CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC
1.2. Nội dung phân tích của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.3. Các tỷ số hoạt động – Đánh giá năng lực kinh doanh
Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp là năng lực tuần hoàn của vốn doanh nghiệp, là một mặt quan trọng đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Vì vốn của doanh nghiệp được sử dụng để đầu tư vào các loại tài sản:
tài sản lưu động và tài sản cố định, nên cần phải đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản, và từng bộ phận cấu thành tổng tài sản. Nói chung, sự tuần hoàn vốn của doanh nghiệp là sự vận động thống nhất của vốn tiền tệ, vốn sản xuất, vốn hàng hoá – dịch vụ.
Vòng quay tiền
Vòng quay tiền =
Doanh thu thuần
Tiền + Tài sản tương đương tiền bình quân
(Nguồn: Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp - GS.TS.Ngô Thế Chi – PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ)
Tiền là khoản mục có tính lỏng cao nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Việc giữ tiền và các tài sản tương đương tiền đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế như chủ động trong kinh doanh, mua hàng trả tiền ngay được hưởng chiết khấu, ngoài ra khi vật tư hàng hoá rẻ doanh nghiệp có thể dự trữ với khối lượng lớn tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, nếu tiền được lưu trữ ở mức không hợp lý có thể gây ra nhiều bất lợi.
Tỷ số này phản ánh số vòng quay của tiền trong năm, cụ thể hơn nó chỉ ra rằng với một lượng tiền nhất định dùng vào sản xuất kinh doanh đã mang lại tổng doanh thu là bao nhiêu trong một năm.
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho =
Doanh thu thuần
Giá trị hàng tồn kho bình quân
(Nguồn: Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp - GS.TS.Ngô Thế Chi – PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ)
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này cao thì doanh nghiệp sẽ tạo ra khả năng tiêu thụ hàng hoá khả quan. Song nếu tỷ lệ này quá thấp thì tốc độ tiêu thụ hàng hoá bị trì trệ, giảm khả năng chi trả và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải nghiên cứu để đưa ra chiến lược sản phẩm và chiến lược khách hàng thích ứng hơn.
Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản
phải thu = Doanh thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu
(Nguồn: Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp - GS.TS.Ngô Thế Chi – PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh là tốt, tránh tình trạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =
Các khoản phải thu x 360
Doanh thu thuần
(Nguồn: Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp - GS.TS.Ngô Thế Chi – PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ)
Kỳ thu tiền bình quân cho biết thông tin về khả năng thu hồi vốn trong thanh toán, đặc biệt là thu hồi khoản từ bán chịu hàng hoá. Nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố: Chính sách bán hàng, chu kỳ sản xuất kinh doanh, chính sách tín dụng, nhu cầu xâm nhập hay mở rộng thị trường, tình trạng của nền kinh tế…
Hiệu suất sử dụng TSLĐ (TSCĐ)
Hiệu suất sử dụng
TSLĐ (TSCĐ) =
Doanh thu thuần
TSLĐ (TSCĐ)
(Nguồn: Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp - GS.TS.Ngô Thế Chi – PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ)
Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng TSLĐ (TSCĐ) của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. TSLĐ (TSCĐ) ở đây được xác định theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Hiệu suất sử dụng tổng
tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
(Nguồn: Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp - GS.TS.Ngô Thế Chi – PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ)
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.