Chương 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
4.1. Phân tích thống kê mô tả các biến
Phần đầu chương này trình bày tổng quát thống kê các biến độc lập và phụ thuộc để có cái nhìn tổng quan về dữ liệu nghiên cứu. Thống kê mô tả các giá trị trung bình của mẫu, giá trị lớn nhất của mẫu, giá trị nhỏ nhất của mẫu, giá trị trung vị của mẫu, độ lệch chuẩn của mẫu. Chi tiết được trình bày trong Bảng 4.1
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến
Q NTC SIZE LEV GROWTH ROA
Mean 1,037393 194,4487 27,18767 0,5383111 0,1892165 0,09116 P50 0,9500104 101,592 27,14054 0,5687159 0,1052634 0,0813346
Sd 0,4250236 501,4243 1,438226 0,2105686 0,7710196 0,0788983 Skewness 4,092623 10,11648 0,1561304 -0,3587356 11,40049 0,9512802 Kurtosis 36,2138 137,4621 3,122009 2,324134 200,7636 17,35121
P10 0,6975442 14,90705 25,40753 0,232642 -0,2488382 0,0206865 P90 1,448232 316,6506 28,95055 0,7987017 0,5570043 0,1820487 Max 6,450575 9720,639 31,68479 0,9705893 17,18667 0,9970228 Min 0,2945387 -203,55 22,71124 0,0309225 -0,8945717 -0,5170369
Nguồn: Theo tính toán của tác giả; bao gồm 1.812 quan sát từ 222 doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 - 2016.
Trong đó: Q: Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; NTC: Chu kỳ thường mại thuần; SIZE: Quy mô của doanh nghiệp; LEV: Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp;
GROWTH: Cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp; ROA: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản của doanh nghiệp.
Kết quả thông kê mô tả cho chúng ta biết tất cả các biến trong mô hình từ biến phụ thuộc Q cho đến các biến độc lập NTC, SIZE, LEV, GROWTH và ROA, có tất cả 1.812 quan sát từ 222 doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2016. Biến phụ thuộc Q có giá trị trung bình 1,037393, giá trị trung vị 0,9500104, giá trị lớn nhất 6,450575 và cuối cùng giá trị nhỏ nhất 0,2945387. Khi so sánh với kết qua nghiên cứu Sonia Baủos-Caballero, Pedro J. Garcớa - Teruel, Pedro Martớnez - Solano (2013) của bài báo “Working capital management, corporate performance, and financial constraints” nghiên cứu ở Vương Quốc Anh có sự khác biệt đáng kể là hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp ở Anh có mức trung bình là 1,4874. Sự khác biệt này xuất phát từ nhiều lý do nhưng chủ yếu là sự phát triển giữa hai quốc gia khác biệt, sự khác nhau về thời gian thu thập dữ liệu nghiên cứu, số lượng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu, quy mô thị trường ... v.v. Điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp giữa hai thị trường khác nhau. Như vậy hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này chịu ảnh hưởng của thị trường, đa phần doanh nghiệp Việt Nam có quy mô doanh nghiệp nhỏ, điều này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008.
Tiếp theo là biến NTC có giá trị trung bình là 194,4487, giá trị trung vị 101,592, giá trị cao nhất 9720,639, giá trị thấp nhất -203,55. Do Kurtosis (độ nhọn) khá lớn là 137,4621 nên biến NTC trong mẫu tập trung ở một số giá trị. Hơn nữa dữ liệu NTC phần lớn là dưới mức trung bình vì Skewness (độ bất đối xứng) khá cao 10,11648 >
0 nên đồ thị lệch về phía bên phải so với giá trị trung bình tức là Mean >Med>Mod.
Các doanh nghiệp Việt Nam có sự phân bổ vào vốn luân chuyển là phân tán không tập trung bởi vì kết quả thông kê cho thấy độ lệch chuẩn cao 501,4243, Hoàng Ngọc Nhậm (2012) đã chỉ ra rằng độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai, mà bản chất của phương sai thực chất là kỳ vọng toán học của bình phương các sai lệch hay nói cách khác là sai lệch bình phương trung bình, nó phản ảnh mức độ phân tán giữa các giá trị của đại lượng ngẫu nhiên xung quanh giá trị trung bình. Đại lượng nào có nhiều giá trị sai lệch lớn so với giá trị trung bình thì phương sai sẽ lớn hơn. Đại lượng nào có giá trị sai lệch ít so với giá trị trung bình thì phương sai sẽ nhỏ. Khi so sánh với các công ty ở Vương Quốc Anh thì chu kỳ luân chuyển 56.4772, đây là sự khác biệt rất lớn có thể có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên đối chiếu với bài nghiên cứu của tác giả Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) của bài báo “Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi: Bằng chứng thực nghiệm ở VN” nghiên cứu ở Việt Nam có sự tương đồng là chu kỳ vốn luân chuyển thuần của doanh nghiệp có mức trung bình là 181.3431 ngày.
Kết quả thống kê cũng cho chúng ta thấy rằng giá trị trung bình của biến SIZE quy mô doanh nghiệp là 27,18767 và có trung vị 27,14054 không lệch nhiều với giá
trị trung bình vì độ lệch chuẩn nhỏ 1,438226, chúng ta thấy độ bất đối xứng cũng nhỏ Skewness là 0,1561304. Khi so sánh với kết quả nghiên cứu các doanh nghiệp tại Anh của tác giả Caballero, S et al (2013)có sự khác biệt đáng kể, quy mô trung bình là 12,1233, trung vị 12,1041 và độ lệch chuẩn 2,0233, như vậy cho chúng ta cái nhìn ban đầu là quy mô các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là công ty nhỏ, nhưng điểm nổi bật là doanh Việt Nam là có quy mô lớn hơn quy mô các doanh nghiệp ở Anh.
