TRONG V N TẢI HÀNH KHÁCH NG TAXI
ảng 1 1: So sánh ưu nhược điểm củ các loại phương ti n
1.2 Quản lý nhà nước về VTHK bằng t xi
1.2.4 V i trò quản lý nhà nước trong VTHK bằng t xi
Chủ thể quản lý VTHK bằng taxi gồm các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương: Bộ GTVT, UBND các tỉnh thành, sở GTVT các địa phương, các sở ban nghành liên quan.
Đối tƣợng quản lý VTHK bằng taxi gồm doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, lái xe taxi, hành khách, phương tiện.
Taxi là loại hình VTHK công cộng x t về mặt hiệu quả khai thác vận tải và hiệu quả xã hội taxi không thể so với các loại hình vận tải khách công cộng vừa (xe buýt thường) và lớn (BRT, Metro), nhưng taxi hiệu quả hơn các loại hình sử dụng phương tiên cá nhân (hệ số người trên xe lớn hơn, thời gian sử dụng xe trong ngày nhiều hơn). Do đó hoạt động VTHK bằng taxi vẫn cần đƣợc phát triển ở mức độ phù hợp nhằm hỗ trợ cho VTHK công cộng để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong khi hệ thống VTHK công cộng thành phố (đường sắt đô thị, BRT, metro…) chưa hoàn thiện.
19
Quản lý nhà nước đối với hoạt động VTHK bằng taxi có vai trò rất quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động VTHK bằng taxi đƣợc trật tự, an toàn và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân với chất lƣợng dịch vụ ngày càng cao.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, quản lý nhà nước về VTHK bằng taxi phải định hướng phát triển cả về quy mô, chất lượng, số lượng phương tiện nhằm phục vụ xã hội một cách đa dạng hơn, phù hợp với sự phát triển chung của thành phố.
Quản lý nhà nước về VTHK bằng taxi có vai trò quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội. Trong vai trò xã hội mọi tác động quản lý đối với hoạt động VTHK đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Tính chất phục vụ của VTHK đƣợc thể hiện ở việc nó đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại của con người và ngày càng làm cho cuộc sống con người trong xã hội được thuận tiện hơn, kích thích sự giao lưu, phát triển văn hóa, xã hội.
Vai trò xã hội trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực VTHK bằng taxi bao gồm:
+ Đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân một cách thuận tiện, nhanh chóng, an toàn trên cơ sở phát triển kết cấu hạ tầng giao thông;
+ Đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải taxi;
+ Tạo điều kiện về việc làm và thu nhập cho người lao động trong các doanh nghiệp, gúp phần ổn định và phỏt triển kinh tế xó hội của đất nước;
Vai trò kinh tế trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực VTHK bằng taxi bao gồm:
+ Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua thu thuế các doanh nghiệp vận tải taxi. Góp phần phát triển kinh tế của đất nước, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân;
20
+ Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh VTHK bằng taxi hoạt động đúng pháp luật và có hiệu quả;
+ Đảm bảo lợi ích của người sử dụng dịch vụ vận tải là hành khách với chất lƣợng dịch vụ cao do quá trình VTHK mang lại, với các chỉ tiêu nhanh chóng, thuận lợi, an toàn, tiện nghi, lịch sự [11].
1.2.4 Nội dung quản lý nhà nước về VTHK bằng taxi
1.2.4.1 Xây dựng chi n lư c, quy ho ch, k ho ch và chính sách phát triển Các cơ quan quản lý có th m quyền căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm xây dựng quy hoạch phát triển VTHK bằng taxi để trình cơ quan cấp trên phê duyệt trong tổng thể quy hoạch chung của ngành giao thông vận tải. Quy hoạch phát triển vận tải phải phù phợp với quy hoạch phát triển GTVT chung của cả nước và phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của ở vùng và địa phương trước mắt cũng như lâu dài. Nội dung về chiến lƣợc, kế hoạch và chính sách phát triển bao gồm:
- Quy hoạch phát triển số lƣợng xe taxi trên địa bàn: Việc lập quy hoạch này nhằm mục đích kiểm soát số lƣợng xe taxi phù hợp với sự phát triển chung về hạ tầng kỹ thuật giao thông đường bộ và điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn cụ thể. Nếu không có sự tính toán dự báo sát với yêu cầu thực tế sẽ dẫn đến việc số lƣợng xe taxi vƣợt quá nhu cầu của khách hàng làm giảm hiệu quả kinh doanh cho đơn vị và gây lãng phí xã hội. Mặt khác khi phương tiện tăng lên nhanh chóng sẽ là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ùn tắc giao thông.
