TRONG V N TẢI HÀNH KHÁCH NG TAXI
2.2.5 Quản lý giá cả
Hiện nay giá cước taxi thực hiện theo cơ chế thị trường và không nằm trong danh mục nhà nước quản lý về giá cả. Tuy nhiên nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh taxi phải thực hiện việc kê khai giá cước theo biểu quy định và thực hiện việc niêm yết giá cước công khai trên xe taxi. Ngoài ra
64
để quản lý chống gian lận giá cước nhà nước quy định xe taxi phải bắt buộc lắp đồng hồ tính giá cước trên xe để khách hàng có thể trực tiếp theo dõi giám sát. Nhà nước quy định xe định kỳ 1 năm doanh nghiệp kinh doanh taxi phải thực hiện việc kiểm định chất lượng của đồng hồ tính giá cước thông qua cơ quan có th m quyền Th ng tư 18/2013/TT-BGTVT)
Đối với doanh nghiệp để chống gian lận giá cước thường doanh nghiệp sử dụng các biện pháp kẹp chì đồng hồ tính giá cước và hàng ngày kiểm tra thiết bị hoặc lắp thiết bị giám sát hành trình GPS có tích hợp với đồng hồ tính tiền để quản lý.
Thực tế hiện nay vấn đề gian lận cước taxi vẫn đang là vấn nạn của các nhà quản lý và của chính khách hàng. Các lái xe dùng mọi thủ đoạn để “móc túi” khách hàng nhƣ: Chạy lòng vòng; Can thiệp vào đồng hồ tính tiền nhƣ gắn thiết bị điện tử gian lận tiền cước của khách hàng. Tuy nhiên vấn đề gian lận cước taxi hầu như chỉ rơi vào xe của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ tập hợp những xe của cá nhân đơn lẻ cùng tham gia. Doanh nghiệp thuê tần số, đăng ký số điện thoại để cung cấp cho những xe này thông tin về nhu cầu hành khách, còn các chủ xe đóng tiền cho doanh nghiệp hàng tháng. Vì vậy, hoạt động nhƣ thế nào, gian lận ra sao gần nhƣ doanh nghiệp không kiểm soát đƣợc. Nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện chíp điện tử trên taxi là do một số doanh nghiệp không có sổ giao nhận ca, giao nhận phương tiện khi giao ca mà thực hiện giao khoán phương tiện cho các lái xe tự quản. Vì vậy khả năng giám sát, kiểm tra với các lái xe còn hạn chế, dẫn đến tình trạng để lái xe gắn chíp điện tử vào đồng hồ tính tiền cước để gian lận.
Việc xử lý lái xe gian lận giá cước được xử lý theo Nghị định 34/2010 /NĐ-CP ngày 02/4/2010, cụ thể: đối với hành vi không sử dụng đồng hồ tính tiền cước khi chở khách bị xử lý phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng;
đối với hành vi không lắp đồng hồ tính tiền cước hoặc lắp đồng hồ tính tiền
65
cước không đúng quy định bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có quy chế riêng để xử lý những hành vi gian lận giá cước của lái xe để tự bảo vệ hình ảnh thương hiệu của hãng mình.
Về việc cạnh tranh về giá: Mặc dù chƣa có căn cứ để khảng định một số hãng taxi có sự thỏa thuận ngầm trong việc thống nhất tăng, giảm giá cước taxi. Nhƣng thực trạng cho thấy gần nhƣ không có sự chênh lệch về giá giữa các hãng taxi cùng một phân khúc thị trường, điều này ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Về mặt quản lý nhà nước mặc dù liên sở GTVT, sở Tài chính và Cục thuế Hà Nội thường xuyên kiểm tra việc kê khai giá cước của các đơn vị taxi nhưng do chưa có một chế tài đủ mạnh nên các doanh nghiệp đã tìm mọi cách đối phó. Doanh nghiệp kinh doanh taxi sẵn sàng chấp nhận phạt từ vi phạm vì số tiền phạt quá thấp so với lợi ích của doanh nghiệp khi vi phạm về kê khai giá cước chưa hợp lệ m c ph t cao nhất là 30.000.000 đồng - Theo điều 11, Ngh đ nh 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 về quy đ nh xử ph t vi ph m hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hoá đơn
2.2.6 Quản lý phương tiện ô tô taxi
Đối với cơ quan quản lý nhà nước ngoài việc yêu cầu xe taxi thực hiện đầy đủ các quy định trong luật GTĐB/2008 đối với các quy định chung áp dụng cho xe cho xe cơ giới còn phải chịu sự quản lý về phương tiện trong Nghị định 91/2009/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh vận tải gồm:
- Trên xe phải có hộp đ n với chữ "TAXI" gắn trên nóc xe; hộp đ n phải đƣợc bật sáng khi xe không có khách và tắt khi trên xe có khách;
- Xe taxi phải có sức chứa từ 09 (chín) chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe);
- Xe có niên hạn sử dụng không quá 12 (mười hai) năm;
- Trên xe có gắn đồng hồ tính tiền theo ki lô mét lăn bánh và thời gian chờ đợi, được cơ quan có th m quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì; có
66
đăng ký một mầu sơn thống nhất, biểu trƣng (logo) của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, số điện thoại giao dịch.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh taxi: Việc quản lý phương tiện taxi theo quy chế quản lý riêng của doanh nghiệp như công tác bàn giao phương tiện hàng ngày; thông qua thiết bị giám sát hành trình GPS; giao trách nhiệm quản lý phương tiện cho người lái xe trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra mỗi doanh nghiệp đều có quy định chặt chẽ về công tác bảo dƣỡng sửa chữa nhằm đảm bảo chất lượng phương tiện tốt nhất phục vụ khách hàng.
Thực tế hiện nay các doanh nghiệp đã chấp hành nghiêm túc các quy định về quản lý chất lượng phương tiện, tuy nhiên đối với thủ đô Hà Nội là một đô thị đặc biệt thì còn có một số điểm quy định chƣa phù hợp nhƣ niên hạn xe 12 năm là quá lâu, hoặc quy định xe có hộp đ n với chữ “TAXI" gắn trên nóc xe nhƣng không quy định phải gắn cố định nên khó khăn cho lực lƣợng kiểm tra khi xử lý vi phạm.
Tính đến 31/3/2012 trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng cộng 17.400 xe taxi chủ yếu là xe 5 chỗ với tỷ trọng chiếm 83% trên tổng số xe taxi. Chủng loại xe được lựa chọn nhiều nhất là các loại xe gia đình có giá cước phù hợp với khả năng chi tiêu của người dân như KIA MORNING, HYUNDAI, GETZ SPARK tỷ trọng chiếm tới 65% trên tổng số xe taxi trên địa bàn.