TRONG V N TẢI HÀNH KHÁCH NG TAXI
ảng 2 13 Tổng hợp các lỗi vi phạm củ lái xe taxi
2.3 Kết quả đạt đƣợc và tồn tại cần giải quyết
Trong thời gian qua, lực lƣợng taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân thủ đô và khách du lịch, khối lƣợng vận chuyển năm 2011 đạt 80 triệu lƣợt khách (nguồn Viện chi n lư c và phát triển TVT . Các doanh nghiệp taxi đã có ý thức trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
70
nước, từng bước hoàn thiện các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, tạo việc làm thu nhập cho người lao động, đóng góp nghĩa vụ với nhà nước, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của Thủ đô.
Căn cứ các văn bản quy định hiện hành, Sở GTVT Hà Nội đã nghiên cứu, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp nắm vững và triển khai đúng các văn bản quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, tổ chức kiểm tra cấp phù hiệu cho các xe của các doanh nghiệp đủ điều kiện Đồng thời cơ quan quản lý nhà nước đã theo dõi được số lượng phương tiện, chủng loại, trọng tải của các thành phần kinh tế tham gia hoạt động vận tải trên địa bàn Hà Nội, quản lý về người lái, về phương tiện, về giá cước và định hướng sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh VTHK bằng taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Sở GTVT Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước là hoạch định các chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp, tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, của các doanh nghiệp, không can thiệp trực tiếp vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tổ chức quản lý của các doanh nghiệp, tôn trọng quyền tự do kinh doanh theo pháp luật và phát huy tính năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp.
Thực hiện việc cải cách hành chính trong công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, Sở có quy định hướng dẫn niêm yết công khai, đơn giản hoá một số thủ tục không cần thiết mà vẫn đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước.
Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực GTVT nói chung và hoạt động VTHK bằng taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng trong thời gian qua đã gặt hái đựơc những kết quả đáng ghi nhận thúc đ y và cải thiện bộ mặt hoạt động VTHK bằng taxi trên địa bàn thành phố trong thời gian qua, phát
71
huy tác dụng tích cực của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, góp phần ổn định vững chắc các mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Thủ đô.
Nói chung, qua công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động VTHK bằng taxi trên địa bàn thành phố, đã đạt đƣợc một số thành tựu nhƣ :
1. Đánh giá sát thực trạng về hoạt động kinh doanh VTHK bằng taxi trên địa bàn thành phố Hà nội.
2. Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải của Chính phủ, các Quyết định của Bộ GTVT, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng.
3. Phối hợp kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh VTHK bằng taxi về các điều kiện hoạt động theo quy định. Đã cố gắng giải quyết tình trạng lộn xộn đón trả khách không đúng nơi quy định, xe không đủ điều kiện nhƣng vẫn tham gia vận chuyển hành khách.
4. Kiến nghị, đề xuất bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh các biện pháp quản lý, các biện pháp tổ chức giao thông cho phù hợp, góp phần thực hiện tốt việc định hướng phát triển hoạt động VTHK bằng taxi, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân, giảm ùn tắc giao thông, hạn chế tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở giai đoạn thấp, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ nên cần phải tăng cường các biện pháp quản lý, tiếp tục hoàn chỉnh các chính sách để đƣa mọi hoạt động vào khuôn khổ pháp luật trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong lĩnh vực quản lý để nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với hoạt động VTHK bằng taxi; Hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nhƣng phải tuân thủ theo đúng các điều kiện quy định, theo định hướng và có sự điều tiết, kiểm soát chặt chẽ của cơ quan Nhà nước có th m quyền đáp ứng đƣợc với sự phát triển của Thủ đô trong thời kỳ hội nhập .