- Định hướng về chất lượng dịch vụ: Để có nhiều sản ph m VTHK bằng taxi có chất lượng cao đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người dân, cơ quan quản lý nhà nước cần thiết phải định hướng dẫn dắt các doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ taxi như: định hướng về chất lượng phương tiện; chất
21
lƣợng phục vụ của đội ngũ lái xe; công nghệ điều hành tiên tiến; các tiện ích gia tăng khác cho khách hàng từ đó doanh nghiệp đề ra đƣợc chiến lƣợc phát triển kinh doanh taxi phù hợp với định hướng chung.
- Quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ taxi công cộng: Cần có quy hoạch tổng thể tại địa phương về hệ thống các điểm đỗ taxi công cộng phù hợp với quy hoạch về phát triển số lượng xe taxi trong từng giai đoạn. Quy hoạch mạng lưới các điểm dừng đỗ bao gồm: số lƣợng điểm dừng đỗ taxi, diện tích đất dành cho điểm dừng đỗ taxi, phân bổ các điểm dừng đỗ theo khu vực, theo các điểm có nhu cầu khối lƣợng lớn nhƣ nhà ga, sân bay, siêu thị, khách sạn lớn …
1.2.4.2. Ban hành và t ch c thực hiện các v n bản pháp luật về kinh doanh VTHK bằng taxi; tuyên truyền, ph bi n, giáo dục pháp luật
Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách sát với yêu cầu thực tế trong hoạt động kinh doanh taxi, cụ thể là quy định các điều kiện kinh doanh taxi tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, quản lý được chất lượng dịch vụ và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và phát huy được vai trò của họ trong nền kinh tế thị trường.
Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực taxi bao gồm: Luật GTĐB do Quốc Hội ban hành; Nghị định của chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tƣ của bộ GTVT về quy định tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ… vv
1.2.4.3.Quản lý việc thực hiện điều kiện kinh doanh,cấp phép kinh doanh, phù hiệu taxi, kiểm soát s lư ng xe taxi
Để xe taxi hoạt động hợp pháp trên đường, ngoài việc đảm bảo đầy đủ các quy định về lưu hành của xe cơ giới đường bộ, xe taxi phải được cơ quan quản lý nhà nước cấp “PH HIỆU TAXI”. Việc cấp phù hiệu taxi nhằm kiểm
22
soát xe taxi trước khi ra hoạt động đảm bảo đầy đủ các điều kiện kinh doanh VTHK bằng taxi (đăng lý biểu trƣng logo, có các thiết bị taxi nhƣ đồng hồ tính cước, thiết bị giám sát hành trình, quy định niêm yết giá cước, hộp đ n taxi, niên hạn sử dụng xe taxi) đồng thời phục vụ công tác kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng.
Đối với các thành phố lớn cơ quan quản lý nhà nước còn sử dụng việc cấp phù hiệu taxi để kiểm soát về số lƣợng xe taxi hoạt động trên địa bàn theo quy hoạch phát triển mạng lưới taxi đã được phê duyệt và công bố công khai.
1.2.4.4. Quản lý, bảo trì, bảo vệ k t cấu h tầng kỹ thuật
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật bao gồm: hệ thống giao thông, mạng lưới bãi đỗ, điểm giao ca, điểm dừng đón trả khách taxi ...
Nhà nước quản lý giám sát các doanh nghiệp kinh doanh taxi đảm bảo điều kiện kinh doanh taxi về diện tích bãi đỗ, điểm giao ca phù hợp với phương án kinh doanh. Việc quản lý điều kiện về bãi đỗ, điểm giao ca nhằm đảm bảo hoạt động taxi trên địa bàn hoạt động có nền nếp không gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và phòng chống cháy nổ.
Nhà nước xác định tỷ lệ quỹ đất nhất định dành riêng cho hoạt động kinh doanh taxi (bãi đỗ xe, điểm đỗ công cộng). Xây dựng quy hoạch tổng thể mạng lưới các điểm đỗ công cộng cho xe taxi. Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng các điểm đỗ hoặc xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp tự đầu tƣ, xã hội hóa ...
Nhà nước quản lý bằng cách duyệt quy hoạch khi đầu tư xây dựng các điểm dịch vụ công cộng, trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, bệnh viện, bến xe phải có quy hoạch cụ thể khu vực phục vụ hoạt động taxi.
1.2.4.5. Quản lý chất lư ng, quản lý giá cả - Về quản lý chất lƣợng
23
Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng nhà nước quy định các điều kiện kinh doanh taxi yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện nhƣ: quy định về niên hạn sử dụng xe, hoạt động của trung tâm điều hành, xe taxi phải đƣợc trang bị đồng hồ tính tiền, xe phải niêm yết giá cước ngoài thành xe, trang bị thiết bị giám sát hành trình, máy in biên lai thanh toán.
