Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại một số xã vùng ven thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 49 - 58)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ NHA TRANG

3.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế, xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 ước đạt 10%, trong đó: giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - xây dựng ước tăng 9,03%, ngành Nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 2-3%, ngành Dịch vụ tăng 17%. GDP bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 3.800 USD/người/năm. Thu ngân sách nhà nước cả năm ước đạt 3.100 tỷ đồng.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2016 ước đạt 2.917 tỷ đồng, tăng 4,5

%/năm.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 2.372 ha, tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 8.500 tấn, năng suất đạt 60 tạ/ha/năm.

Hàng năm chăm sóc và trồng mới 121.000 cây phân tán; đất lâm nghiệp năm 2016 có diện tích 4.533,37 ha, trong đó đất có rừng trên địa bàn thành phố đến năm 2016 là 2.802 ha, nâng độ che phủ rừng đạt 11,09%.

Khai thác thuỷ sản thực năm 2016 ước đạt 60.000 tấn, tăng 7,8% so với năm 2016. Nuôi trồng thuỷ sản kết hợp hoạt động du lịch - dịch vụ trên biển, đảo đúng quy hoạch, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái.

Xây dựng nông thôn mới: Sau 4 năm triển khai thực hiện, bộ mặt 08 xã thuộc thành phố có sự thay đổi rõ rệt, cơ sở hạ tầng nông thôn thay đổi ngày càng khang trang, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất đã có chuyển biến phù hợp, văn hoá - xã hội nông thôn có nhiều tiến bộ đời sống nông dân ổn định. Thành phố đã triển khai đồng bộ các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn hỗ trợ phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân. Qua đó đã có 34 dự án được hỗ trợ, với hơn 1.563 hộ tham gia, tổng số vốn đầu tư hơn 8 tỷ đồng; tổ chức các chương trình đào tạo nghề, các lớp huấn luyện, hỗ trợ phát triển nghề cho các hộ nghèo và các hộ mất đất sản xuất tại các xã nông nghiệp do quá trình đô thị hoá nhằm chuyển đổi ngành nghề, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân vùng dự án.

Đến năm 2016 đã có 6/8 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện nay thành phố đang hỗ trợ, tạo điều kiện cho 02 xã còn lại là xã Vĩnh Lương và Vĩnh Thái đạt chuẩn nông thôn mới.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2016 (giá 2010) ước đạt 20.857 tỷ đồng, tăng 8,22% so với năm 2015, chiếm 31,5% tổng GDP toàn thành phố.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 12,6%/năm, cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ du lịch đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Tổng số khách lưu trú trên địa bàn năm 2016 ước đạt 5 triệu lượt người. Doanh thu dịch vụ, du lịch ước đạt 6.532 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2011 (tăng bình

quân 30%/năm). Đã hình thành các khu thương mại - dịch vụ riêng biệt, nhiều siêu thị và trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng với quy mô từ trung bình đến lớn với hàng hoá phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân và du khách. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đến năm 2016 đạt 25.488 tỷ đồng (tăng 82% so với năm 2011).

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn luôn đảm bảo nhiệm vụ chi, trong đó có năm vượt dự toán. Năm 2016 ước đạt 2.200 tỷ đồng, tăng bình quân 8%/năm.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội a. Dân số - lao động

- Dân số trung bình của thành phố năm 2016: 417.474 người, mật độ dân số 1.653 người/km2, các phường nội thành có mặt độ dân số cao: Xương Huân, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sơn, Phương Sài, Phước Tân, Phước Hòa, Tân Lập, Phước Tiến,… các xã ngoại thành có mật độ dân số thưa hơn các phường nội thành. Tỷ lệ tăng dân số năm 2016 là 0,7%.

