Giải pháp hoàn thi n quản lý nhà nước về VTHK bằng t xi tại thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vận tải hành khách bằng taxi tại hà nội (Trang 89 - 98)

TRONG V N TẢI HÀNH KHÁCH NG TAXI

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THI N QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

3.2 Giải pháp hoàn thi n quản lý nhà nước về VTHK bằng t xi tại thành phố Hà Nội

3.2.1 Hoàn thiện cơ ch ch nh sách VTHK bằng taxi t i Hà Nội 3.2.1.1 B sung điều kiện kinh doanh vận tải

Kinh doanh vận tải là nghành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài các điều kiện chung quy định trong Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tƣ 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của bộ GTVT và Thông tƣ số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/8/2013 của Bộ Giao thông vận tải về “Quy định tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Cần thiết tiếp tục chỉnh sửa bổ sung về điều kiện kinh doanh taxi trong Nghị định 93/2012 theo hướng tăng cường hơn nữa năng lực quản lý của nhà nước và có x t đến đặc thù của các đô thị đặc biệt như Hà nội. Cụ thể:

Nhà nước quy định số lượng xe taxi tối thiểu mà mỗi đơn vị phải có, cụ thể: không dưới 10 xe (riêng đối với đô thị đặc biệt cần giao cho UBND cấp tỉnh quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhưng không dưới 50 xe).

Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (riêng tại các đô thị đặc biệt không quá 8 năm).

Bổ sung quy định về quản lý và khai thác thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe, bảo đảm tối thiểu các yêu cầu:

81

Lưu giữ và truyền dẫn được các thông tin: hành trình, tốc độ vận hành,số lần và thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe, thời gian lái xe liên tục, thời gian lái xe trong 24 giờcủa từng lái xe;

Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe đƣợc sử dụng trongquản lý nhà nước về hoạt động vận tải và quản lý hoạt động của đơn vịkinh doanh vận tải.

Quy định rõ thời hạn các doanh nghiệp kinh doanh taxi phải hoàn thành việc lắp đặt thiết bị và đƣa hệ thống khai thác thông tin vào hoạt động.

Đơn vị vận tải taxi phải đăng ký và thực hiện sơn biểu trƣng (logo) (không trùng với biểu trưng đã đăng ký của đơn vị vận tải trước đó) và số điện thoại giao dịch cho các xe thuộc đơn vị. Đối với các đô thị đặc biệt có quy định riêng màu sơn cho xe taxi thì đơn vị vận tải phải đăng ký màu sơn và thực hiện theo quy định của đô thị đó.

Xe taxi có hộp đ n với chữ "TAXI" gắn cố định trên nóc xe

Xe taxi có thiết bị in hoá đơn kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn tính tiền và trả cho hành khách.

Người lái xe phải được khám sức khỏe định kỳ và được cấp giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Y tế.

Người điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã taxi phải đảm bảo không đồng thời là lái xe taxi.

3.2.1.2 Hoàn thiện các v n bản t ch c thực hiện

Xây dựng và ban hành bộ tiêu chu n đánh giá các tiêu chí dịch vụ và đánh giá hàng năm thông qua các tổ chức xã hội ngành nghề với sự giám sát của cơ quan chức năng

Xây dựng và ban hành tiêu chí về đầu thầu tăng số lƣợng taxi đảm bảo tính công khai, minh bạch và nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Các doanh nghiệp có điểm tiêu chí cao sẽ được cấp ph p tăng trưởng số lượng phương tiện taxi.

82

3.2.2 Công tác dự báo nhu cầu phương tiện taxi và phát triển điểm dừng đỗ taxi 3.2.2.1 C ng tác dự báo nhu cầu phát triển xe taxi

Hà Nội cần xác định rõ nhu cầu về số lƣợng xe taxi trong từng giai đoạn cụ thể phù hợp với khả năng đáp ứng điều kiện hạ tầng giao thông và sự phát triển đồng bộ về kinh tế – xã hội – văn hóa của thủ đô. Đồng thời công khai minh bạch số lượng xe taxi được tăng hàng năm để định hướng các doanh nghiệp kinh doanh VTHK bằng taxi xây dựng chiến lƣợc phát triển cho doanh nghiệp mình phù hợp.

3.2.2.2 iải pháp phát triển điểm dừng đỗ xe taxi

Hà Nội cần xây dựng quy hoạch về mạng lưới các điểm dừng đỗ công cộng dành riêng cho taxi, trong đó cần xác định rõ tỷ lệ % đất dành cho việc bố trí quy hoạch cho hoạt động VTHK bằng taxi.

