Chương 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ phi tuyến vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về quan hệ phi tuyến vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động không chỉ có mối quan hệ tuyến tính mà còn có quan hệ phi tuyến. Quản trị vốn luân chuyển là sự đánh đổi giữa lợi ích kỳ vọng trong tương lại và rủi ro tối ứu khi đầu tư vào tài sản ngắn hạn.
Bài nghiên cứu của tác giả Shin and Soenen (1998) đã đưa ra nhận định kết quả tìm thấy này hàm ý rằng nếu muốn nâng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, tạo ra giá trị cho cổ đông thì cần phải giảm vốn luân chuyển (Đại diện cho vốn luân chuyển là NTC) đến giá trị tối thiểu phù hợp. Đồng thời bài nghiên cứu cũng khám phá ra quản trị vốn luân chuyển có tác động lên tính thanh khoản của doanh nghiệp. Đứng trước ngưỡng cửa như vậy doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa lợi ích của hai chiến lược quản trị vốn luân chuyển: Một là doanh nghiệp có thể giảm thiểu đầu tư vào vốn luân chuyển để tạo lợi ích cho doanh nghiệp, doanh nghiệp dùng khoản tài chính này đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lợi cao. Hai là doanh nghiệp chấp nhận tăng vốn luân chuyển để thiết kế tăng doanh thu bán hàng, dẫn đến lợi nhuận tăng. Như vậy việc quản trị vốn luân chuyển là vô cùng quan trọng nó có thể làm gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà mặt ngược lại nó cũng gia tăng rủi ro như chúng ta siết chặt quá với khách hàng bằng những chính sách thu tiền ngay, thu tiền nhanh… v.v.
Điều này có thể gây áp lực lên khách hàng và họ có thể giảm lượng mua hoặc thậm
chí tìm nguồn thay thế điều này dẫn đến sụt giảm doanh thu của doanh nghiệp, giảm lợi nhuận. Điều này hàm ý rằng quản trị vốn luân chuyển tác động cùng chiều, ngược chiều lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp mà chúng ta đã thấy từ kết quả nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả.
Các doanh nghiệp đầu tư vào vốn luân chuyển ở khâu khoản phải thu và hàng tồn kho thường mang đến doanh thu cao hơn, mở rộng thị trường tiêu thụ. Vì vậy kỳ vọng có mối quan hệ cùng chiều giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Có rất nhiều cơ sở để giải thích sự tương quan cùng chiều này. Đầu tiên Blinder and Maccini (1991) đã khám phá ra rằng hàng tồn kho nhiều hơn có thể giảm chi phí cung cấp, sự biến động giá cả thị trường, ngăn chặn kịp thời sự gián đoạn trong quá trình sản xuất sản phẩm và thiếu hụt hàng bán ra bên ngoài. Tiếp theo Fazzari,S, M and Petersen, B, C (1993) cũng chỉ ra rằng vốn luân chuyển có vai trò phòng ngừa, bảo hiểm chống lại sự thâm hụt tiền mặt trong tương lai. Sau cùng Wilner (2000) đã khám phá ra rằng các chủ nợ thương mại thường không trực tiếp thu lãi từ tín dụng thương mại; thay vào đó họ cung cấp giảm giá cho khoản thanh toán. Chiết khấu cho khoản thanh toán có thể được coi là khoản phí lãi suất cho việc thanh toán trễ. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ nhận được khoản chiết khấu bán hàng từ phía đối tác cung cấp đầu vào nếu như họ thanh toán sớm hơn đúng hạn theo hợp đồng. Điều ngược lại nếu doanh nghiệp không giữ đúng cam kết trong hợp đồng do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân không đáp ứng đủ vốn luân chuyển sẽ bị mất đi khoản chiết khấu bán hàng, điều này cũng làm giảm lòng tin giữa doanh nghiệp và đối tác, tình trạng kéo dài hoặc xảy ra nhiều lần có thể nhà cung cấp ngưng giao hàng, hoặc giao hàng thu tiền ngay thậm chí nhà cung cấp có thể gia tăng giá để bù đắp rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy vậy, không phải lúc nào đầu tư vào vốn luân chuyển ở mức cao là hiệu quả đối với doanh nghiệp, Nếu việc đầu tư vượt quá mức vào các khoản hàng tồn kho, các khoản phải thu có thể kéo theo hệ lụy phát sinh chi phí lưu trữ, bảo quản và phát sinh nhiều rủi ro tiềm ẩn vỡ nợ của khách hàng, việc tăng vốn luân chuyển đồng nghĩa
với việc phải tìm nguồn tài trợ thông qua các khoản vay ngân hàng làm phát sinh chi phí, những tác dụng tiêu cực phụ có thể xảy ra khi chúng ta gia tăng vốn luân chuyển.