72
2.3.2 Những t n t i bất cập và nguyên nh n 2.3.2.1. Về cơ ch chính sách của nhà nước
Các văn bản về cơ chế chính sách của nhà nước hiện nay chưa theo kịp so với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu mong muốn của người dân và doanh nghiệp kinh doanh taxi. Taxi là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhƣng các điều kiện đặt ra chƣa chặt chẽ, cụ thể :
Một số doanh nghiệp có quy mô phương tiện quá nhỏ không đủ để tổ chức bộ máy quản lý điều hành chuyên nghiệp, hoạt động manh mún gần nhƣ khoán trắng cho lái xe kinh doanh và không đáp ứng đƣợc các tiêu chí dịch vụ. Nguyên nhân do nhà nước chưa có quy định cụ thể số lượng xe taxi tối thiểu trong phương án kinh doanh của đơn vị, trong đó đối với đô thị đặc biệt cần yêu cầu số lƣợng xe taxi tối thiểu nhiều hơn.
Tại Hà Nội tình trạng phương tiện cũ lạc hậu (có niên hạn sử dụng trên 8 năm) còn nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Nguyên nhân do nhà nước chưa có điều kiện riêng về niên hạn sử dụng xe taxi tại các đô thị đặc biệt trong khi cường độ khai thác tại các đô thị đặc biệt như Hà Nội rất cao gấp từ 1,5 -2 lần so với các tỉnh thành phố khác.
Tình trạng phát triển xe taxi tự phát, cung vƣợt quá cầu dẫn đến việc lái xe tranh dành khách, cạnh tranh không lành mạnh tương đối phổ biến làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ hành khách và lợi ích của doanh nghiệp kinh doanh. Nguyên nhân do cơ quan quản lý chƣa có quy hoạch phát triển VTHK bằng taxi như định hướng về số lượng xe taxi phù hợp với từng giai đoạn phát triển; quy hoạch về hệ thống các điểm đỗ taxi công cộng …
2.3.2.2. Về điểm đỗ dành cho taxi
Tình trạng các điểm dừng đỗ cho xe taxi tại Hà Nội đang thiếu trầm trọng. Năm 2010, Hà Nội mới bố trí 32 điểm dừng đỗ xe taxi trong thời gian
73
ngắn (đỗ 15 phút), mới giải quyết một phần nhỏ nhu cầu dừng, đỗ cho taxi thành phố Hà Nội.
Nguyên nhân do Hà Nội chƣa có quy hoạch về hệ thống các điểm đỗ đón trả khách công cộng dành riêng cho taxi (nhƣ xe buýt). Hà Nội chƣa quan tâm đến việc quy hoạch các điểm phục vụ taxi tại các điểm có nhu cầu sử dụng taxi lớn nhƣ nay từ khâu duyệt thiết kế xây dựng: Bệnh viên lớn, bến xe khách, siêu thị, tổ hợp kinh doanh vui chơi giải trí, các khách sạn lớn … trong khi các địa điểm kinh doanh này thường cố gắng tiết kiệm tối đa diện tích đất sinh lời thấp. Gần đây mới có một số nơi có quy hoạch riêng cho khu vực phục vụ taxi nhƣ Royal city, Time city … hoặc cải tạo lại mặt bằng để bố trí cho hoạt động taxi nhƣ siêu thị Big C, bến xe Giáp Bát, Bến xe Gia Lâm và một số khách sạn lớn.
Về phía doanh nghiệp kinh doanh taxi còn nhiều doanh nghiệp mang tƣ tưởng đối phó với cơ quan chức năng khi thực hiện các điều kiện kinh doanh taxi nhƣ diện tích bãi đỗ xe qua đêm, điểm giao ca.
2.3.2.3. Về chất lư ng d ch vụ và giá cả
Tình trạng gian lận cước taxi vẫn đang là vấn nạn của các nhà quản lý và của chính khách hàng, nhiều trường hợp taxi chặt ch m cả khách du lịch gây ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh Thủ đô Hà Nội trong tâm trí của bạn b quốc tế. Tình trạng trên phần lớn rơi vào xe taxi dù hoặc các hãng có quy mô nhỏ thiếu sự giám sát chặt chẽ về mặt chất lƣợng của bản thân doanh nghiệp.