Tiếp tục duy trì và phát triển thêm các điểm đỗ xe taxi có sức chứa nhỏ bằng các khu đất xen kẽ riêng lẻ hay kết hợp điểm đỗ xe cá nhân. Xã hội hóa dịch vụ đỗ xe có ƣu tiên đỗ taxi (về giá) để đáp ứng hiệu quả nhu cầu đỗ xe taxi. Về lâu dài, để giải quyết nhu cầu đỗ xe taxi, cần có kế hoạch đầu tƣ bãi đỗ xe kể cả bãi đỗ xe cao tầng cơ giới phục vụ nhu cầu đỗ xe ô tô nói chung và đỗ taxi nói riêng.

Bố trí điểm dừng đón trả khách cố định: Đây là việc rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ và công tác an ninh trật tự an toàn xã hội và an toàn giao thông. Để hạn chế tình trạng dừng đỗ tự do gây ùn tắc giao thông tại các khu vực trung tâm thành phố cần ƣu tiên bố trí các điểm dừng đón, trả khách cố định có điều hành tại các trung tâm thương mại lớn, các bệnh viện lớn, các khu vui chơi giải trí nhƣ: ga Hà Nội, tòa nhà Vincom (phố Bà Triệu), Tràng Tiền Plaza; bệnh viện mắt Trung ƣơng; bệnh viện Việt – Đức…

Tại bến xe nhà ga, điểm trung chuyển lớn (Cầu giấy, Long biên) bố trí các điểm đón khách đi taxi tại các trị trí theo quy định nhằm nâng cao khả năng tiếp cận VTHK công cộng, nâng cao chất lƣợng phục vụ và văn minh đô thị.

83

3.2.3 Giải pháp về quản lý chất lượng dịch vụ

3.2.3.1 B sung quy đ nh về cấp phù hiệu riêng cho xe taxi t i Hà nội

Nhằm thuận lợi cho công tác quản lý số lƣợng xe taxi trên địa bàn TP Hà Nội và ngăn chặn việc các hãng taxi xin cấp phù hiệu taxi tại các tỉnh lân cận sau đó về địa bàn Hà Nội hoạt động. Cần thiết bổ sung quy định “Những xe taxi tại các đơn vị có Giấy ph p kinh doanh do sở GTVT Hà Nội cấp phải có PH HIỆU TAXI HÀ NỘI”

3.2.3.2 B sung thêm thi t b hộp đen giám sát hành trình

Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu:

lưu giữ và truyền dẫn được các thông tin về hành trình, tốc độ vận hành, số lần và thời gian dừng đỗ, đóng hoặc mở cửa xe, thời gian lái xe liên tục, thời gian lái xe trong 24 giờ của từng lái xe; thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước, điều hành doanh nghiệp và phục vụ lợi ích của khách hàng.

Căn cứ vào thông tin từ thiết bị hộp đen chuyển về cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát được việc chấp hành các quy định về an toàn giao thông (tốc độ chạy xe, thời gian làm việc của lái xe theo quy định của luật GTĐB).

Doanh nghiệp có thể hỗ trợ công tác điều hành giảm km rỗng, tiết kiệm hao phí thời gian, hệ thống có thể kiểm soát đƣợc ngay lộ trình của các xe taxi, quản lý trạng thái xe, trạng thái đồng hồ tính cước, theo dõi km nhắc xe vào cấp bảo dƣỡng định kỳ tự động.

Khách hàng có thể hưởng lợi từ việc thời gian đón khách của khách hàng giảm đi do hệ thống nhanh chóng điều xe có tọa độ gần nhất, giúp công tác tìm lại tài sản của khách bỏ quên đƣợc kịp thời và chính xác, hệ thống có thể kiểm tra việc lái xe gian lận hành trình của khách hàng.

84

3.2.3.3 iải pháp lắp máy thanh toán trên xe taxi

Lắp đặt máy thanh toán bằng thẻ (Master Card, Thẻ Visa, Thẻ CUP, Thẻ American Express, Thẻ JCB, Thẻ Diner Club, và thẻ Connect 24...thẻ đồng thương hiệu Taxi) nhằm đa dạng hình thức thanh toán (thẻ trả trước, thẻ trả sau) đồng thời tạo thói quen hạn chế sử dụng tiền mặt của người Việt Nam.

