Đánh giá hiệu quả về xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại một số xã vùng ven thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 85 - 88)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ XÃ VÙNG VEN THÀNH PHỐ NHA TRANG

3.3.3. Đánh giá hiệu quả về xã hội

Khi đánh giá hiệu quả của một loại hình sử dụng đất nào đó, người ta luôn xem xét trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: giá trị ngày công, mức độ giải quyết công ăn việc làm, thu hút lao động, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, khả năng xóa đói giảm nghèo,…

Trong sản xuất nông nghiệp, lao động nông nghiệp có tính mùa vụ cao, điều này tạo sức ép đối với nguồn lao động nông nghiệp tại những những thời điểm nhất định như gieo cấy, thu hoạch và giá thuê trong thời điểm đó khá cao. Qua thời điểm mùa vụ thời gian nông nhàn nhiều tuy nhiên do các nghề phụ ở địa phương rất phát triển nên giải quyết được công ăn việc làm cho người dân. Trong những năm gần đây, cơ giới hóa nông nghiệp ở địa phương có tiến triển khá tốt làm giảm sức lao động, số người lao động nông nghiệp, nông dân đỡ vất vả hơn trong sản xuất nông nghiệp xong lao động dư thừa ra ngày càng nhiều, nhất là lao động trẻ. Xong không thể nào phủ nhận vai trò của nền nông nghiệp trong sự phát triển ổn định của địa phương, vì vậy việc xác định loại hình sử dụng đất phù hợp sẽ là căn cứ cho sự phát triển của địa phương, đem lại hiểu quả cả về kinh tế, xã hội, môi trường.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất là chỉ tiêu khó định lượng, do đó trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu.

 Giá trị ngày công

Giá trị ngày công lao động nông nghiệp tương đối cao vì nó mang tính mùa vụ, xong nó chỉ trong khoảng thời gian của mùa vụ qua thời điểm mùa vụ thì nông nhàn.

Tuy giá trị ngày công cao nhưng tiền nào của nấy, ngày công lao động nông nghiệp khá vất vả như làm việc ngoài nắng, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Theo kết quả điều tra nông hộ, giá trị ngày công cũng tăng theo các năm do giá cả ngày càng leo thang, năm 2012 giá trị ngày công trung bình là 100.000 đồng/ngày đến năm 2017 thì lên 150.000 đồng/ngày.

 Khả năng giải quyết việc làm, thu hút lao động

Trình độ tay nghề được đào tạo chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu là lao động phổ thông.

Theo kết quả điều tra nông hộ, thì phần lớn nguồn lao động của các hộ nông nghiệp chủ yếu từ nguồn lao động của gia đình, số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp ở các hộ được phỏng vấn là từ 2 đến 4 người. Tuy nhiên, có hộ gia đình sản xuất với diện tích lớn nên lao động trong gia đình không đáp ứng đủ trong mùa vụ, vì thế khi vào mùa vụ phải thuê công lao động.

Theo thống kê từ kết quả điều tra thì mỗi loại hình sử dụng đất giải quyết được việc làm như sau:

+ Tiều vùng 1 (xã Vĩnh Phương)

Ở vùng 1, kiểu sử dụng đất yêu cầu nhiều công lao động nhất là cà chua với 410 công, tiếp đến là dưa chuột với 350 công, Tuy nhiên, các kiểu sử dụng đất này lại cho giá trị sản xuất trên một công lao động ở mức khá cao.

Ở vùng này, kiểu sử dụng đất cho giá trị sản xuất trên 1 công lao động và giá trị gia tăng trên 1 công lao động cao nhất là cây xoài, ớt.

Đặc biệt kiểu sử dụng đất rau các loại tốn ít công lao động nhưng lại cho thu nhập cao nhất với giá trị sản xuất trên 1 công lao động là 103,272 nghìn đồng và giá trị gia tăng trên 1 công lao động là 63,930 nghìn đồng. Tuy nhiên, hiện nay diện tích đất của kiểu sử dụng đất này còn thấp, tập trung chủ yếu ở chân đất trũng và mới bước đầu được người dân chú trọng.

Bng 3.12. Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động của vùng 1

TT Cây trồng (công)

GTSX/LĐ (1000đồng)

GTGT/LĐ (1000đồng)

Mức độ đánh giá

1 Lúa đông xuân 235 187,650 75,060 *

2 Lúa hè thu 230 166,263 72,740 *

3 Cà chua 410 335,974 175,060 **

4 Dưa chuột 350 360,000 180,000 **

5 Mướp đắng 270 362,967 217,780 ***

6 Ớt 275 534,540 267,270 ***

7 Rau các loại 305 103,272 63,930 *

8 Dừa 205 246,119 135,000 **

9 Điều 248 183,005 111,500 **

10 Chuối 189 212,341 144,580 **

11 Xoài 300 406,673 223,670 ***

12 Cam quýt 337 341,412 185,550 **

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2017) Ghi chú: Mức độ đánh giá: *** Cao; ** Trung bình; *: Thấp

+ Tiều vùng 2 (xã Vĩnh Lương):

Ở vùng 2, các kiểu sử dụng đất không đa dạng như ở vùng 1 do điều kiện khí hậu, đất đai và địa hình không thuận lợi, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.

Ở vùng này, kiểu sử dụng đất đòi hỏi nhiều công lao động nhất là cây xoài với 300 công, tiếp theo là kiểu sử dụng đất cây điều với 230 công, dừa với 205 công. Kiểu sử dụng đất yêu cầu công lao động thấp nhất là sắn với 70 công.

Ở vùng này kiểu sử dụng đất cây xoài vẫn là chiếm ưu thế hơn so với các kiểu sử dụng đất khác cho giá trị sản xuất trên 1 công lao động là 416,726 nghìn đồng, giá trị gia tăng trên 1 công lao động là 233,700 nghìn đồng. Kiểu sử dụng đất cho GTSX/LĐ cao thứ 2 là sắn với 400 nghìn đồng và GTGT/LĐ là 307,14 nghìn đồng.

Bng 3.13. Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động của vùng 2

TT Cây trồng LĐ (công) GTSX/LĐ (1000đồng)

GTGT/LĐ (1000đồng)

Mức độ đánh giá

1 Sắn 70 400,000 307,140 ***

2 Mía 150 343,470 214,800 **

3 Dừa 205 268,847 157,600 **

4 Điều 230 202,483 116,700 **

5 Chuối 189 219,152 151,400 ***

6 Xoài 300 416,726 233,700 ***

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2017) Ghi chú: Mức độ đánh giá: *** Cao; ** Trung bình; *: Thấp

 Khả năng nâng cao thu nhập và khả năng xóa đói giảm nghèo

Sản phẩm sản xuất ra từ nông nghiệp có mức độ tiêu thụ tương đối dễ, đem lại giá trị tương đối khá. Hình thức tiêu thụ thì phong phú đa dạng như có bán tại nhà, bán tại điểm thu mua, bán tại ruộng hay không bán để tiêu dùng trong gia đình.

Luật đất đai 2013 đã quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của người được giao đất. Vì vậy người dân yên tâm đầu tư vốn, sức lao động, cũng như chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên đất của mình. Từ đó năng suất lao động không

ngừng tăng lên, nâng cao thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo giảm 3.44%, các xã vùng ven còn 4.93%.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại một số xã vùng ven thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)