CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC
1.2. Nội dung phân tích của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích cấu trúc tài chính sẽ thực hiện phân tích hai bộ phận quan trọng trên bảng cân đối kế toán là Sử dụng vốn – Tài sản và nguồn vốn trong mối tương quan chặt chẽ với nhau để thấy được bản chất của sự thay đổi các khoản mục trong tài sản và nguồn vốn.
1.2.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn
* Phân tích cơ cấu tài sản:
Phân tích cơ cấu tài sản giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Ngoài ra, việc phân tích này còn cung cấp cho nhà phân tích nhìn về quá khứ tìm kiếm một xu hướng, bản chất sự biến động tài sản của doanh nghiệp.
Khi phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh sự biến động trên tổng số tài sản và từng loại tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, …) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu hướng biến động và mức độ hợp lý của việc phân bổ.
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản =
Giá trị của từng bộ phận tài sản
x 100%
Tổng số tài sản
PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc tác giả của cuốn Giáo trình phân tích báo cáo tài chính đã sử dụng chỉ tiêu này để phân tích và chỉ ra sự ảnh hưởng của từng bộ phận tài sản đối với tổng tài sản trong báo cáo tài chính từ đó, hướng dẫn chi tiết cách xử lý và điều chỉnh từng hạng mục sao cho giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu tác động tiêu cực của các chỉ tiêu đến tổng tài sản trong những năm tiếp sau.
Nhà phân tích có thể lập bảng phân tích theo mẫu sau:
BẢNG 1.1: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN
Tài sản
Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ PT so với KG Chênh lệch tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%)
1 2 3 4 5 6 7 8
A. Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Phải thu ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác Tổng cộng
B. Tài sản dài hạn
I. Phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Đầu tư tài chính dài hạn
V. Tài sản dài hạn khác Tổng cộng
* Phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp nhà phân tích tìm hiểu được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ. Sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động
sản xuất kinh doanh hay không, cũng như có phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không? Phân tích cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin cho người phân tích sự thay đổi nguồn vốn, một xu hướng cơ cấu nguồn vốn hợp lý trong tương lai.
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng được tiến hành tương tự như việc phân tích cơ cấu tài sản. Cùng với việc so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu hướng biến động, mức độ hợp lý và tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn =
Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn
x 100%
Tổng số nguồn vốn
(Nguồn: Giáo trình phân tích báo cáo tài chính – PGS.TS Nguyễn Năng Phúc) Khi phân tích có thể lập bảng theo mẫu sau:
BẢNG 1.2: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN
Nguồn vốn
Kỳ gốc Kỳ phân tích Kỳ PT so với KG Chênh lệch tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%)
1 2 3 4 5 6 7 8
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
II. Nguồn vốn và kinh phí khác
* Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích mối quan hệ này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, và sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không.
Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nhà phân tích cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
+ Hệ số nợ so với tài sản:
Hệ số nợ so với tài sản = Nợ phải trả Tài sản
(Nguồn: Giáo trình phân tích báo cáo tài chính – PGS.TS Nguyễn Năng Phúc) Chỉ tiêu này cho biết mức độ doanh nghiệp dùng các khoản nợ đầu tư cho tài sản là bao nhiêu. Thông thường các chủ nợ thích hệ số này vừa phải vì khi đó các khoản nợ của họ được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích hệ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Hệ số nợ cao, mức độ an toàn tài chính giảm đi, mức độ rủi ro cao hơn và có thể doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định, nhưng doanh nghiệp cũng có khả năng thu lợi nhuận cao khi điều kiện kinh tế thuận lợi. Dù vậy, nếu hệ số này quá cao thì doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và không thể kiểm soát được hoạt động của mình. Vì vậy, để vừa đảm bảo khả năng gia tăng lợi nhuận cao vừa giảm thiểu rủi ro khi đưa ra các quyết định tài chính, doanh nghiệp cần xem xét mức độ cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
+ Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu:
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu =
Tài sản
Vốn chủ sở hữu
(Nguồn: Giáo trình phân tích báo cáo tài chính – PGS.TS Nguyễn Năng Phúc) Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu càng ít làm cho khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng kém và ngược lại.
1.2.1.2. Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm Tài sản lưu động (TSLĐ) và đầu tư ngắn hạn, Tài sản cố định (TSCĐ) và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.
- Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác.
- Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh bao gồm: vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay trung và dài hạn.
Nguồn vốn dài hạn trước hết được dùng để hình thành TSCĐ, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư hình thành TSLĐ.
Chênh lệch giữa vốn dài hạn và TSCĐ hay giữa vốn ngắn hạn với TSLĐ được gọi là vốn lưu động thường xuyên (hay còn gọi là vốn lưu động ròng)
Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn – TSCĐ Hoặc Vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ – Nguồn vốn ngắn hạn
Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của vốn lưu động thường xuyên.
Khi vốn lưu động thường xuyên < 0 nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư một phần TSCĐ. TSLĐ của doanh nghiệp không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn.
Nếu vốn lưu động thường xuyên > 0, nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ, phần dư thừa đầu tư vào TSLĐ. Đồng thời TSLĐ > nguồn vốn ngắn hạn do vậy khả năng thanh toán tốt.
Vốn lưu động thường xuyên = 0 có nghĩa là nguồn vốn dài hạn đủ tài trợ cho TSCĐ và TSLĐ đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính như vậy là lành mạnh.
Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không và TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không.
Ngoài vốn lưu động thường xuyên nghiên cứu tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh người ta còn sử dụng các chỉ tiêu như nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và vốn bằng tiền.
Nhu cầu vốn lưu động
thường xuyên = Hàng tồn kho + Các khoản
phải thu - Nợ ngắn hạn
Vốn bằng tiền = Vốn lưu động
thường xuyên - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
(Nguồn: Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, TS.Nguyễn Thị Thà)
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần TSLĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0 tức là tồn kho và các khoản phải thu> nợ ngắn hạn, tại đây các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn, doanh nghiệp phải dùng vốn dài hạn để tài trợ cho phần chênh lệch. Ngược lại, nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0 nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn, doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.
Vốn bằng tiền < 0 xảy ra tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn hoặc mất cân đối trong đầu tư dài hạn.
Như vậy, để bảo đảm nguồn vốn và sử dụng vốn kinh doanh đảm bảo sự lành mạnh về tài chính doanh nghiệp, trước tiên phải có vốn lưu động thường xuyên > 0. Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0 phải tìm cách làm giảm hàng tồn kho, tăng thu từ các khoản phải thu, nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0 phải hạn chế vay ngắn hạn từ bên ngoài.