Hiện nay trên thị trường Hà nội đã có hãng Taxi Group, TP Hồ Chí Minh có hãng Vinasun đã áp dụng hình thức thanh toán này từ năm 2013 và đã tạo sự khác biệt mạnh mẽ về sản ph m dịch vụ trên thị trường đáp ứng tốt nhu cầu của đối tƣợng khách hàng là văn phòng cơ quan, các doanh nghiệp nước ngoài, người thường xuyên sử dụng dịch vụ taxi.

3.2.4 Giải pháp về quản lý giá cước

Để hạn chế việc lái xe gian lận cước taxi và phục vụ công tác hài lòng khách hàng, cần quy định xe taxi bắt buộc phải lắp thiết bị máy in trên xe và trên lai phải thể hiện đƣợc các nội dung : Tên hãng taxi, điện thoại, mã số mã vạch đồng hồ, thời gian địa điểm bắt đầu và kết thúc chuyến đi, km thực tế, giá cước, thuế VAT …

Quy định rõ lái xe bắt buộc phải in hóa đơn cho khách hàng không phụ thuộc vào việc khách hàng có nhu cầu lấy hóa đơn hay không. Khi có việc gian lận giá cước căn cứ vào biên lai thu tiền hành khách có thể yêu cầu doanh nghiệp chủ quản giải quyết xử lý vi phạm lái xe.

3.2.5 Giải pháp liên quan đ n quản lý phương tiện 3.2.5.1 Quy đ nh về sử dụng nhiên liệu s ch

Quy định doanh nghiệp kinh doanh VTHK bằng taxi đến năm 2015 và 2020 phải đảm bảo tỷ trọng nhất định về phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch.

Đồng thời cần quy hoạch và có phương án lắp đặt các trạm nạp nhiên liệu sạch ở vị trí thuận lợi cho vận hành phương tiện taxi.

85

3.2.5.2 Quy đ nh về hỗ tr phương tiện đ i với ngư i khuy t tật

Trong luật người khuyết tận 2010 (luật số 51/2010/QH12) : Đơn vị tham gia VTHKCC phải đầu tư và bố trí phương tiện đảm bảo quy chu n kỹ thuật về giao thông tiếp cận trên các tuyến vận tải theo tỷ lệ do chính phủ quy định trong từng thời kỳ

Các doanh nghiệp kinh doanh VTHK bằng taxi trên địa bàn thành phố Hà nội đảm bảo ít nhất 5% -10% phương tiện hỗ trợ cho người khuyết tật 3.2.5.3 Quy đ nh niên h n sử dụng xe taxi t i Hà Nội

Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước. Trong tương lai, thủ đô Hà Nội sẽ phát triển hướng tới vai trò là một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Để hướng tới mục tiêu này, phát triển hệ thống GTVT bền vững với nền tảng là các phương thức VTHKCC hiện đại và hiệu quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị giai đoạn từ nay đến năm 2020.

VTHK bằng taxi là loại hình vận tải không thể thiếu trong các đô thị văn minh, hiện đại. Trong những năm qua, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tại Hà Nội hoạt động VTHK bằng taxi đã có những bước phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân cũng như du khách quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Với tuổi thọ của xe taxi khoảng từ 8 năm, phương tiện lạc hậu xuống cấp làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng phục vụ và giảm hiệu quả kinh doanh. Đối với các đô thị đặc biệt nhƣ Hà nội cần quy định niên hạn sử dụng không quá 8 năm và khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới phương tiện trước 8 năm.

3.2.6 Giải pháp quản lý ngu n nhân lực

Giải pháp nguồn nhân lực là giải pháp mang tính trung tâm và quyết định nhiều đến chất lƣợng dịch vụ taxi cũng nhƣ hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về VTHK bằng taxi. Cho dù nhà nước có hệ thống cơ chế chính sách phù hợp, tiên tiến, có sự đầu tƣ về khoa học công nghệ, có tiềm lực về tài

86

chính nhƣng sẽ không thể đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra nếu không có nguồn nhân lực có chất lƣợng tốt.

Đối với ngành nghề kinh doanh VTHK bằng taxi với đặc thù là quá trình sản xuất và tiêu thụ sản ph m diễn ra trong cùng thời gian và không gian, chất lƣợng của sản ph m dịch vụ taxi còn liên quan trực tiếp đến an toàn tính mạng con người và phụ thuộc vào ý thức, trình độ của người lái xe.