Các doanh nghiệp phải đăng ký chất lƣợng dịch vụ lên cơ quan quản lý chuyên ngành để theo dõi giám sát. Nhà nước ban hành quy chế phát triển dịch vụ taxi trên nguyên tắc gắn với chất lƣợng dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhà nước yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh taxi có biểu trưng lô gô, có số điện thoại đường dây nóng riêng để khách giám sát và phản ánh về chất lượng dịch vụ khi có vi phạm làm ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng.
- Quản lý về giá cả
Giá cước taxi không nằm trong danh mục nhà nước quản lý giá, tuy nhiên nhà nước yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai giá cước theo biểu mẫu quy định và giao trách nhiệm theo dõi giám sát cho các cơ quan chức năng như sở GTVT, sở tài chính, cơ quan thuế ... Việc tăng giá cước phải phù hợp với giá thành, nghiêm cấm các doanh nghiệp tăng giá cước bất hợp lý làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
1.2.4.6. Quản lý về phương tiện
Phương tiện cơ giới nói chung và xe taxi nói riêng được nhà nước đưa vào danh mục nguồn có nguy cơ gây nguy hiểm cao độ. Do vậy để đảm bảo an toàn cho phương tiện hoạt động trên đường hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại gây ra cho xã hội, nhà nước yêu cầu xe taxi phải có niên hạn sử dụng, thực hiện chế độ bảo dƣỡng sửa chữa định kỳ, xe phải lắp thiết bị giám sát hành trình để quản lý an toàn, doanh nghiệp có bộ phận làm công tác chuyên trách an toàn.
Ngoài việc xe taxi thực hiện việc kiểm định theo quy định chung đối với xe ô tô. Xe taxi định kỳ được cơ quan quản lý nhà nước tiến hành kiểm tra
24
chất lượng phương tiện nếu đảm bảo đầy đủ yêu cầu theo quy định sẽ được cấp phù hiệu taxi mới đƣợc ra hoạt động kinh doanh.
Nhà nước định hướng, khuyến khích để doanh nghiệp có chiến lược và kế hoạch đầu tư phương tiện phù hợp đảm bảo tiêu chu n môi trường như xe chạy bằng khí ga, hoặc chính sách xe thiết kế riêng phục vụ người khuyết tật.
1.2.4.7. Quản lý nguồn nhân lực
Nhà nước có định hướng để các cơ sở đào tạo nghề quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ công nhân lái xe lành nghề cho hoạt động taxi. Tổ chức sát hạch, cấp chứng chỉ các khóa đào tạo nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nhận thức pháp luật và các kỹ năng giao tiếp với khách hàng cho đội ngũ lái xe taxi.
Nhà nước tổ chức các chương trình tuyên truyền nâng cao đạo đức nghề nghiệp (trung thực, không gian lận, văn hóa khi tham gia giao thông, bảo vệ môi trường...) cho đội ngũ lái xe taxi. Tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đặc biệt là Luật giao thông đường bộ, Nghị định của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan khác cho đội ngũ lái xe taxi. Nhà nước quy định các doanh nghiệp tuyển dụng lái xe taxi vào làm việc phải có hợp đồng lao động, tiêu chu n về hạng bằng, về năm kinh nghiệm lái xe, điều kiện sức khỏe. Sau khi tuyển dụng cần tập huấn kỹ năng giao tiếp với khách hàng, hiểu biết danh lam thắng cảnh du lịch, kỹ năng sơ cứu và hô hấp nhân tạo; tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ lái xe taxi nhƣ hướng dẫn khách đi xe, trợ giúp người tàn tật, người già, trẻ em, phụ nữ có thai và một số kỹ năng cơ bản khác.
25
1.2.4.8. Thanh tra, kiểm tra, giải quy t khi u n i, t cáo; xử lý vi ph m pháp luật trong ho t động VTHK bằng taxi
Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp VTHK bằng taxi hoạt động theo đúng các điều kiện kinh doanh;
phát hiện và đề xuất xử lý đối với các doanh nghiệp vi phạm.
Lực lƣợng thanh tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động VTHK bằng taxi và các dịch vụ hỗ trợ khác nhƣ điểm dừng đỗ đón trả khác, bãi đỗ xe.
Thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính trong việc đào tạo, thu hồi giấy ph p lái xe taxi, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
Lực lƣợng công an thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm việc chấp hành Luật giao thông đường bộ của người lái xe và phương tiện taxi tham gia giao thông.
Cơ quan Thuế và liên ngành hướng dẫn việc thực hiện giá cước theo quy định. Tổ chức thu thuế của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động VTHK bằng taxi theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra nhà nước còn quản lý đối với hoạt động VTHK bằng taxi trong các lĩnh vực khác nhƣ cấp ph p sử dụng tần số, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.