- Nguồn lao động của thành phố năm 2016 có khoảng 225.547 người, chiếm 57% dân số. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68,13%, trong đó đào tạo nghề đạt trên 40%. Đây chính là một lợi thế quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố.

b. Giáo dục - Đào tạo:

Toàn thành phố có 109 trường công lập, 14 trường tư thục và trên 100 nhà, nhóm trẻ với trên 68.300 học sinh; huy động 71,1% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp; 99,7% trẻ trong độ tuổi từ 6-10 tuổi đến trường tiểu học; 93% trẻ trong độ tuổi từ 11-14 tuổi đến trường THCS.

Đến nay, 100% giáo viên công lập ở các cấp học đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Xây dựng 27 trung tâm học tập cộng đồng đi vào hoạt động. Duy trì 27/27 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tuổi học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục, phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi. Có 100% trường, lớp được kiên cố hoá, 44/109 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 40,4%); 23/109 trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3.

c. Văn hóa - thể thao:

Hàng năm có 98% gia đình đăng ký và có trên 90% đạt danh hiệu gia đình văn hoá, 74% đạt thôn, tổ dân phố văn hoá. Công tác giữ gìn, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được quan tâm chú trọng. Hoạt động xuất bản, in ấn phẩm, photo được quản lý, kiểm tra theo đúng quy định.

Số người tham gia luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên chiếm 40% dân số;

số hộ gia đình thể thao đạt 47%. Các giải thể thao phong trào, thể thao thành tích cao được tổ chức và đạt nhiều giải cao cấp tỉnh, cấp quốc gia. Công tác xã hội hoá thể dục, thể thao có nhiều tiến bộ, nhiều cơ sở tập luyện thể thao được đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân.

d. Y tế:

Đến nay 27/27 trạm y tế xã phường có bác sỹ khám và điều trị, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đạt trên 95%. Đến cuối năm 2016 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 9,36%; 100% cơ sở y tế được sửa chữa, xây dựng mới;

24/27 xã, phường đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn a. Thực trạng quản lý và phát triển đô thị

Trong những năm qua, qui mô thành phố Nha Trang không ngừng mở rộng, tốc độ phát triển kinh tế-xã hội đều tăng qua các năm, vốn đầu tư xây dựng đô thị tăng khá nhanh. Việc cải tạo, nâng cấp đô thị đã làm thay đổi rất tích cực bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Nha Trang có trên 50 dự án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, trong đó có 15 dự án quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đô thị mới. Tốc độ cải tạo, phát triển nhà ở khu vực nội thành được đẩy nhanh, ước tính mỗi năm tăng trên 10 vạn m2, bình quân diện tích sàn nhà ở trên 17m2/người. Chất lượng, điều kiện nơi ở của nhân dân được cải thiện đáng kể. Nhiều khu dân cư và khu đô thị được hình thành và xây dựng mới.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng. Đã tập trung nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông, cấp thoát nước, xử lý nước và rác thải, hệ thống cấp điện, bưu chính viễn thông và công viên cây xanh. Hạ tầng xã hội được từng bước quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân và góp phần thúc đẩy văn hóa, du lịch, dịch vụ phát triển.

Đến nay đã hoàn thành phủ kín các quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 trên địa bàn thành phố; đang tiếp tục triển khai các quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 ở một số xã, phường; các phường còn lại do hiện trạng ít thay đổi nên chỉ thực hiện quy chế quản lý kiến trúc.

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Nha Trang có 8 xã ngoại thành với 110.083 người dân sinh sống, chiếm 26,5%

dân số toàn thành phố. Hầu hết các khu dân cư nông thôn vùng ngoại thành đã được hình thành từ lâu đời nên chủ yếu được phát triển tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. Hiện nay các khu dân cư nông thôn đều phát triển tập trung, ven các trục giao thông chính, thuận tiện xây dựng cơ sở hạ tầng như đường điện, cấp nước

sinh hoạt,…

Các khu dân cư nông thôn phân bố chủ yếu ven theo các tuyến Quốc lộ 1, đường 23/10, đường liên xã Vĩnh Hiệp - Vĩnh Thái - Phước Đồng và hương lộ 45.

