Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank Sóc Sơn

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sóc sơn (Trang 87 - 92)

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SÓC SƠN

4.2. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank Sóc Sơn

4.2.1. Xây dựng kế hoạch cho vay tiêu dùng và mở rộng thị trường cho vay Trước hết, muốn phát triển tốt hoạt động cho vay tiêu dùng Agribank Sóc Sơn cần xây dựng kế hoạch phát triển cho vay tiêu dùng phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của chi nhánh và nhu cầu cần đƣợc đáp ứng của khách hàng. Kế hoạch phát triển cho vay tiêu dùng có vai trò vô cùng quan trọng, nó định hướng cho cả chi nhánh trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Một kế hoạch kinh doanh tốt sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng đi đúng hướng và phát triển tốt trong giai đoạn tiếp theo. Để có thể xây dựng đƣợc kế hoạch phát triển cho vay tiêu dùng hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của chi nhánh và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng thì trước hết Phòng kế hoạch kinh doanh cần phải tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vay tiêu dùng tại chi nhánh Sóc Sơn trong thời gian vừa qua và trong giai đoạn tiếp theo, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Agribank Sóc Sơn trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Tiếp đó Agribank Sóc Sơn cần tăng cường đầu tư nghiên cứu về nhu cầu sử dụng các sản phẩm vay tiêu dùng của khách hàng trong địa bàn huyện Sóc Sơn. Việc

tìm hiểu nhu cầu vay vốn tiêu dùng của khách hàng là rất cần thiết trong việc xây dựng cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp, khoa học nhằm mở rộng và nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay tiêu dùng, một mặt vƣ̀a thu hút đƣợc khách hàng, mặt khác đảm bảo đƣợc chất lƣợng cho vay. Đồng thời, chi nhánh nên ra cán bộ chuyên trách mảng cho vay tiêu dùng nhằm khai thác tối đa nhu cầu vay vốn của khách hàng. Có chính sách đãi ngộ hợp lý đảm bảo khuyến khích đƣợc cán bộ trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. Xây dựng các kênh phân phối và giới thiệu sản phẩm đến các khách hàng là cá nhân trong địa bàn huyện Sóc Sơn.

4.2.2. Tăng cường kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay để nâng cao chất lượng khoản vay

Kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với các khoản vay tiêu dùng, giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất có thể. Khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng cần thẩm định chính xác, đầy đủ các thông tin khách hàng cung cấp nhƣ tƣ cách đạo đức, thông tin về nhân thân, tình hình tài chính của khách hàng để đƣa ra đƣợc nhận định chính xác về khách hàng vay vốn. Khi đã ra quyết định cho vay cần rà soát lại một lần nữa mục đích vay vốn của khách hàng, đối chiếu lại hồ sơ vay vốn, những thông tin thu thập đƣợc với những thông tin khách hàng cung cấp để tránh tình trạng cho vay sai mục đích. Sau khi giải ngân cần thường xuyên theo dõi tình hình tài chính và tình hình trả nợ vay của khách hàng, tài sản bảo đảm cho khoản vay, để khi có phát sinh có thể đưa ra được phương án xử lý kịp thời. Món vay tiêu dùng của khách hàng cần phải đƣợc theo dõi sát sao do đặc điểm của các khoản vay tiêu dùng là số lƣợng món vay nhiều nhƣng giá trị các khoản vay không lớn, các món vay đƣợc phân kỳ trả gốc và lãi theo nguồn thu nhập hàng tháng của khách hàng, việc kiểm soát khoản vay sau giải ngân sẽ làm giảm thiểu đáng kể tình trạng khách hàng quên không trả nợ dẫn

đến nợ quá hạn, và trong một số trường hợp kiểm soát khoản vay tốt sẽ giúp ngân hàng phát hiện kịp thời những bất thường đối với khoản vay tiêu dùng của khách hàng để có hướng xử lý phù hợp, ví dụ như trường hợp khách hàng đang vay tiêu dùng tại Agribank Sóc Sơn nhƣng đồng thời cũng thực hiện các khoản vay tại các tổ chức tín dụng khác mà các khoản vay nay bị nợ quá hạn dẫn đến món vay tiêu dùng tại Agribank Sóc Sơn bị nhảy nhóm theo thì việc thường xuyên theo dõi khoản vay của khách hàng sẽ giúp cho cán bộ tín dụng đưa ra phương án khắc phục kịp thời, tránh làm gia tăng nợ xấu cho chi nhánh. Nếu khoản vay đƣợc kiểm soát chặt chẽ sẽ làm giảm rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Agribank Sóc Sơn.

