Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sóc sơn (Trang 34 - 38)

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại

1.5.2. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại

1.5.2.1. Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng thể hiện quan điểm cho vay của ngân hàng, điều đó ảnh hưởng đến việc mở rộng các khoản cho vay tiêu dùng của mỗi ngân hàng.

Một chính sách tín dụng mở đối với hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ khuyến khích và tạo điều kiện để ngân hàng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng trong phạm vi khách hàng rộng lớn. Ngƣợc lại, chính sách tín dụng thắt chặt sẽ làm hạn chế sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng bằng cách đƣa ra các tiêu chuẩn, yêu cầu khắt khe đối với những khách hàng có nhu cầu vay nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mình. Tuy nhiên việc chính sách tín dụng mở rộng hay thắt chăt ở mỗi ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào cơ

cấu vốn của ngân hàng đó, tình hình thị trường hiện tại và chất lượng cho vay tiêu dùng của các khoản vay tiêu dùng hiện tại của ngân hàng. Với tình hình phát triển kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay, nhu cầu tiêu dung các sản phẩm, dịch vụ của các cá nhân và hộ gia đình là rất lớn, do đó việc thực hiện chính sách tín dụng đối với các khoản vay tiêu dùng của các ngân hàng là điều tất yếu, góp phần thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng và đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng.

1.5.2.2. Nguồn vốn và tính chất nguồn vốn của NHTM

Nguồn vốn và tính chất nguồn vốn của NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Quy mô vốn của ngân hàng quyết định đến việc có mở rộng cho vay tiêu dùng hay không, chỉ khi có nguồn vốn mới có thể mở rộng đƣợc cho vay. Vốn tự có của ngân hàng thương mại thể hiện sức mạnh về tài chính của ngân hàng đó, vốn tự có càng cao chứng tỏ ngân hàng đó càng mạnh. Để quản lý quy mô hoạt động thì các ngân hàng thương mại chỉ được phép huy động một lượng vốn bằng một tỷ lệ nhất định so với vốn tự có (ở Việt Nam là 20 lần ). Vì vậy mà vốn tự có lớn sẽ là điều kiện để huy động vốn với quy mô lớn. Mặt khác để quản trị rủi ro ngân hàng nhà nước đưa ra các giới hạn như giới hạn cho vay đối với một khách hàng ( không quá 15% vốn tự có), tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, tỷ lệ dùng vốn tự có để mua sắm tài sản cố định. Những nhân tố đó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến mở rộng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại. Thông thường các khoản vay tiêu dùng thường được cơ cấu trung và dài hạn cho khách hàng vay trả hàng tháng, theo đó, hàng tháng khách hàng vay sẽ trích một phần trong tổng thu nhập của mình để trả nợ lãi và một phần nợ gốc cho ngân hàng. Vì vậy nguồn vốn để phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng phải là những nguồn vốn có kỳ hạn tương ứng.

Việc ngân hàng phân bổ vốn sử dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng ảnh

hưởng rất lớn đến việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng.

Vốn đƣợc phân bổ hợp lý sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu vay của khách hàng và hạn chế rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.

1.5.2.3. Trình độ của cán bộ ngân hàng

Trong mỗi hoạt động của ngân hàng, chất lƣợng cán bộ đều giữ vai trò quan trọng. Cho vay tiêu dung cũng không ngoại lệ, hoạt động cho vay tiêu dùng của mỗi ngân hàng có mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào quy mô và trình độ của cán bộ tín dụng của ngân hàng đó. Muốn mở rộng cho vay phải có nguồn nhân lực tương ứng. Nguồn nhân lực không những có đủ về số lƣợng mà còn phải đáp ứng về chất lƣợng. Nếu chất lƣợng cán bộ tín dụng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng từ đó mà tác động đến mở rộng cho vay. Không chỉ nguồn nhân lực trực tiếp mà số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng hệ thống kiểm soát tín dụng cũng cần phải đƣợc bố trí tương ứng để đảm bảo kiểm soát tốt chất lượng tín dụng trong cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng ở Việt Nam là một mảng kinh doanh tiềm năng chƣa được khai thác hết, họa động cho vay tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố và hàm chứa độ rủi ro và mức độ cạnh tranh cao giữa các ngân hàng, vì vậy đòi hỏi cán bộ cho vay phải nhanh nhạy với tình hình thực tế của khách hàng cũng nhƣ của nền kinh tế, để từ đó tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng, thu hút thêm đƣợc lƣợng khách hàng đông đảo, đồng thời kiểm soát rủi ro tốt, đƣa ra đƣợc các biện pháp xử lý kịp thời khi có biến cố không mong muốn xảy ra đối với khách hàng vay, nhằm hạn chế tối đa tổn thất mà khoản vay có thể gây ra cho ngân hàng. Đáp ứng đƣợc yêu cầu về trình độ cán bộ tín dụng sẽ phát triển tốt hoạt động cho vay tiêu dùng, thu hút đƣợc khách hàng vay và hạn chế đƣợc rủi ro cho ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại, tác giả đã đánh giá sơ lƣợc tình hình nghiên cứu về hoạt động vay tiêu dùng trong thời gian vừa qua, hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết liên quan đến hoạt động cho vay và cho vay tiêu dùng nhƣ khái niệm, tính chất, đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng…, đƣa ra các chỉ tiêu định tính để đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại như: quy trình, chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại; khả năng và tính chất nguồn vốn của ngân hàng thương mại; các chỉ tiêu định lượng đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng. Cuối cùng tác giả cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sóc sơn (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)