Hiện nay ở một số khu dân cư hệ thống thoát nước rất kém, thường xuyên gây lụt lội vào những tháng mùa mưa (các khu dân cư ven đường 23/10 ở các xã Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc,…).

Một số khu dân cư do người dân tự ý lấn chiếm mở rộng đã gây khó khăn trong công tác quản lý và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (các khu dân cư ven núi Hòn Thơm, Hòn Nghê - xã Vĩnh Ngọc, Hòn Rớ - Phước Đồng,…).

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các khu dân cư nông thôn hầu hết còn yếu và thiếu. Hệ thống giao thông liên thôn và các tuyến trong khu dân cư chủ yếu là đường đất cấp phối, hẹp và thường bị ngập lụt vào mùa mưa (Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thái, Vĩnh Phương, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thạnh,…).

Vệ sinh môi trường trong khu dân cư nông thôn chưa được đảm bảo, tình trạng phóng uế bừa bãi, rác thải không qua xử lý vẫn tồn tại. Trong các khu dân cư vẫn xuất hiện nhiều khu nghĩa địa nhỏ lẻ nằm xen ghép gây, ô nhiễm môi trường và làm xấu cảnh quan khu dân cư.

3.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố phát triển khá toàn diện, tương đối thuận tiện và đa dạng, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy.

Thời gian qua, Tỉnh đã đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều tuyến đường quan trọng, góp phần thay đổi bộ mặt thành phố theo hướng văn minh hiện đại, có tác động tích cực đến phát triển thành phố Nha Trang.

* Đường bộ:

+ Quốc lộ 1: Chạy phía Tây thành phố Nha Trang, nối với Quốc lộ 1 cũ tại Vĩnh Hải và Diên Khánh. Đoạn tuyến chạy qua thành phố Nha Trang có chiều dài khoảng 11,0km, lộ giới rộng 56m, mặt đường rộng 12m, lề đường mỗi bên 2-3m, chất lượng đường tương đối tốt.

+ Kết nối giữa tuyến Quốc lộ 1 với đô thị Nha trang được thông qua 2 tuyến đường đô thị là đường 2/4 và 23/10. Việc nâng cấp các tuyến đường này đã tạo được mối quan hệ thuận lợi giữa thành phố với tuyến Quốc lộ 1.

+ Bến xe đối ngoại: Thành phố Nha Trang hiện có 2 bến xe đối ngoại, 1 bến nằm trên đường 2/4 và 1 bến nằm trên đường 23/10.

* Đường sắt:

+ Tuyến đường sắt Thống nhất chạy qua thành phố Nha trang với chiều dài 7,5km, khổ đường sắt 1m. Ga Nha Trang là ga chính, làm nhiệm vụ trung chuyển hàng hóa và hành khách tới các địa phương khác trên toàn tuyến. Ga Nha Trang nằm trong trung tâm thành phố với diện tích chiếm đất khoảng 17 ha.

* Đường hàng không:

+ Sân bay Nha Trang chỉ có 1 đường băng rộng 47,5m, dài 1.850m, với diện tích 2,55km2 (255ha). Hiện nay, sân bay này do quân đội quản lý và khai thác phục vụ nhiệm vụ quốc phòng.

Hiện nay sân bay Nha Trang được chuyển mục đích sử dụng đất thành đất dân dụng.

* Đường biển:

+ Cảng Nha Trang (Cảng Cầu Đá): Cảng Nha Trang thuộc cảng nhóm 4 khu vực Nam Trung Bộ. Hiện tại cảng Nha Trang có 2 cầu tàu: Cầu tàu số 1 có chiều dài 204m, cỡ tàu vào cảng 10.000T, cầu tàu số 2 có chiều dài 215m, cỡ tàu vào cảng 20.000T, độ sâu trước bến là 8,5-9m. Cảng được sử dụng là cảng tổng hợp, phục vụ vận tải hành khách và chuyên chở hàng hóa. Công suất cảng năm 2007 là 600.000T/năm và 3.000HK/năm.

+ Cảng Hải Quân: do Học Viện Hải Quân quản lý, là cảng có quy mô nhỏ, chỉ cho phép tàu có tải trọng nhỏ hơn 2.000T cập bến.

