CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ XÃ VÙNG VEN THÀNH PHỐ NHA TRANG
3.3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp về mặt môi trường
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thì việc xem xét hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội vẫn là chưa đủ, mà cần phải quan tâm đến hiệu quả môi trường. Bởi vì môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người và tất cả sinh vật. Một loại hình sử dụng đất được gọi là hiệu quả về mặt môi trường khi các hoạt động trong loại hình sử dụng đất đó không có ảnh hưởng xấu đến môi trường và có khả năng cải thiện đất đai. Việc nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống cây trồng hiện tại với môi trường sinh thái là vấn đề rất lớn đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu đất, nước và nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường sinh thái của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu: Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó đến môi trường; nhận định chung của nông dân về mức độ ảnh hưởng của các cây trồng hiện tại đến đất.
Qua nghiên cứu cho thấy bên cạnh sự suy kiệt các chất dự trữ trong đất cũng là biểu hiện thoái hoá về môi trường. Vì vậy việc cải thiện độ phì của đất là đóng góp cải thiện tài nguyên thiên nhiên và còn tốt hơn nữa cho chính môi trường.
Trong thực tế tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau, cây trồng phát triển trên đất có đặc tính, chất lượng phù hợp. Nhưng trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động quản lý của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Bảng 3.14. Mức đầu tư phân bón cho các cây trồng tại tiểu vùng 1
Cây trồng
Lượng phân bón (kg/ha/vụ)
Đạm urê Lân supe Kali clorua Phân chuồng
Lúa đông xuân 240 400 140 700
Lúa hè thu 276 430 150 800
Cà chua 300 200 100 500
Dưa chuột 400 190 90 500
Mướp đắng 320 369 215 600
Rau các loại 340 220 120 300
Cây trồng
Lượng phân bón (kg/ha/vụ)
Đạm urê Lân supe Kali clorua Phân chuồng
Ớt 210 180 180 600
Mướp đắng 270 200 100 300
Dừa 300 500 400 500
Điều 710 200 200 400
Chuối 270 500 400 600
Xoài 230 140 370 700
Cam quýt 250 300 400 500
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2017) Bảng 3.15. Mức đầu tư phân bón cho các cây trồng tại tiểu vùng 2
Cây trồng
Lượng phân bón kg/ha/vụ
Đạm urê Lân supe Kali clorua Phân chuồng
Sắn 295 260 60 1500
Mía 120 70 200 800
Dừa 310 500 300 900
Điều 600 250 250 400
Chuối 280 165 200 500
Xoài 230 120 270 900
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2017) Qua bảng 3.14, bảng 3.15 cho thấy: Tỷ lệ bón phân N:P:K đối với mỗi cây trồng là khác nhau. Một số cây trồng tỷ lệ bón phân còn mất cân đối nghiêm trọng.
Nông dân bắt đầu có thói quen sử dụng kali cho cây trồng, nhưng tỷ lệ bón không cân đối, đặc biệt cây dưa chuột tỷ lệ kali rất thấp. Đây là lý do ảnh hưởng đến khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng. Từ đó dẫn đến việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ
thực vật ngày càng tăng. Nhìn chung, xét tổng lượng phân bón tỉ lệ N:P:K đạt yêu cầu ở mức trung bình. Nhưng xét trên từng cây trồng cụ thể, tỷ lệ này chưa cân đối. Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản xuất lâu bền phải có hướng dẫn cụ thể tỷ lệ bón phân N:P:K cân đối cho từng cây trồng. Để đánh giá chính xác về sự ảnh hưởng của phân bón đến môi trường cần được nghiên cứu phân tích đầy đủ các chỉ tiêu.
Bên cạnh yếu tố phân bón thì vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đang là mối quan tâm hiện nay đối với bà con nông dân. Vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân trong sản xuất nông nghiệp tồn tại một số vấn đề như: Tình hình sâu bệnh có diễn biến phức tạp do yếu tố thời tiết và do tình trạng quen thuốc dẫn đến lượng thuốc trừ sâu sử dụng nhiều hơn so với trước kia, đặc biệt trên diện tích cây rau màu. Việc sử dụng thuốc trừ sâu của người dân còn tràn lan chưa kiểm soát được về liều lượng cũng như chất lượng chủng loại thuốc. Việc sử dụng thuốc trừ sâu tuy có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nhưng thực tế nông dân sử dụng theo kiểu định kỳ (đặc biệt trên cây ớt) 1 – 2 ngày phun 1 lần dù có sâu bệnh hay không; Nhiều loại thuốc nằm ngoài danh mục cho phép vẫn được sử dụng... việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có sự kiểm soát dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và chất lượng nông sản.
Bảng 3.16. Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất
STT Loại hình sử dụng đất
Khả năng che phủ
đất
Khả năng cải thiện độ phì đất
Khả năng phù hợp với đất đai,
nguồn nước
Ý thức của người dân
trong sử dụng thuốc
BVTV
Mức độ đánh
giá chung
1 Chuyên lúa ** * ** ** **
2 Lúa - màu *** *** *** ** ***
3 Chuyên màu ** *** *** ** ***
4 Cây hàng năm * * * * *
5 Cây công
nghiệp *** ** ** ** **
6 Cây ăn quả *** ** *** * **
Ghi chú: Mức độ đánh giá: *** Cao; ** Trung bình; *: Thấp
Qua bảng 3.16 cho ta thấy, hiệu quả môi trường đối với các lúa – màu, chuyên màu, có hiệu quả môi trường tốt tác dụng cải tạo đất, không làm ô nhiễm môi trường.
Theo số liệu điều tra thực tế ở xã nghiên cứu cho thấy, nhân dân chủ yếu vẫn sử dụng phân hữu cơ, tỷ lệ sử dụng phân bón hoá học thấp, với các LUT còn lại hiệu quả môi trường đạt mức trung bình.