Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân của NHTM

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐÔNG CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

1.2 Khái quát chung về mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô đối với Khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân của NHTM

Nhìn chung, việc mở rộng hoạt động cho vay mua ôtô chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Việc nghiên cứu các nhân tố này là việc cần thiết vì nó quyết định đến hoạt động cho vay mua ôtô cũng như việc mở rộng hoạt động này. Dưới đây, xin trình bày 3 nhóm nhân tố chính:

Nhân tố từ môi trường vĩ mô

- Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là một nhân tố tạo ảnh hưởng lớn tới cho vay mua ôtô của NHTM.

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2006 :“ mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh trong khuôn khổ của pháp luật”. NHNN và các quy định khác. Sự chặt chẽ, đồng bộ của pháp luật sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo sự trật tự và ổn định của thị trường để hình thức cho vay mua ôtô nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung diễn ra thông suốt và hiệu quả.

Trong hệ thống pháp lý mà hoạt động cho vay mua ôtô chịu ảnh hưởng, dễ nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến hoạt động này. Vấn đề này sẽ được trình bày kỹ ở những phần sau.

- Môi trường kinh tế vào mức độ thu nhập của người dân cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. Xét trong một chu kỳ kinh tế, khi nền kinh tế đang ở thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, người dân có mức thu nhập khá và yên tâm về mức thu nhập ổn định trong tương lai, vì vậy, nhu cầu mua ôtô của họ sẽ tăng cao. Hoạt động cho vay mua ôtô nhờ đó mà có cơ hội mở rộng và phát triển. Trái lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định, mức thu nhập của người dân cũng không chắc chắn, thì người dân sẽ hạn chế đi vay tiền mua ôtô vì khi đó họ chỉ mong muốn đảm bảo cuộc sống của mình ở mức bình thường mà không nghĩ đến việc đi vay tiền mua ôtô để thỏa mãn nhu cầu cao hơn.

- Môi trường văn hóa – xã hội

Môi trường văn hóa – xã hội có ảnh hưởng tương đối lớn tới hoạt động cho vay mua ôtô tại các ngân hàng thông qua việc tác động đến quyết định đi vay mua ôtô của khách hàng. Quyết định này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thói quen, tâm lý, trình độ dân trí, phong tục tập quán...Việc mở rộng hoạt động cho vay mua ôtô sẽ gặp khó khăn khi người dân tại địa bàn đó không có thói quen đi lại bằng ôtô hay họ không có thói quen vay vốn ngân hàng để mua ôtô và ngược lại.

Nhân tố từ phía khách hàng

Khách hàng là người cuối cùng quyết định việc có lựa chọn hình thức cho vay mua ôtô hay không. Vì vậy, các nhân tố từ phía khách hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng hoạt động cho vay mua ôtô và do đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng từ phía khách hàng là rất cần thiết.

Đối tượng khách hàng của loại cho vay này rất đa dạng và phong phú, bao gồm tất cả các cá nhân, hộ gia đình hay các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu mua ôtô nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng. Mỗi khách hàng lại có những nhu cầu, mong muốn, đòi hỏi khác nhau phát sinh những nhân tố ảnh hưởng khác nhau.

Dưới đây là một số nhân tố chính xuất phát từ phía khách hàng

Nhu cầu vay vốn của khách hàng

Một điều dễ nhận thấy là: những khách hàng sinh sống ở các thành phố lớn, có thu nhập cao và ổn định thường có nhu cầu mua ôtô nhiều hơn so với những người có thu nhập thấp và sống ở nông thôn. Tại các thành phố lớn, nhu cầu sử dụng các dịch vụ từ ôtô như: taxi, xe du lịch cũng cao hơn so với ở nông thôn. Nhu cầu vay vốn của khách hàng ảnh hưởng đến giá trị của món vay mua ôtô: những người có thu nhập cao thường thích đi xe loại sang hơn là những xe đã qua sử dụng, do đó giá trị món vay sẽ lớn hơn.

Việc nghiên cứu nhu cầu vay vốn của khách hàng ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động cho vay mua ôtô vì nhu cầu vay vốn của khách hàng có ảnh hưởng đến giá trị của món vay và sẽ làm tăng hay giảm dư nợ cho vay mua ôtô.

Nguồn trả nợ của khách hàng

Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là một yếu tố quan trọng nhất mà ngân hàng phải đánh giá trước khi quyết định cấp tín dụng hay không. Ngân hàng

không thể thực hiện mở rộng cho vay mua ôtô bằng mọi giá theo chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra mà không quan tâm đến việc khách hàng có trả nợ được hay không. Việc tìm hiểu khả năng tài chính của khách hàng cũng như các nguồn trả nợ trong tương lai sẽ làm giảm rủi ro trong hoạt động của ngân hàng và việc mở rộng cho vay mua ôtô có chất lượng.