+ Cảng dầu Mũi Chụt: Là nơi cung cấp dầu cho tàu có công suất nhỏ hơn 7.000T.

+ Các cảng cá: Cảng Hòn Rớ, cảng Cù Lao, tuy nhiên hiện nay cảng cá Cù Lao đang gây ô nhiễm nặng cho khu vực dân cư xung quanh. Vì vậy, quy hoạch lại các cảng cá này là việc rất cần thiết.

* Giao thông nội thành:

Mạng lưới đường bộ nội thành của thành phố Nha Trang tương đối dày đặc, với số lượng trên 100 tuyến, không kể các tuyến đường thuộc 8 xã ngoại thành và các tuyến đường hẻm nằm rải rác ở các phường. Đường vành đai chính của Thành phố Nha Trang là Lê Hồng Phong, các đường hướng tâm gồm: Trần Quý Cáp- Phan Bội Châu, Yersin, Thái Nguyên - Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trãi- Lý Thánh Tôn. Mạng lưới đường trong các phường có hình dạng ô bàn cờ.

+ Đường 23/10: là tuyến đường cửa ngõ phía Tây của thành phố Nha Trang, là trục giao thông chính nối Nha Trang với thị trấn Diên Khánh có chiều dài khoảng 7 km, lộ giới đã được xác định rộng 30m (4m+10m+2m+10m+4m), mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt.

+ Đường 2/4 là cửa ngõ phía Bắc của thành phố Nha Trang, nối với QL1 tại chân đèo Rù Rì, tuyến có chiều dài khoảng 6km, đoạn tuyến từ cầu Hà Ra đến đèo Rù Rì có lộ giới đã được xác định rộng 32m (5m+10m+2m+10m+5m), đoạn tuyến từ đường Trần Quý Cáp đến cầu Hà Ra có lộ giới 20m (4m+12m+4m), mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt.

+ Đường Trần Phú- Phạm Văn Đồng: Là tuyến đường chạy ven biển Nha Trang, đoạn đường Trần Phú từ mũi Kê Gà đến Cảng Nha Trang có lộ giới rộng 26m (4m+8m+2m+8m+4m), mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tốt. Đoạn tuyến Phạm Văn Đồng mới được xây dựng từ phía Bắc cầu Trần Phú đến khu du lịch Rusanka, có lộ giới rộng 25,5m (4,5m+7,5m+1,5m+7,5m+4,5m), mặt đường nhựa, chất lượng tốt.

+ Tuyến đường Lê Hồng Phong, với tính chất như đường vành đai đô thị Nha Trang, lộ giới rộng 22,5m (4m+14,5m+4m).

+ Các tuyến đường đô thị khác có lộ giới từ 10-20m.

Tổng chiều dài mạng lưới đường giao thông đô thị 437km, với mặt cắt ngang đường rộng từ 10-30m. Thống kê đường phố theo chiều rộng mặt đường: Đường <4m:

8 tuyến, Đường <7m: 18 tuyến, Đường 7- 10m: 53 tuyến, Đường 10-15m: 40 tuyến, Đường >15m: 4 tuyến.

Diện tích đất nội thành khoảng 78km2, mật độ bình quân đường nội thành là 1,6km/km2. Như vậy mật độ mạng lưới đường ở Nha Trang đạt mức trung bình.

* Hệ thống đường thủy nội địa:

Tại Nha trang có 1 hệ thống các bến đò chuyên chở hành khách du lịch đi các đảo trong tỉnh cũng như vịnh Vân Phong. Hầu hết trên các đảo đều có bến phục vụ du lịch. Các bến này chưa được đầu tư thích đáng.

Ngoài ra còn có cảng cá Hòn Rớ, phục vụ cho một số dân chài của thành phố.