Điều này cần nhìn thêm yếu tố sự khác nhau của tỷ lệ chuyển đổi giữa hai đơn vị tiền tệ giữa đồng Việt Nam và bảng Anh. Sự chênh lệch tỷ lệ chuyển đổi giữa hai đồng tiền là rất lớn, nói chung là chúng bị ảnh hưởng bởi chính sách xuất, nhập khẩu, tỷ lệ lạm phát giữa hai quốc gia, chính sách ngoại hối...v.v. Điều này cho thấy thực tế các doanh nghiệp ở Anh có quy mô lớn hơn các doanh nghiệp ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của tác giả Lê Tuấn Kiệt (2015) chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp trong giai đoạn 2006 - 2013 là 26,99 và trung vị 27,01.
Tiếp theo xem biến đòn bảy LEV có giá trị trung bình 0,5383111, trung vị 0,5687159 và độ lệch chuẩn 0,2105686 kết quả này cho thấy sự tương đồng giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam và các doanh nghiệp ở Anh Quốc mà tác giả Caballero, S et al (2013)đã chỉ ra giá trình trung đòn bẩy của các doanh nghiệp ở Anh trong giai đoạn 2001 - 2007là 0,5687, trung vị là 0,5717, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam có phần lớn hơn một ít, tuy không đáng kể (0,5687 - 0,5383111). Kết quả thống kê còn cho thấy rất phù hợp với bài nghiên cứu trước đây của tác giả Bùi Ngọc Toàn (2014) đã chỉ ra rằng trong giai đoạn 2008 - 2012 các doanh nghiệp Việt Nam có giá trị trung bình của đòn bảy là 0,5221 và giá trị trung vị 0,5479. Đối với biến đòn bẩy chúng ta còn thấy các doanh nghiệp Việt Nam có mức đòn bẩy không đồng đều, có những công ty quá cao với đòn bẩy cực kỳ cao 0,9705893 gần bằng 100%, có những công ty có đòn bẩy cực thấp 0,0309225. Trong khi đó các công ty ở Anh tỷ lệ đòn bẩy quá đồng điều không có sự chệnh lệch như các công ty tại Việt Nam.
Thống kê mô tả này cũng cho chúng ta biết cơ hội tăng trưởng của các công ty Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2016. Giá trị trung bình cơ hội tăng trưởng là
0,1892165 tức gần 19% lớn hơn tốc độ tăng trưởng bình quân GDP trong thời kỳ này.
Giá trị trung vị của doanh nghiệp Việt Nam là 0,1052634 và độ lệch chuẩn 0,7710196 gần 77% điều này cho thấy mức độ phát triển không đồng điều của các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu chúng ta so sánh với các doanh nghiệp của Anh thì có kết quả giá trị trung bình của cơ hội tăng trưởng 0,2119 và giá trị trung vị của cơ hội tăng trưởng 0,1592. Kết quả tăng trưởng của các doanh nghiệp Việt nam trong bài nghiên cứu tương đồng kết quả nghiên cứu của tác giả Bùi Ngọc Toàn (2014) đã chỉ ra rằng trong giai đoạn 2008 - 2012 các doanh nghiệp Việt Nam có giá trị trung bình của cơ hội tăng trưởng là 0,2211 (Biến tăng trưởng theo doanh thu SGROWTH) tức gần bằng 2,2%.
Sau cùng là biến ROA của các doanh nghiệp Việt nam trong giai đoạn 2008 - 2016 có giá trị trung bình 0,09116 gần bằng 9%. Nếu so với kết quả nghiên cứu các doanh nghiệp ở Anh trong bài nghiên cứu của tác giả Caballero, S et al (2013)đã chỉ ra giá trình trung ROA của các doanh nghiệp ở Anh trong giai đoạn 2001- 2007là 0,0559 gần 5,6 %, trung vị là 0,0687. Tức các doanh nghiệp Việt Nam có ROA cao hơn các doanh nghiệp ở Anh gần 3,4%. Sở dĩ chúng có ROA khác nhau là môi trường khác nhau, điều kiện khác nhau như Việt Nam đang thực hiện chính sách đầu tư chẳng hạn. Mặt khác các doanh nghiệp Việt Nam lại có những doanh nghiệp có ROA âm và thậm chí giá trị min - 0,5170369 điều này cho thấy các doanh nghiệp quản lý một cách kém cỏi.
Phân tích thông kê mô tả cho chúng ta có cái nhìn sơ bộ ban đầu về biến độc lập lẫn biến phụ thuộc. Các giá trị trung bình của mẫu, giá trị lớn nhất của mẫu, giá trị nhỏ nhất của mẫu, giá trị trung vị của mẫu, độ lệch chuẩn của mẫu, giá trị Kurtosis, giá trị Skewness, phân vị 10 (P10), phân vị 90 (P90). Những thông tin này là cơ sở so sánh với các doanh nghiệp Việt nam và doanh nghiệp ở Anh đồng thời cũng là thông tin hữu ích kiểm chứng lại các nghiên cứu trước đây của các nghiên cứu cùng vấn đề đối với những doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu tiếp tục sau đây sẽ phân tích các mối quan hệ giữa các biến thông qua phân tích ma trận hệ số tương quan của chúng.