Tài sản đảm bảo cho khoản vay

Tài sản đảm bảo thường là một điều kiện không thể thiếu trong quyết định tín dụng tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tài sản đảm bảo mà ngân hàng yêu cầu có thể là: sổ tiết kiệm, chứng từ có giá, bất động sản...hoặc bằng chính chiếc ôtô mình mua. Ngân hàng yêu cầu tài sản đảm bảo vì muốn có được nguồn trả nợ thứ 2 khi nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập của khách hàng không bảo đảm khả năng trả nợ. Do đó việc mở rộng tín dụng sẽ hạn chế được rủi ro.

Nhân tố xuất phát từ bản thân Ngân hàng

Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay mua ôtô chính là nhân tố từ bản thân ngân hàng.

Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới

Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của ngân hàng đó, trong đó có hoạt động cho vay mua ôtô. Quyết định mở rộng cho vay mua ôtô phải theo sát định hướng phát triên của ngân hàng.

Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng của ngân hàng: kim chỉ nam cho mọi hoạt động tín dụng, trong đó có hoạt động cho vay mua ôtô. Qua chính sách tín dụng, các ngân hàng phản ánh cương lĩnh tài trợ của mình: mở rộng hay thắt chặt tín dụng, là hướng dẫn chung tạo sự thống nhất trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Mỗi ngân hàng xây dựng một chính sách tín dụng riêng phù hợp với định hướng phát triển của mình. Một chính sách tín dụng linh hoạt và hợp lý sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn, tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay mua ôtô nói riêng.

Chất lượng cán bộ tín dụng.

Đối với mỗi quyết định tín dụng, cán bộ tín dụng có vai trò quan trọng vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cũng như thẩm định món vay. Dưới con mắt của khách hàng, cán bộ tín dụng chính là người đại diện, là bộ mặt của ngân hàng.

Do vậy, việc đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo sẽ chiếm được cảm tình của khách hàng, khi đó, mục tiêu mở rộng hoạt động tín dụng cũng như hoạt động cho vay mua ôtô sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng phải có trình độ nghiệp vụ cao để có thể đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn

Đạo đức của người cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua ôtô nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Nếu cán bộ tín dụng không có đạo đức nghề nghiệp, thì họ có thể làm tổn hại rất lớn đến lợi ích của ngân hàng chỉ vì lợi ích cá nhân của mình.

Quy trình cho vay mua ôtô tại ngân hàng

Việc thu hút khách hàng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi quy trình cho vay mua ôtô. Nếu quy trình này nhanh gọn, thủ tục đơn giản, thời gian giải ngân nhanh sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn và ngược lại, và do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng hoạt động cho vay mua ôtô

Mạng lưới hoạt động của ngân hàng

Nếu ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng lớn thì việc mở rộng cho vay mua ôtô sẽ thuận lợi hơn do dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Lãi suất cho vay mua ôtô tại ngân hàng

Nếu lãi suất cho vay mua ôtô mà ngân hàng áp dụng mang tính cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác thì sẽ thu hút nhiều ngân hàng đến với khách hàng hơn. Đây cũng là cách giữ chân khách hàng cũ không chuyển sang ngân hàng khác.

Tuy vậy, đây cũng không phải là biện pháp hữu hiệu, vì thông thường lãi suất cho vay tại các ngân hàng là tương đối giống nhau và chịu sự ràng buộc của ngân hàng nhà nước. Nếu các ngân hàng cạnh tranh lãi suất sẽ dẫn đến tình trạng chạy đua lãi suất trong hệ thống liên ngân hàng và gây hại cho nền kinh tế. Hơn nữa, lãi suất cho vay chỉ có thể giảm đến một mức nhất định so với lãi suất huy động

Nhân tố từ các đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trong ngành ngân hàng Thương mại không chỉ là những Ngân hàng cùng ngành mà còn có những tổ chức kinh tế- tài chính khác đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của ngành ngân hàng hoặc những sản phẩm hay dịch vụ đó thu hút khách hàng mà Ngân hàng thương mại đang nhắm tới thì những tổ chức trên là đối thủ cạnh tranh của của ngành Ngân hàng thương mại. Hay nói cách khác đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng thương mại là những đối thủ cung cấp được những sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế hoặc bổ sung được cho sản phẩm của Ngân hàng thương mại.

Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động Kinh doanh của NHTM trong tương lai. Ngoài ra, sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh thúc đẩy các Ngân hàng thương mại phải thường xuyên quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các DV cung ứng để chiến thắng trong cạnh tranh.

Hiện nay, nước ta đang thực hiện cơ chế mở, ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài cũng tham gia vào thị trường và cạnh tranh lẫn nhau. Sự cạnh tranh này ảnh hưởng đến thị phần cho vay của các ngân hàng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay mua ôtô nói riêng.

Tuy vậy, cũng nhờ có sự cạnh tranh này chất lượng tín dụng cũng như sản phẩm dịch vụ tại mỗi ngân hàng ngày càng hoàn thiện, đa dạng và phong phú, khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn nữa.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP MỞ RỘNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG VAY MUA Ô TÔ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)