Deloof (2003) cho rằng giữa mức vốn luân chuyển cao đồng nghĩa với việc tài sản, tiền bạc của doanh nghiệp nằm lại lâu hơn trong chu kỳ vốn luân chuyển, làm cản trở việc doanh nghiệp đầu tư vào các dự án tiềm năng do đã dùng nguồn tài chính đầu tư vốn luân chuyển.
Như vậy ảnh hưởng đa chiều của vốn luân chuyển chỉ ra rằng việc gia tăng vốn luân chuyển giúp cho doanh nghiệp gia tăng giá trị doanh nghiệp, nhưng chỉ gia tăng đến một giới hạn nào đó, nếu tiếp tục gia tăng vượt quá mức hợp lý thì việc gia tăng này sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp. Sự ảnh hưởng đa chiều của vốn luân chuyển hình thành mối quan hệ phi tuyến giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó tồn tại một điểm tối ưu vốn luân chuyển cho các doanh nghiệp.
Caballero, S et al, 2013 xem xét mối quan hệ giữa việc quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp phi tài chính ở Vương quốc Anh trong giai đoạn 2001- 2007. Trong nghiên cứu của mình nhóm tác giả này đã đo lường hiệu quả hoạt động doanh nghiệp bằng Tobin’q thay thế cho cho cách đo lường lợi nhuận kế toán truyền thống. Trái ngược với các nghiên cứu trước đó, những phát hiện này hỗ trợ mạnh mẽ cho nghiên cứu quan hệ hình chữ U ngược giữa đầu tư vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hàm ý sự tồn tại mức đầu tư tối ưu vốn luân chuyển làm cho cân bằng giữa chi phí và lợi ích và tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Kết quả cho thấy các nhà quản lý nên tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động doanh nghiệp bởi vì doanh số bán hàng bị mất và mất chiết khấu cho các khoản thanh toán sớm hoặc chi phí tài chính bổ sung. Bài nghiên cứu này có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu vốn luân chuyển. Trước tiên là cung cấp bằng chứng mới về việc tác động của quản trị vốn luân chuyển lên hiệu quả của doanh nghiệp có dạng hình chữ U ngược. Thứ hai, tác giả cũng phân tích mối quan hệ giữa đầu tư vốn luân vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
theo những hạn chế tài chính của doanh nghiệp, phân tích xem liệu mức vốn luân chuyển tối ưu có nhạy cảm với các biện pháp thay thế của những ràng buộc về tài chính. Nghiên cứu cũng phát hiện mức vốn luân chuyển tối ưu của các doanh nghiệp bị hạn chế tài chính là thấp hơn mức vốn tối ưu của các doanh nghiệp ít hạn chế tài chính. Sau cùng tác giả sử dụng mô hình dữ liệu bảng và sử dụng phương pháp GMM để ước lượng, cho phép kiểm soát loại bỏ sự không đồng nhất không quan sát được và giải quyết các vấn đề nội sinh tiềm ẩn.
Tóm lại, qua các nghiên cứu trước đây của nhiều nhóm tác giả khác nhau trên những quốc gia khác nhau nhìn chung có hai luồng quan điểm trái chiều nhau.
Quan điểm đầu tiên cho rằng với mức vốn luân chuyển cao giúp doanh nghiệp dễ dàng tăng doanh thu và thu được khoản giảm giá từ việc thanh toán sớm cho nhà cung cấp và do đó có thể gia tăng giá trị doanh nghiệp.
Quan điểm trái ngược quan điểm đầu là mức vốn luân chuyển quá mức cần thiết thì việc gia tăng vốn luân chuyển chẳng mang lại lợi ích gì mà còn làm giảm hiệu quả hoạt động doanh nghiệp vì khi doanh nghiệp gia tăng quá mức vốn luân chuyển cần thiết, buộc doanh nghiệp phải gia tăng tìm nguồn tài trợ bổ sung, tức doanh nghiệp phải tiến hành đi vay nợ nên phải đối mặt với rủi ro tín dụng nhiều hơn, làm phát sinh chi phí tài chính làm tăng xác suất doanh nghiệp phá sản.
Những ảnh hưởng đồng biến và nghịch biến của quản trị vốn luân chuyển lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp chỉ ra rằng việc gia tăng vốn luân chuyển có thể bước đầu kéo theo gia tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhưng chỉ gia tăng đến một mức vốn luân chuyển nhất định, nếu doanh nghiệp tiếp tục gia tăng vượt qua mức này thì việc gia tăng vốn luân chuyển có tác dụng làm giảm hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Từ đó hình thành mối quan hệ phi tuyến hình chữ U ngược giữa quản lý vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu này tác giả xem xét có hay không mối quan hệ phi tuyến giữa quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Việt Nam dưới dạng hình chữ U ngược, từ đó tồn tại mức vốn luân chuyển tối ưu để tối đa hiệu quả doanh nghiệp.