3.2.6.1 Đào t o đội ng lái xe chuyên nghiệp

Đội ngũ lái xe taxi hiện nay đã và đang tồn tại các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp: gian lận cước thông qua một số hình thức chạy lòng vòng, can thiệp vào đồng hồ tính tiền, lấy tài sản của hành khách... Ngoài ra lái xe taxi hiện nay 80% là lái xe ngoại tỉnh và do khan hiếm lái xe nên các doanh nghiệp chƣa chặt chẽ trong công tác tuyển dụng, đào tạo và tập huấn lái xe do đó tồn tại nhiều vấn đề khác về năng lực nhƣ không thông thuộc các tuyến phố, không hiểu biết về du lịch, vi phạm luật GTĐB …

Một s giải pháp đào t o đội ng lái xe taxi nhằm nâng cao chất lư ng d ch vụ VTHK bằng taxi cụ thể như sau:

Lái xe taxi là một nghề đòi hỏi ngày càng chuyên nghiệp và có sự quan tâm đúng mức trong công tác đào tạo. Nhà nước cần xây dựng và ban hành bộ tiêu chu n khung về đào tạo cho đội ngũ lái xe nhƣ quy chu n về: nội dung đào tạo, thời lƣợng đào tạo lý thuyết và thực hành, chất lƣợng đội ngũ giáo viên, các công cụ hỗ trợ đào tạo, quy định về sát hạch sau đào tạo..vv. Trong nội dung đào tạo đặc biệt chú trọng văn hoá ứng xử và đạo đức nghề nghiệp lái xe. Nhà nước có định hướng để các trường nghề tích cực tham gia đào tạo lao động lành nghề cho lĩnh vực kinh doanh taxi. Trên cơ sở bộ tiêu chu n khung về đào tạo doanh nghiệp có thể tự tổ chức đào tạo hoặc ký hợp đồng với các trường nghề đào tạo đảm bảo chất lƣợng.

Sở GTVT tải tại địa phương cần xây dựng trung tâm đào tạo chuyên nghiệp theo tiêu chu n của Bộ GTVT đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề cho đội ngũ lái xe taxi. Tổ chức các khóa đào tạo bổ sung nghiệp vụ, nâng cao

87

trình độ chuyên môn, trình độ nhận thức pháp luật và các kỹ năng giao tiếp khách hàng cho đội ngũ lái xe taxi.

Các cơ quan quản lý nhà nước (sở GTVT, sở VHTT&DL), các doanh nghiệp hoạt động taxi tăng cường tuyên truyền nâng cao đạo đức nghề nghiệp (trung thực, không gian lận, văn hóa khi tham gia giao thông, bảo vệ môi trường...) cho đội ngũ lái xe taxi.

Tuyển dụng lái xe cần phải có hợp đồng lao động, bằng lái xe (B2), 3 năm kinh nghiệm trở lên. Sau khi tuyển dụng cần tập huấn kỹ năng hiểu biết du lịch, an toàn, kỹ năng sơ cứu và hô hấp nhân tạo; tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ lái xe taxi như hướng dẫn khách đi xe, trợ giúp người tàn tật, người già, trẻ em, phụ nữ có thai và một số kỹ năng cơ bản khác… Tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước trong đó đặc biệt là LuậtGTĐB, nghị định 93/2012/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan khác… cho đội ngũ lái xe taxi.

Các doanh nghiệp kinh doanh taxi cần có chế độ chính sách cũng khen thưởng tiền lương, tiền thưởng… nhằm ổn định việc làm giữ chân người lao động. Khuyến khích đội ngũ lái xe taxi học tập r n luyện nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp. Tổ chức các cuộc thi cho đội ngũ lái xe taxi nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cho lái xe như: lái xe giỏi và an toàn, cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông đường bộ, lái xe tiết kiệm nhiên liệu, lái xe phục vụ văn minh...

3.2.6.2 Đào t o đội ng quản lý, điều hành VTHK bằng taxi

Đội ngũ quản lý, điều hành là bộ phận lao động gián tiếp trong qua hoạt động vận tải taxi nhƣng hết sức quan trọng. Hiện nay tuy đã có các phần mềm quản lý và điều hành taxi nhƣng đội ngũ quản lý, điều hành vẫn là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong hoạt động VTHK bằng taxi. Tuy nhiên vấn đề tồn tại là đội ngũ quản lý, điều hành hoạt động VTHK bằng taxi hiện nay nhìn chung chƣa đƣợc hợp lý và khoa học, một số còn thiểu hiểu biết về đường phố Hà Nội, các kỹ năng về quản lý, điều hành…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý vận tải hành khách bằng taxi tại hà nội (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)