Đánh giá hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại một số xã vùng ven thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 77 - 85)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ XÃ VÙNG VEN THÀNH PHỐ NHA TRANG

3.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế là cơ sở để lựa chọn các loại hình sử dụng đất đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó đánh giá được hiệu quả sản xuất giữa ngành nông nghiệp với các ngành khác trên địa bàn 2 xã nghiên cứu.

3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất ở tiểu vùng 1

Tổng hợp số liệu từ 40 phiếu điều tra ở 40 hộ ở xã đại diện cho vùng đồng bằng ven thành phố Nha Trang là xã Vĩnh Phương cho thấy ở tiểu vùng 1 đa dạng về các loại cây trồng ngắn ngày. Vật tư đầu tư cho cây trồng ở vùng này chủ yếu là giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động và các chi phí khác với mức đầu tư và phương canh tác khác nhau ở mỗi loại cây trồng. Tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế ở các nông hộ, cho thấy tổng mức đầu tư mỗi ha và hiệu quả kinh tế không giống nhau giữa các loại cây trồng, cụ thể được thể hiện trong bảng:

a. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng

Qua điều tra cho thấy, so sánh các cây trồng trong vùng cho ta thấy cây ớt cho giá trị sản xuất cao nhất với 147.000 nghìn đồng/ha, tiếp đó là cây cà chua 137.750 nghìn đồng/ha, dưa chuột 126.000 nghìn đồng/ha, xoài 122.000 nghìn đồng /ha, cam quýt 115.000 nghìn đồng/ha. Trong các loại cây trồng thì rau cho giá trị sản xuất thấp nhất với 31.500 nghìn đồng/ha, tiếp theo là lúa hè thu với 38.240 nghìn đồng/ha.

Bng 3.8. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính tại tiểu vùng 1

TT Cây trồng

Tính trên 1ha Tính trên 1 công LĐ GTSX

(1000đồng)

CPSX (1000đồng)

GTGT (1000đồng)

(công)

GTSX (1000đồng)

GTGT (1000đồng)

1 Lúa đông xuân 44.100 26.460 17.640 235 187,650 75,060 2 Lúa hè thu 38.240 21.510 16.730 230 166,263 72,740 3 Cà chua 137.750 65.975 71.775 410 335,974 175,060 4 Dưa chuột 126.000 63.000 63.000 350 360,000 180,000 5 Mướp đắng 98.000 39.200 58.800 270 362,967 217,780

6 Ớt 147.000 73.500 73.500 275 534,540 267,270

7 Rau các loại 31.500 12.000 19.500 305 103,272 63,930

8 Dừa 50.500 22.800 27.700 205 246,119 135,000

9 Điều 45.300 19.700 27.600 248 183,005 111,500

10 Chuối 40.205 12.830 27.375 189 212,341 144,580

11 Xoài 122.000 54.900 67.100 300 406,673 223,670

12 Cam quýt 115.000 52.500 62.500 337 341,412 185,550 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2017) Qua bảng 3.8 cho thấy,cây trồng có chi phí trung gian cao nhất là cây ớtvới chi phí trồng là 73.500 nghìn đồng/ha, tiếp đến là cà chua với 65.975 nghìn đồng/ha, dưa chuột với 63.000 nghìn đông/ha, cây xoài có chi phí là 54.900 nghìn đồng/ha, cam quýt là 52.500 nghìn đồng/ha. Cây trồng có chi phí trung gian thấp nhất là rau với 12.000 nghìn đồng/ha, tiếp đến là cây chuối với chi phí trung gian là 12.830 nghìn đồng/ha.Cây trồng cho GTGT/ha cao nhất là cây ớt với 73.500 nghìn đồng, tiếp đến là cà chua với 71.775 nghìn đồng, xoài với 67.100 nghìn đồng, cam quýt là 62.500 nghìn đồng/ha, dưa chuột với 63.000 nghìn đồng. Cây trồng cho GTGT/ha thấp nhất là lúa đông xuân và hè thu lần lượt là 17.640 nghìn đồng và 16.730nghìn đồng.Cây ớt có GTGT/lao động là cao nhất với 267 nghìn đồng, tiếp đến mướp đắng và xoài có GTGT/lao động lần lượt là 217 nghìn đồng và 223 nghìn đồng. Các loại cây trồng lúa

đông xuân, lúa hè thu và rau có GTGT/lao động thấp nhất lần lượt là 75,060 nghìn đồng; 72,740 nghìn đồng và 63,930 nghìn đồng.

