CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI MỘT SỐ XÃ VÙNG VEN THÀNH PHỐ NHA TRANG
3.3.1. Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Trên cơ sở nghiên cứu tại một số xã vùng ven thành phố Nha Trang nói chung và các điểm nghiên cứu nói riêng cho thấy, các công thức luân canh cây trồng rất đa dạng và phong phú. Qua thực tế điều tra, có các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính sau: Chuyên lúa, Lúa – màu, chuyên màu, cây công nghiệp, cây ăn quả. Đất
nông nghiệp vùng ven được chia thành 2 vùng chính có địa hình, tính chất đất và tập quán canh tác khác nhau bao gồm:
Loại hình sử dụng đất chuyên lúa: Loại hình này thường được bố trí ở các vùng đất có địa hình vàn, vàn trũng và trũng, đảm bảo chế độ tưới tiêu chủ động hoặc bán chủ động. Chủ yếu là trên loại đất phù sa không được bồi, trung tính, có tầng glây, ít chua. Diện tích LUT này phân bố chủ yếu ở các xã ngoại thành: Vĩnh Phương, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh.
Loại hình sử dụng đất Lúa - màu: Được phân bố trên đất có địa hình vàn, vàn cao và cao, đất có thành phần cơ giới nhẹ, điều kiện tưới tiêu không chủ động. Loại hình sử dụng đất này chủ yếu tập trung ở xã Vĩnh Phương, Phước Đồng, Vĩnh Ngọc.
Loại hình sử dụng đất chuyên màu: Được canh tác trên chân đất có độ dốc dưới 150, địa hình vàn cao, thoát nước tốt, phân bố ở các xã Vĩnh Phương, Phước Đồng, Vĩnh Ngọc. Cây trồng của LUT này chủ yếu là rau đậu các loại.
Loại hình sử dụng đất cây công nghiệp lâu năm: Các loại cây công nghiệp phổ biến đem lại hiệu quả kinh tế là Điều và Dừa.. Diện tích cây công nghiệp tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Lương, Vĩnh Phương, Phước Đồng.
Loại hình sử dụng đất cây ăn quả lâu năm: Các loại cây ăn quả phổ biến đem lại hiệu quả kinh tế là bưởi, xoài, vải, nhãn, cam quýt, chuối... Diện tích cây ăn quả tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Lương, Vĩnh Phương, Phước Đồng.
Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thủy sản: chủ yếu là nuôi tôm tại khu vực hạ lưu sông Quán Trường tại địa bàn xã Vĩnh Thái và Phước Đồng.
* Tiểu vùng 1: Đất đồng bằng (xã Vĩnh Phương)
Đây là vùng có nhóm đất phù sa được hình thành do quá trình lắng đọng, tích tụ các sản phẩm phù sa từ các sông suối, chủ yếu là hệ thống sông Đá Bàn. Nhóm đất phù sa là nhóm đất tốt, có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nhóm đất phù sa có khả năng trồng nhiều loại cây khác nhau như lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, v.v...
Địa hình xã Vĩnh Phương thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Đất nông nghiệp bằng phẳng, ít chia cắt, có diện tích khoảng 1.465,12ha chiếm khoản 45,08%
tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Cây trồng chủ yếu trong vùng này là cây ăn quả, cây lương thực. Đề tài chọn xã Vĩnh Phương một vùng ven thành phố Nha Trang làm điểm nghiên cứu. Các loại hình sử dụng đất của vùng được thể hiện trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 (xã Vĩnh Phương)
T
T Loại hình sử dụng đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ
(%) Kiểu sử dụng đất Tổng diện tích đất sản
xuất nông nghiệp 835,85 100,00
1 Chuyên lúa 210,00 25,12 Lúa Đông xuân - Lúa Hè thu 2 Lúa - màu 73,90 8,84 Lúa Đông xuân - Rau các loại
3 Chuyên màu
19,05 2,28 Dưa chuột- Rau các loại 10,20 1,22 Cà chua – Dưa chuột
5,50 0,66 Mướp đắng 8,75 1,05 Ớt - rau các loại 7,43 0,89 Cà chua - Rau các loại 4 Cây công nghiệp
137,99 16,51 Dừa 100,00 11,96 Điều 5
Cây ăn quả
148,23 17,73 Xoài
31,43 3,76 Cam, chanh, quýt 66,25 7,93 Chuối
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2017) Số liệu bảng 3.6 cho thấy: Loại hình sử dụng đất chính của xã chủ yếu là chuyên lúa, lúa màu, chuyên màu, cây công nghiệpvà cây ăn quả. Loại hình sử dụng đất chuyên lúa chiếm diện tích lớn nhất trong khu vực với 210 ha khoảng 25,12% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã, chủ yếu là chủ yếu là lúa 2 vụ (đông xuân - hè thu). Ngoài ra, ở xã còn chiếm diện tích khá lớn cho loại hình sử dụng đất cây công nghiệp với 16,51%. Với đặc điểm đất đai thích hợp với trồng cây ăn quả đặc biệt là cây xoài nên diện tích loại hình này chiếm khá lớn với 148,23 ha khoảng 17,73% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã.
