Nội dung phân tích tài chính tại Công ty tài chính Hải Âu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tài chính hải âu (Trang 51 - 66)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH HẢI ÂU

2.2. Công tác phân tích tài chính tại công ty tài chính Hải Âu

2.2.5. Nội dung phân tích tài chính tại Công ty tài chính Hải Âu

Báo cáo được thực hiện vào năm 2014, với mục đích dự thảo chiến lược của Hải Âu năm 2014-2018, được trình cho Tổng Giám đốc và ban lãnh đạo công ty.

2.2.5.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

* Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn là việc phân tích khái quát tình hình huy động vốn, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó, các nhà quản lý có thể đưa ra quyết định điều chỉnh hay chính sách huy động và sử dụng nguồn vốn cho phù hợp, đảm bảo cho doanh nghiệp có một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả.

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng %

TÀI SẢN 538.035 100% 562.695 100% 562.078 100%

A. Tài sản ngắn hạn 428.059 79.56 452.676 80.45 448.312 79.76

1. Tiền và tương đương tiền

11.401 2.66 9.509 2.10 9.302 1.65

2. Phải thu ngắn hạn 92.456 21.60 100.889 22.29 98.298 17.48

3. Hàng tồn kho 289.055 67.52 305.501 67.49 302.937 53.89

4. Tài sản ngắn hạn khác 35.145 8.22 36.775 8.13 37.773 6,72

B.Tài sản dài hạn 109.975 20.44 110.019 19.55 113.765 20.24

1. Tài sản cố định 36.384 33.08 36.427 33.11 40.174 35.31

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

73.591 66.92 73.591 66.89 73.591 64,69

NGUỒN VỐN 538.035 100% 562.695 100% 562.078 100%

A. Nợ phải trả 390.952 72.66 409.803 72.83 402.829 71.67

1. Nợ ngắn hạn 377.875 96.65 395.349 96.47 388.375 96.41

2. Nợ dài hạn 13.076 3.35 14.453 3.53 14.453 3.59

B. Nguồn vốn CSH 147.083 27.34 152.891 27.17 159.248 28.33

1. Vốn chủ sở hữu 146.128 99.35 151.936 99.38 158.293 99.40

1. Nguồn kinh phí và quỹ khác

0.954 0.65 0.954 0.62 0.954 0.60

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty tài chính Hải Âu năm 2011 - 2013)

Về tài sản

Chúng ta thấy rằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có sự gia tăng về mặt giá trị từ 428.059 triệu đồng năm 2011 lên 448.312 triệu đồng năm 2013, điều này ghi nhận sự gia tăng về giá trị tài sản của doanh nghiệp, là một tín hiệu đáng mừng. Trong đó, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của Công ty hiện tại đang gấp 3 lần so với tài sản dài hạn và khá đồng đều trong 3 năm. Từ năm 2011 là 79,56% , năm 2012 là 80,45% và năm 2013 là 79,76%, đồng nghĩa với việc tỷ lệ tài sản dài hạn sẽ giảm tương ứng. Đối với các đơn vị khác thì điều này là không cân đối và báo hiệu nhiều nguy cơ tiềm ẩn về rủi ro thanh toán. Tuy nhiên với công ty tài chính Hải Âu một đơn vị chuyên kinh doanh mặt hàng ô tô và máy xây dựng thì là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Vì giá trị của 01 sản phẩm hàng hoá mua về là rất lớn và Công ty tài chính Hải Âu luôn phải có một lượng xe trưng bày nhất định ở các đại lý, do đó lượng hàng tồn kho là lớn, điều này sẽ đẩy giá trị tài sản ngắn hạn cao hơn nhiều so với tài sản dài hạn.

Tuy nhiên, đây cũng là một tín hiệu báo động về việc chậm tiêu thụ hàng hoá của đơn vị. Nếu doanh nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình bán hàng và xắp xếp một cách khoa học giữa việc nhập và bán hàng thì sẽ làm giảm lượng hàng tồn kho, từ đó khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp. Tuy lượng hàng tồn kho lớn nhưng đang ngày một giảm dần (từ 67,52% năm 2011 xuống còn 53,89% năm 2013) làm cho luồng vốn không quay vòng nhanh, dẫn đến nhiều khoản chi phí kéo theo như: lãi vay, thuê kho, chi phí cơ hội… sẽ gia tăng và làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Đây là điều mà một doanh nghiệp không hề mong muốn, do đó Hải Âu cần phải xắp xếp một cách hợp lý, hài hoà giữa khâu nhập – bán hàng.