Như vậy ở vùng 1, cây ớt, dưa chuột, mướp đắng, cây xoài và cam quýt là những cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn cả, chi phí trung gian ở mức khá và hiện tại là những cây trồng thế mạnh của vùng 1. Tuy nhiên những cây này đòi hỏi đầu tư công lao động cao nhất.

b. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

Qua nghiên cứu các kiểu sử dụng đất, tổng hợp số liệu thống kê từ kết quả điều tra nông hộ tại xã Vĩnh Phương cho thấy hệ thống trồng trọt ở vùng 1 cây trồng đa dạng với nhiều công thức luân canh khác nhau để thích hợp với đất chuyên sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế của các LUT của vùng được thể hiện chi tết ở trong bảng 3.10. Trong quá trình điều tra, đã lựa chọn được 5 loại hình sử dụng đất, 12 kiểu sử dụng đất . Cụ thể:

- LUT chuyên lúa: Với kiểu sử dụng đất lúa đông xuân cho giá trị kinh tế không cao, chưa tận dụng được tối đa hệ số sử dụng đất nhưng lại đảm bảo vấn đề an ninh lương thực tại địa phương, với GTSX trên 1 ha đạt 82.340 nghìn đồng, mức CPSX là 47.970 nghìn đồng, hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí sản xuất là 0,72 nghìn đồng.

- LUT lúa – màu: Kiểu sử dụng đất Lúa Đông xuân - Rau các loại cho GTSX trên 1 ha 75.600 nghìn đồng với mức CPXS là 38.460 nghìn đồng, hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí sản xuất là 0,97 nghìn đồng cho hiệu quả kinh tế thấp.

- LUT chuyên màu: Đối với loại hình sử dụng đất này có 5 kiểu sử dụng đất với hiệu quả kinh tế khác nhau rõ rệt:

+ Kiểu sử dụng đất: Cà chua – Dưa chuột cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong các kiểu sử dụng đất tại vùng 1, GTSX trên 1 ha đạt 263.750 nghìn đồng với mức CPSX là 128.975 nghìn đồng, hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí sản xuất là 1,04 nghìn đồng. Cũng là LUT này nhưng công thức luân canh: Cà chua - Rau các loại lại cho hiệu quả kinh tế thấp hơn.

+ Kiểu sử dụng đất: Mướp đắng cho hiệu quả kinh tế thấp nhất so với các kiểu sử dụng đất cùng LUT. GTSX trên 1 ha đạt 98.000nghìn đồng với mức CPSX là 39.200 nghìn đồng,hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí sản xuất là 1,50 nghìn đồng.

+ Kiểu sử dụng đất: Ớt - rau các loại cho hiệu quả kinh tế cao thứ hai trong các kiểu sử dụng đất tại vùng 1, cho GTSX trên 1 ha 178.500 nghìn đồng với mức CPSX là 85.500 nghìn đồng, hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí sản xuất là 1,09 nghìn đồng.

+ Kiểu sử dụng đất: Cà chua - Rau các loại cho hiệu quả kinh tế khá cao so với các kiểu sử dụng đất trong khu vực. GTSX trên 1 ha đạt 169.250 nghìn đồng với mức

CPSX là 77.975 nghìn đồng. hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí sản xuất là 1,17 nghìn đồng.

+ Kiểu sử dụng đất: Dừa cho hiệu quả kinh tế cao mức trung bình trong các kiểu sử dụng đất tại vùng 1, cho GTSX trên 1 ha 157.500nghìn đồng với mức CPSX là 75.000 nghìn đồng, hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí sản xuất là 1,10 nghìn đồng.

- LUT cây công nghiệp và cây ăn quả: Đối với loại hình sử dụng đất này có 5 kiểu sử dụng đất với hiệu quả kinh tế khác nhau rõ rệt:

+ Kiểu sử dụng đất: Dừa, điều và chuối cho hiệu quả kinh tế thấp nhất trong các kiểu sử dụng đất tại vùng 1, GTSX trên 1 ha lần lượt đạt 50.500 nghìn đồng, 45.300 nghìn đồng, 40.205 nghìn đồng với mức CPSX tương ứng là 22.800 nghìn đồng, 19.700 nghìn đồng và chuối có chi phí sản xuất thấp nhất vùng là 12.830 nghìn đồng;

hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí sản xuất là 1,21 nghìn đồng với dừa, 1,40 nghìn đồng với điều và chuối là 2,13 nghìn đồng.