* Tiểu vùng2: Đất vùng đồi núi (xã Vĩnh Lương)
Đây là vùng có nhóm đất đỏ vàng phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, đất có tầng dày mỏng, độ dốc lớn, thảm thực vật chủ yếu là cây rừng, cây bụi xen gỗ rải rác. Hiện nay vùng đất này được sử dụng trồng cây màu hàng năm (ngô, sắn...) và cây lâu năm.
Tập trung ở xã Vĩnh Lương và xã Phước Đồng. Trong đó, Phước Đồng đã được quy hoạch phát triển mở rộng đô thị nên diện tích đất nông nghiệp trong tương lai không còn.Địa hình xã Vĩnh Lương thấp dân từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đất nông nghiệp bằng phẳng có diện tích khoảng 2.309,92ha chiếm khoản 49,87% tổng diện tích tự nhiên của xã. Các loại hình sử dụng đất của vùng được thể hiện trong bảng 3.7 sau:
Bảng 3.7. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 (xã Vĩnh Lương)
TT Loại hình sử dụng đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ
(%) Kiểu sử dụng đất Tổng diện tích đất
sản xuất nông nghiệp 1402,84 100,00
1 Cây hàng năm
100,94 7,20 Sắn
117,00 8,34 Mía
2 Cây công nghiệp
299,56 21,35 Dừa
436,75 31,13 Điều
3 Cây ăn quả
263,69 18,80 Xoài
184,90 13,18 Chuối
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2017) Qua số liệu bảng 3.7 cho thấy: Loại hình sử dụng đất chính của xã chủ yếu là cây hàng năm, cây công nghiệp và cây ăn quả. Loại hình sử dụng đất cây hàng năm với cây trồng chủ yếu là sắn và mía có diện tích trong khu vực là 217,94 ha chiếm khoảng 15 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Loại hình sử dụng đất này đa số phân bố trên đất phù sa, đất xám bạc màu và đất đỏ vàng.Loại hình sử dụng đất cây ăn quả với cây chuối, cây xoài được trồng chủ yếu với diện tích lần lượt là 184,90 ha chiếm 13,18% ; 263,69 ha chiếm 18,80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã.
Loại hình cây công nghiệp chiếm ưu thế ở khu vực trong đó diện tích cây điều là lớn nhất với 436,75 ha chiếm hơn 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã.
Như vậy, qua kết quả điều tra cho thấy: ở vùng 1 có 5 LUT chính với 12 kiểu sử dụng đất và vùng 2 có 3 LUT chính6 kiểu sử dụng đất, gồm có LUT chuyên lúa, các LUT chuyên màu, lúa – màu, LUT cây lâu năm có kiểu sử dụng đất đa dạng. Các kiểu sử dụng đất đa dạng tập trung ở vùng 1 và vùng 2 trên diện tích đất địa hình đất đồng bằng, đất đồi núi. Qua quá trình tìm hiểu về các mô hình canh tác và các kiểu sử dụng đất ở các tiểu vùng ven thành phố Nha Trang nhận thấy rằng mức độ hợp lý của các loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất ở khu vực là khá cao, do các loại hình này chiếm diện tích sản xuất lớn và cho lại hiệu quả kinh tế cao trong khu vực. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, thì việc nhân rộng các kiểu sử dụng đất như trên là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ, cần phải đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất với nhiều chủng loại cây trồng khác nhau để tạo thị trường nông sản đa dạng. Theo đó, vấn đề tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm, sử dụng đất không làm ảnh hưởng đến môi trường là vấn đề cốt lõi để các kiểu sử dụng đất trên được bền vững.