* Hệ thống giao thông công cộng

Hệ thống giao thông tĩnh phục vụ vận chuyển hành khách công cộng bao gồm 8 điểm: bến xe phía Bắc (9.308m2), bến xe phía Nam (10.027m2), bến Lý Quốc Sư, bến Chợ Đầm, bến Cầu Đá, bến Bình Tân (1.714m2), bến Thành (635m2), bến Hòn Rớ 1 và 148 điểm dừng đỗ xe buýt nằm dọc theo 5 tuyến. Khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng đỗ: 400m.

b. Thủy lợi

Thuỷ lợi: Thành phố đã hoàn thành chương trình kiên cố hoá kênh mương với 18.638 m kênh cấp 3 và 807 m kênh cấp 2, đảm bảo tưới tiêu cho 880 ha diện tích gieo trồng. Đến nay Nha Trang vẫn còn thiếu nhiều công trình tiêu thoát lũ nên vào mùa mưa lũ nhiều khu dân cư bị ngập lụt nghiêm trọng, đặc biệt tại các khu dân cư phía

Tây thành phố. Hiện nay, dự án chỉnh trị sông Tắc, sông Quán Trường và dự án xây dựng bờ kè sông Cái đã được triển khai. Đây là những dự án rất quan trọng, góp phần bảo đảm an toàn cho nhân dân vào mùa mưa lũ cũng như cải thiện môi trường khu dân cư. Năm 2015 thành phố Nha Trang đang triển khai thu hồi, giải phóng mặt bằng để xây dựng hồ Đắc Lộc tại xã Vĩnh Phương.

Cấp nước: Hiện nay Nha Trang có 2 nhà máy nước sạch Xuân Phong và Võ Cạnh đã được nâng công suất, cung cấp nước cho thành phố là 73.000 m3/ngđ; dự kiến đến 2015 đạt 125.280m3/ngđ. Mạng lưới đường ống dẫn nước có chiều dài 751,9 km, lượng nước sử dụng bình quân đạt 110 lít/người.ngđ. Đến nay, đã có 92% tỷ lệ dân số nông thôn, 95% dân số thành thị được sử dụng nước sạch.

c. Năng lượng

Nguồn điện: Thành phố Nha Trang hiện đang được cấp điện từ lưới điện quốc gia qua các nguồn chính sau:

- Từ đường dây 500KV thông qua trạm 500/220/110KV Plâyku. Trạm cấp điện cho đường dây 220KV Plâyku - KrongBuk - Trạm 220KV Nha Trang.

- Từ nhà máy thuỷ điện Sông Hinh: 2 x 33MW. Điện được phát lên lưới 110KV qua đường dây 110KV Sông Hinh - Tuy Hoà - Nha Trang.

Lưới điện truyền tải: Tuyến 220KV Krong Buk - Nha Trang dài 147 km. Đây là đường dây cấp điện cho trạm 220/110/22KV - 2 x 125 MVA. Từ trạm 220KV Nha Trang có các tuyến 110KV cấp điện cho các trạm 110KV:

+ Trạm 220/110/22KV - 1 x 125 MVA Nha Trang + Trạm 110/35/22KV - (40 + 25) MVA Mã Vòng + Trạm 110/22KV - (15 + 25) MVA Sợi Nha Trang.

Lưới điện phân phối: Có kết cấu hình tia, ba pha bốn dây trung tính nối đất.

Lưới điện trung thế của Nha Trang phần lớn vận hành ở cấp điện áp 15 KV. Lưới điện hạ thế ở khu vực thành phố tương đối hoàn chỉnh do có nhiều trạm biến áp có dung lượng vừa, cự ly gần nên chất lượng điện áp tương đối tốt.

d. Bưu chính viễn thông

Toàn thành phố có 31 tổng đài điện tử (3 tổng đài HoSt). Đã phát triển mở rộng mạng điện thoại di động và cố định. Mật độ bình quân toàn thành phố đạt khoảng 40 máy/100 dân. Ở tất cả các xã, phường đều đã có điểm bưu điện hoặc bưu điện văn hoá, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thông tin, liên lạc và vận chuyển hàng hoá bưu phẩm của nhân dân trong vùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại một số xã vùng ven thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)