+ Kiểu sử dụng đất: Xoài, cam quýt cho hiệu quả kinh tế trung bình so với các kiểu sử dụng đất trong vùng. GTSX trên 1 ha lần lượt đạt 122.000 nghìn đồng và 115.000 nghìn đồng với mức CPXS tương ứng là 54.900 nghìn đồng và 52.500 nghìn đồng, hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí sản xuất là 1,22 nghìn đồng với xoài và 1,19 với cam quýt.

Hình 3.9. Hiệuquả sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở vùng 1 – xã Vĩnh Phương

Bng 3.9. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1

Loại hình

sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX (1000đ)

CPSX (1000đ)

GTGT (1000đ)

(Công)

GTSX/LĐ (1000đ/công

Chuyên lúa

Lúa Đông xuân

- Lúa Hè thu 82.340 47.970 34.370 233 354,084

Lúa - màu Lúa Đông xuân - Rau các loại

75.600 38.460 37.140 267 282,920

Chuyên màu

Dưa chuột

- Rau các loại 157.500 75.000 82.500 338 465,818 Cà chua

– Dưa chuột 263.750 128.975 134.775 380 694,723 Mướp đắng 98.000 39.200 58.800 270 363,333 Ớt - rau các loại 178.500 85.500 93.000 281 635,306 Cà chua

- Rau các loại 169.250 77.975 91.275 382 443,174 Cây công

nghiệp

Dừa 50.500 22.800 27.700 205 246,119

Điều 45.300 19.700 27.600 246 183,826

Cây ăn quả

Xoài 122.000 54.900 67.100 300 407,273

Cam, chanh, quýt 115.000 52.500 62.500 336 342,240

Chuối 40.205 12.830 27.375 189 212,958

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2017)

3.3.2.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất tại tiểu vùng 2

Tổng hợp số liệu từ 40 phiếu điều tra ở 40 hộ ở xã đại diện cho vùng đồi núi ven thành phố Nha Trang là xã Vĩnh Lương cho thấy ở tiểu vùng 2 đa dạng về hệ thống cây trồng. Với đặc trưng khí hậu, đất đai, hệ thống sử dụng đất phát triển đa dạng phong phú. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ ngày càng mở rộng làm cho hiệu quả sử dụng đất tăng lên. Đối với vùng 2 có 3 loại hình sử dụng đất, trong đó LUT cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

a. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng

Do đặc điểm điều kiện tự nhiên nên cây trồng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại vùng đồi núi cao không đa dạng và hiệu quả kinh tế không cao như vùng 1. Điển hình như: Sắn cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 21.500 nghìn đồng và 307,140 nghìn đồng, mía cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 32.220 nghìn đồng và 214,800 nghìn đồng, dừa cho 32.300 nghìn đồng và 157,600 nghìn đồng, điều cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 26.800 nghìn đồng và 116,700 nghìn đồng, chuối cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 28.670 nghìn đồng và 151,400 nghìn đồng.

Bng 3.10. Hiệu quả kinh tế trên 1ha của một số cây trồng chính tại tiểu vùng 2

TT Cây trồng

Tính trên 1ha Tính trên 1 công LĐ GTSX

(1000đồng)

CPSX (1000đồng)

GTGT (1000đồng)

(công)

GTSX (1000đồng)

GTGT (1000đồng)

1 Sắn 28.000 6.500 21.500 70 400,000 307,140

2 Mía 51.520 19.300 32.220 150 343,470 214,800

3 Dừa 55.100 22.800 32.300 205 268,847 157,600

4 Điều 46.500 19.700 26.800 230 202,483 116,700

5 Chuối 41.500 12.830 28.670 189 219,152 151,400

6 Xoài 125.000 54.900 70.100 300 416,726 233,700

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2017)

Về chi phí: Cây trồng có chi phí trung gian cao nhất là cây xoài với chi phí trồng là 54.900 nghìn đồng/ha, tiếp đến là cây dừa với 22.800 nghìn đông/ha, điều với chi phí là 19.700 nghìn đồng/ha. Cây trồng có chi phí trung gian thấp nhất là cây sắn với 6.500 nghìn đồng/ha, tiếp đến là cây chuối với chi phí trung gian là 12.830 nghìn đồng/ha.

