Phân tích ma trận hệ số tương quan các biến
Phân tích bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến. Bảng 4.2 cho chúng ta có các cập biến tương ứng có quan hệ tuyến tính như thế nào cũng như mức độ tương quan của chúng thông qua hệ số tương quan. Đồng thời thông qua hệ số tương quan này cũng giúp chúng ta kiểm tra tính chất đa cộng tuyến. Chúng ta sẽ loại ra những biến có tính cộng tuyến cao ảnh hưởng xấu đến kết quả nghiên cứu bằng cách chúng ta kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Bài nghiên cứu này sẽ ước lượng hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) của các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Trong trường hợp có biến nào có hệ số phóng đại quá cao tác giả sẽ loại biến đó ra khỏi mô hình nghiên cứu. Đồng thời tác giả cũng kiểm định White để kiểm tra sự thay đổi phương sai. Trước hết tác giả hồi quy mô hình theo theo OLS.
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Q NTC NTC2 SIZE LEV GRO
WTH
ROA
Q 1,0000
NTC -0,0955
***
0,0000
1,0000
NTC2 -0,0472
**
0,0444
0,8813***
0,0000
1,0000
SIZE 0,3120
***
0,0000
-0,1835***
0,0000
-0.1178***
0,0000
1,0000
LEV -0,0931
***
0,0001
0,0550**
0,0193
0,0269 0,2523
0,2774***
0,0000
1,0000
GROWTH 0,0739
***
0,0017
-0,0464**
0,0481
-0,0312 0,1840
0,0914***
0,0001
0,0576**
0,0141
1,0000
ROA 0,4917
***
0,0000
-0,1759***
0,0000
-0,0867***
0,0002
0,1728***
0,0000
-0,3628***
0,0000
0,0965***
0,0000
1,0000
Nguồn: Theo tính toán của tác giả; bao gồm 1.812 quan sát từ 222 doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 - 2016.
*** có ý nghĩa ở mức 1%
** có ý nghĩa ở mức 5%
* có ý nghĩa ở mức 10%
Trong đó: Q: Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; NTC: Chu kỳ thường mại thuần; NTC2: Chu kỳ thương mại thuần bình phương; SIZE: Quy mô của doanh nghiệp; LEV: Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp; GROWTH: Cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp; ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp.
Bảng ma trận hệ số tương quan giữa các biến Bảng 4.2 cho thấy quan hệ tương quan là rất yếu ngoại trừ mối tương quan giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp với quy mô doanh nghiệp biến SIZE cùng chiều có hệ số tương quan là 0,3120 với mức ý nghĩa 1%; quan hệ tương quan là rất yếu ngoại trừ mối tương quan giữa hiệu quả hoạt động doanh nghiệp với tỷ suất sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp biến ROA
cùng chiều có hệ số tương quan là 0,4917 với mức ý nghĩa 1%. Điều này hàm ý doanh nghiệp có quy mô càng lớn càng có cơ hội tiếp cận nguồn vốn, xâm nhập tốt thị trường, phát triển lợi thế theo quy mô vì vậy doanh ngiệp Việt nam có quy mô càng lớn càng hiệu quả. Hơn nữa tỷ suất sinh lợi trên tài sản càng lớn thì hiệu quả hoạt động doanh nghiệp càng lớn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây là SIZE, ROA có mối tương quan mạnh và cùng chiều với hiệu quả doanh nghiệp với mức ý nghĩa 1% (Đoàn Thị Vân, 2015).
Bảng hệ số tương quan còn cho thấy chu kỳ thương mại thuần tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp với hệ số tương quan (NTC) là - 0,0955 với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này chỉ ra phù hợp với kết quả nghiên trước đây cho biết NTC là quan hệ nghịch biến với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp với mức ý nghĩa 1% (Lê Thị Thanh Thảo, 2016).
Ngoài ra biến LEV có tác động ngược chiều và biến GROWTH có tác động cùng chiều điều có mức ý nghĩa thống kê tương ứng 1%.
Sau cùng là hầu như tất cả các cập biến độc lập: NTC: Chu kỳ thường mại thuần;
SIZE: Quy mô của doanh nghiệp; LEV: Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp;
GROWTH: Cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp; ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp. Các cập biến độc lập tương ứng điều có hệ số nhỏ (=< 0,3628).
Điều này cho thấy mối tương quan giữa các biến độc lập là rất yếu ngoại trừ cập biến (NTC và NTC2 có hệ số 0,8813) vì NTC2 làbình phương của biến NTC, chúng bị đa cộng tuyến.
Bảng hệ số tương quan cho chúng ta thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập trừ cập biến NTC và NTC2 điều có hệ số < 0,8 theo phân tích ở chương 3 thì ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Tuy nhiên phân tích bảng hệ số tương quan giữa các biến để có cái nhìn sơ lược ban đầu, kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến, chưa có kiểm tra mối quan hệ phi tuyến giữa chu kỳ thương mại thuần với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Do
đó để có cái nhìn sâu sắc, toàn diện và chính xác hơn tác giả đã đã tiến hành hồi quy mô hình (1) theo phương pháp ước lượng GMM hai bước.