Một bộ phận khác đó là phải thu ngắn hạn của khách hàng cũng chiếm 17,48% giá trị tài sản ngắn hạn. Bộ phận này có giá trị cao chứng tỏ khách hàng đang chiếm dụng một phần lớn vốn của doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến vòng quay vốn của doanh nghiệp và cũng chứng minh được rằng khả năng thu hồi công nợ của doanh nghiệp thấp. Tuy nhiên, bộ phận này lại đang có dấu hiệu giảm xuống từ 22,29% năm 2012 xuống 17,48%

năm 2013, chứng tỏ rằng doanh nghiệp cũng đã có chú ý tới hoạt động thu hồi công nợ và đang cố gắng để làm giảm các khoản nợ xuống. Đây là dấu hiệu tích cực chứng tỏ doanh nghiệp đã biết được những lưu ý cần phải quan tâm.

Về nguồn vốn

Tỷ trọng nợ phải trả lớn hơn nhiều so với tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể năm 2012 nợ phải trả chiếm 71,67% trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 28,33%. Điều này rất đáng lo ngại vì nguồn vốn chủ sở hữu có được không bù đắp được các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Nếu có những biến động về tài chính thì doanh nghiệp sẽ không có nguồn gì để thanh toán các khoản phải trả cho ngân hàng và nhà đầu tư khác. Nhận thức được sự quan trọng này nên năm 2013 doanh nghiệp đã có những điều chỉnh trong cách sử dụng nguồn vốn và tỷ lệ nợ phải trả có giảm nhiều so với năm 2012:

cụ thể năm 2012 là 72,83% đến năm 2013 chỉ còn 71,67%. Đây là một tín hiệu tốt khi doanh nghiệp đã có những điều chỉnh kịp thời để hạn chế sự ảnh hưởng của các nguồn vốn vay bên ngoài tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong các khoản nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm đa số 96,41% nợ phải trả. Đây chủ yếu là các khoản vay nợ của ngân hàng và khoản chiếm dụng vốn trước của người mua hàng, tỷ trọng này đang giảm dần sau các năm.

Ngược lại tỷ lệ nợ dài hạn tăng dần qua các năm, nhưng khoản này chiếm giá trị ít trong tổng nợ phải trả.

Về nguồn vốn chủ sở hữu : được cấu thành từ vốn góp của chủ đầu tư, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và các quỹ khác. Nguồn vốn này thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp, chủ yếu là vốn do chủ đầu tư góp, các khoản khác cũng có nhưng chiếm tỷ lệ rất ít. Công ty nên cố gắng tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu để đảm bảo tính lành mạnh của tài chính, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc về tài chính các nguồn vốn vay và chiếm dụng.

Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: triệu đồng CÔNG TY TÀI CHÍNH HẢI ÂU

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Năm 2011/2010 Năm 2012/2010 Năm 2012/2011

KHOẢN MỤC 2013 2012 2011 Số Tiền Tỷ

trọng % Số Tiền Tỷ trọng

%

Số Tiền Tỷ trọng

%

Tổng doanh thu 710.384 702.511 639.352 (70.577) -9,9 (7.419) -1 63.158 9,8

Các khoản giảm trừ 1.800

Doanh thu thuần 710.384 702.511 637.552 (71.076) -10 (6.117) -0,86 64.958 10,2

Giá vốn hàng bán 656.693 650.401 585.594 (84.547) -12 (19.741) -2,9 64.806 11,1

Lợi nhuận gộp 53.690 52.109 51.957 13.471 35 13.623 35,4 152 0,29

Doanh thu hoạt động tài chính 3.203 3.201 3.027 646 27,13 819 34,43 173 5,73

Chi phí hoạt động tài chính 33.938 33.989 36.743 17.610 92,04 14.856 77,64 (2.754) -7,49

Chi phí bán hàng 7.632 6.612 5.214 (698) -11,8 699 11,8 1.397 26,8

Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.332 6.914 6.107 (2.713) -30,7 (1.906) -21,6 806 13,2