Nguyên nhân do công tác xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông đối với taxi dù còn thiếu hiệu quả, tỷ trọng taxi dù tại Hà Nội cao hơn nhiều so với các tỉnh thành phố khác, chiếm khoảng 6% tổng số xe taxi trên địa bàn nguồn : s TVT Hà Nội 2012)
Điều kiện kinh doanh VTHK bằng taxi chƣa quy định cụ thể quy mô tối thiếu về phương tiện cho các đơn vị dẫn đến tình trạng đơn vị có quy mô
74
nhỏ không đủ điều kiện để tổ chức bộ máy quản lý, điều hành để có thể tự kiểm soát tốt về chất lƣợng dịch vụ.
Ngoài ra quy định của nhà nước chưa đủ chặt chẽ để yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh taxi phải áp dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý chất lượng dịch vụ như quy định bắt buộc phải trang bị máy in biên lai cước taxi trả cho khách hàng.
Nhà nước chưa ban hành bộ tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ taxi làm cơ sở x t tăng số lƣợng xe taxi cho các đơn vị có chất lƣợng dịch vụ cao.
2.3.2.4. Quản lý phương tiện t taxi
Tình trạng phương tiện cũ lạc hậu và không được bảo dưỡng sửa chữa đầy đủ đúng quy trình kỹ thuật tại Hà Nội còn nhiều.
Nguyên nhân nhà nước chưa có điều kiện riêng về niên hạn sử dụng xe taxi tại các đô thị đặc biệt trong khi cường độ khai thác phương tiện rất lớn.
Một số chủ doanh nghiệp chưa ý thức được sự ảnh hưởng của chất lượng phương tiện đến chất lượng dịch vụ, chưa chú trọng cạnh tranh về mặt chất lượng sản ph m nên chưa quan tâm đến việc đổi mới phương tiện. Bên cạnh đó việc nhà nước đánh thuế cao đối với phương tiện ô tô cũng ảnh hưởng đến việc đổi mới phương tiện của doanh nghiệp.
Một số chủ doanh nghiệp do quy mô nhỏ và muốn tiết kiệm chi phí không đầu tƣ mua sắm các trang thiết bị phục vụ bảo dƣỡng sửa chữa trong khi việc thuê ngoài giá lại cao nên việc bảo dưỡng sửa chữa phương tiện không đƣợc thực hiện đúng tiêu chu n kỹ thuật. Vai trò giám sát của chủ doanh nghiệp với công tác chất lượng kỹ thuật phương tiện còn lỏng và có tư tưởng khoán trắng cho lái xe.
2.3.2.5. Quản lý nguồn nhân lực và đào t o
Mặt bằng chất lượng phục vụ của người lái taxi còn thấp. Để kinh doanh trong môi trường Hà Nội yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ đối với lái
75
xe taxi rất cao. Ngoài việc thành thạo kỹ năng lái xe an toàn thì người lái xe taxi phải đáp ứng thêm các yêu cầu: thông thạo đường phố Hà Nội; có kỹ năng chăm sóc khách hàng; giao tiếp thông thường tiếng Anh, chuyên môn về sử dụng thiết bị taxi (bộ đàm, đồng hồ tính tiến, thiết bị GPS, các tính giá cước ...).
Bộ máy quản lý điều hành tại các doanh nghiệp taxi mặt bằng trình độ còn thấp, nhiều đơn vị người quản lý điều hành kiêm trực tiếp lái taxi. Trình độ hiểu biết và kỹ năng của cán bộ, công chức chƣa thực sự đáp ứng đƣợc với công tác quản lý nhà nước.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do hiện nay chưa có trường đào tạo chuyên ngành cho lái taxi trong khi yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ đối với ngành nghề này ngày càng cao nhất là tại các thành phố lớn. Các doanh nghiệp chƣa chú trọng nhiều đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên ngoại trừ một số hãng lớn có chương trình đào tạo chuyên nghiệp như Taxi Group, Mai linh …Chủ doanh nghiệp kinh doanh taxi chƣa chú trọng quan tâm đến thu nhập và môi trường làm việc của người lao động nên tình trạng lái xe, CBVNV coi taxi là một nghề ổn định chƣa nhiều.
76
CHƯƠNG 3