4.2.3. Nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ

Từ xưa đến nay con người luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào, là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định đến sự thành công hay thất bại của tổ chức. Chính vì thế, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ và đạo đức nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Một ngân hàng có nguồn nhân lực chất lƣợng cao thì ngân hàng đó sẽ phát triển vững mạnh. Tại Agribank Sóc Sơn cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc khách hàng để giới thiệu sản phẩm, tƣ vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng, trực tiếp thu thập thông tin và thẩm định lại các thông tin do khách hàng cung cấp, sau đó đề xuất lên cấp trên xét duyệt khoản vay, do đó, việc nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng là vô cùng quan trọng. Vì vậy, trong thời gian tới, Agribank Sóc Sơn cần phải trú trọng hơn nữa đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có chất lƣợng cao. Để có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Agribank Sóc Sơn cần có chính sách tuyển dụng công bằng, đánh giá

dựa trên năng lực của nhân viên, thường xuyên tổ chức các lớp đạo tạo, bồi dƣỡng cán bộ, trú trọng đào tạo các mảng nghiệp vụ tín dụng, phân tích tài chính, marketing, và đặc biệt là các kỹ năng mềm nhƣ kỹ năng giao tiếp với khách hàng...Thêm vào đó, Agribank Sóc Sơn cần xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý có thể khuyến khích người lao động cống hiến hết mình vì hoạt động chung của ngân hàng. Khi trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ đƣợc nâng lên thì hình ảnh ngân hàng sẽ ngày càng đƣợc nâng lên, làm tăng khả năng cạnh tranh của Agribank Sóc Sơn so với các tổ chức tín dụng khác trong địa bàn.

4.2.4. Đơn giản hóa quy trình, thủ tục vay vốn

Thủ tục vay vốn rườm rà, phức tạp sẽ làm cho khách hàng ngại tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. Agribank Sóc Sơn là một chi nhánh trực thuộc Agribank Việt Nam, một trong những doanh nghiệp nhà nước mà theo đánh giá của khách hàng, thủ tục và hồ sơ phải thực hiện khi tiến hành vay vốn tại ngân hàng vẫn còn rườm rà, khách hàng phải cung cấp tương đối nhiều giấy tờ chứng minh thu nhập của minh khi đến đăng ký vay vốn tiêu dùng tại Agribank Sóc Sơn như: hợp đồng lao động, sao kê tài khoản trả lương trong 12 tháng gần nhất, quyết định bổ nhiệm, nâng ngạch lương, xác nhận mức lương của cơ quan nơi khách hàng đang làm việc…Do đó, Agribank Sóc Sơn nên xem xét giảm bớt một số thủ tục giấy tờ nhƣ ch ỉ yêu cầu khách hàng sao kê bảng thu nhập 3 tháng gần nhất thay vì 12 tháng, khách hàng đã có bảng lương và hợp đồng lao động thì không cần xác nhận nguồn thu nhập của cơ quan, đơn vị người vay;...về thời gian xét duy ệt cho vay: Giảm thời gian xét duyệt tối đa là 5 ngày xuống 2 ngày đối với cho vay ngắn hạn, tối đa là 5 ngày đối với cho vay trung và dài hạn thay vì 5 ngày đối với cho vay ngắn hạn, 10 ngày đối với cho vay trung hạn và 15 ngày đối với cho vay dài hạn theo qui định hiện hành. Rút gọn quy trình cho vay và đơn giản thủ tục hồ sơ vay vốn

tiêu dùng sẽ giúp cho Agrbank Sóc Sơn thu hút thêm khách hàng, làm gia tăng số lƣợng khách hàng vay tiêu dùng tại chi nhánh.

4.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường hoạt động Marketing Nâng cao chất lƣợng các sản phẩm vay tiêu dùng, với sự phát triển của khoa học công nghệ nhƣ hiện nay thì Agribank Sóc Sơn nên đƣa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tiếp nhận hồ sơ vay vốn và giao dịch với khách hàng như hẹn trước, đặt lịch hẹn online, hỗ trợ vay tiêu dùng trực tuyến... nhằm tiết kiệm thời gian cho khách hàng vay vốn.

Để sản phẩm cho vay tiêu dùng được nhiều người biết đến thì trong thời gian tới, Agribank Sóc Sơn cần tăng cường hoạt động Marketing, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ đến các đối tƣợng khách hàng, đa dạng hóa các kênh quảng bá sản phẩm nhƣ phát tờ rơi, mạng internet...

4.2.6. Thực hiện liên kiết đối với các đơn vị kinh tế

Thực hiện liên kết với các đơn vị kinh tế trong địa bàn là rất cần thiết đối với việc phát triển cho vay. Thông qua các đơn vị này, sản phẩm vay tiêu dùng đƣợc giới thiệu đến từng khách hàng vay vốn một cách đầy đủ, đồng thời khi có phát sinh các khoản vay vốn mà khách hàng đang làm việc trong các đơn vị này thì rất dễ dàng xác minh đƣợc thu nhập và mục đích vay tiêu dùng chính xác của khách hàng là gì, góp phần nâng cao chất lƣợng khoản vay, giảm rủi ro cho ngân hàng. Khách hàng khi có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của các đơn vị kinh tế trong địa bàn mà chƣa có đủ nguồn tài chính ngay lập tức thì có thể tiến hành thủ tục vay tiêu dùng tại ngân hàng.

Việc hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, vừa giúp các tổ chức kinh tế trong địa bàn bán đƣợc sản phẩm, dịch vụ của mình, vừa giúp ngân hàng giới thiệu sản phẩm đến khách hàng có nhu cầu, gia tăng số lƣợng khách hàng, thúc đẩy doanh số và dƣ nợ cho vay tiêu dùng tăng lên, góp phần tạo thêm lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sóc sơn (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)