Cây trồng cho GTGT/ha cao nhất là cây xoài với 70.100 nghìn đồng, tiếp đến là cây mía với 32.220 nghìn đồng, cây dừa với 32.300 nghìn đồng. Cây trồng cho GTGT/ha thấp nhất là cây sắn với 21.500 nghìn đồng.

Cây sắn có GTGT/lao động là cao nhất với 307,140 nghìn đồng, tiếp đến cây xoài và cây mía có GTGT/lao động lần lượt là 233,700 nghìn đồng và 214,80 nghìn đồng. Các điều có GTGT/lao động thấp nhất lần lượt là 116,700 nghìn đồng.

Như vậy ở vùng 2, cây xoài, cây mía và cây điều là những cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn cả, chi phí trung gian ở mức khá và hiện tại là những cây trồng thế mạnh của vùng 2. Tuy nhiên những cây này đòi hỏi đầu tư công lao động cao nhất.

b. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất

Chính vì hệ thống cây trồng ở tiểu vùng 2 kém đa dạng nên các kiểu sử dụng đất hay các công thức luân canh không phong phú. Tổng hợp từ kết quả điều tra tại 40 hộ ở xã Vĩnh Lương thì tại vùng này có 3 loại hình sử dụng đất, 6 kiểu sử dụng đất. Cụ thể:

- LUT cây hàng năm: Loại hình sử dụng đất này cho hiệu quả kinh tế thấp, nhưng đây là loại hình sử dụng đất đảm bảo về vấn đề an ninh lương thực cho người dân trong vùng đặc biệt là người dân sinh sống ở vùng đồi núi cao với chủ yếu là người dân tộc tiểu số hộ nghèo chiếm phần lớn thì điều này càng có ý nghĩa hơn, ngoài ra đây là cây trồng mang tính chất canh tác truyền thống của địa phương. GTSX trên 1 ha đạt 39.760nghìn đồng với mức CPSX là 12.900nghìn đồng, hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí là 2,08 nghìn đồng. Để nâng cao hiệu quả kinh tế đối với loại hình sử dụng đất này cần phải áp dụng giống mới và phương thức thâm canh mới.

- Cây công nghiệp: Với địa hình đồi núi cao nên các loại cây này chủ yếu là dừa và điều. GTSX trên 1 ha đạt 50.800nghìn đồng với mức CPSX là 21.250nghìn đồng, hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí đối với dừa và điều lần lượt là 1,42 nghìn đồng và 1,36 nghìn đồng.

- Cây ăn quả: đây là loại hình chủ yếu của vùng và cho hiệu quả kinh tế hơn các loại hình sử dụng đất khác với GTSX trên 1 ha đạt 83.250nghìn đồng với mức CPSX là 33.865nghìn đồng, có , hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí đối với xoài và chuối lần lượt là 1,28 nghìn đồng và 2,23 nghìn đồng.

Hình 3.10. Biểu đồ hiệu quả sử dụng đất các LUT tại xã Vĩnh Lương Bng 3.11. Hiệu quả kinh tế trên 1 ha các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 Loại

hình sử dụng đất

Kiểu sử dụng đất GTSX (1000đ)

CPSX (1000đ)

GTGT (1000đ)

(Công)

GTSX/LĐ (1000đ)

Cây hàng

năm

Trung bình 39.760 12.900 26.860 110 361,450

1. Sắn 28.000 6.500 21.500 70 400,000

2. Mía 51.520 19.300 32.220 150 343,470

Cây công nghiệp

Trung bình 50.800 21.250 29.550 217 233,779

3. Dừa 55.100 22.800 32.300 205 268,847

4. Điều 46.500 19.700 26.800 230 202,483

Cây ăn quả

Trung bình 83.250 33.865 49.385 245 340,266

5. Chuối 41.500 12.830 28.670 189 219,152

6. Xoài 125.000 54.900 70.100 300 416,726

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2017)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại một số xã vùng ven thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)