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh 7.991 7.795 6.920 (81) -1,16 794 11,35 875 12,65

Kết quả từ các hoạt động khác 158 (51) (80) (195) -169 (166) -144 29 -36,5

Thu nhập khác 230 21 16

Chi phí khác 72 72 96

Lợi nhuận trước thuế 8.150 7.744 6.839 (276) -3,89 628 8,83 905 13,23

Chi phí thuế thu nhập hiện hành 1.793 1.936 1.709

Lợi nhuận sau thuế 6.357 5.808 5.129 (207) -3,89 471 8,83 678 13,23

(Nguồn số liệu: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 – Công ty tài chính Hải Âu)

Biểu đồ 2.1: So sánh một số chỉ tiêu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: triệu đồng.

0 100 200 300 400 500 600 700 800

Doanh thu

Chi phí

Lợi nhuận trước thuế 8.1

7.7 6.8

Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Tổng doanh thu qua 3 năm có nhiều biến động nhưng theo xu hướng tăng dần: năm 2012 là 702.511 triệu đồng tăng 9,8% so với năm 2011, năm 2013 tăng 11,2% so với năm 2012 tương ứng với 7.873 triệu đồng. Công ty tài chính Hải Âu đang có sự khôi phục rất tốt từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2011, doanh thu đạt được cao hơn mức trước suy giảm năm 2010 là 709.930 triệu đồng. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang có hướng đi đúng đối với hoạt động kinh doanh của mình.

Giá vốn hàng bán phụ thuộc và giá trị nhập hàng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên do nhận biết được ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế mà Hải Âu đã có chính sách tiết kiệm chi phí, nhờ đó mà giá vốn hàng bán không bị đội

lên cao. Chính điều này đã làm cho tỷ lệ lợi nhuận gộp tăng lên, cụ thể năm 2012 tăng so với 2011 là 2,93%, 2013 tăng so với 2012 là 3,03%.

Lợi nhuận trước thuế trong 3 năm tăng liên tiếp từ 6.839 triệu đồng năm 2011 lên 8.150 triệu đồng năm 2013. Đây là một kết quả rất đáng mừng của doanh nghiệp, vì rằng trong thời kỳ khủng hoảng xẩy ra, doanh nghiệp đã có những chính sách đúng đắn để vẫn có giá trị lợi nhuận tăng qua các năm.

Để có được kết quả này, doanh nghiệp đã phải thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và cắt giảm chi phí tài chính. Đây có thể nói là những chính sách hết sức đúng đắn góp phần làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2.2.5.2. Phân tích chỉ số công nợ và khả năng thanh toán - Phân tích tình hình công nợ

Từ số liệu các khoản phải thu từ năm 2011 -2013, với đặc thù của một doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm có giá trị lớn đó là ô tô, máy xây dựng nên các khoản phải thu của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các khoản phải thu.

Bảng 2.3: Các khoản phải thu của khách hàng

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013

1 Phải thu của KH 69.785 69.452 68.837

2 Trả trước cho người bán 10.348 19.324 17.349

3 Thuế VAT được khấu trừ 14.297 14.994 15.934

4 Các khoản phải thu khác 12.349 12.112 12.112

5 Cầm cố, ký quỹ ngắn hạn 0 0 0

Tổng cộng 106.779 115.882 114.232

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2011, 2012, 2013 - Công ty tài chính Hải Âu) Điều dễ nhận thấy nhất đó là các khoản phải thu của khách hàng có chiều hướng giảm qua 3 năm gần đây từ 69.785 triệu đồng xuống còn 68.837 triệu đồng. Chắc chắn doanh nghiệp đã có sự cố gắng trong hoạt động thu hồi công nợ của khách hàng, tuy nhiên đây vẫn là con số khá cao trong tổng các khoản phải thu của doanh nghiệp. Các khoản trả trước cho người bán đang có chiều hướng tăng dần, Công ty Hải Âu ngày càng bị các đối tác chiếm dụng vốn nhiều hơn, điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới vòng quay vốn của đơn vị. Các khoản phải thu khác có chiều hướng giảm là dấu hiệu tích cực đối với doanh nghiệp. Sau khi phân tích các chỉ số trên chúng ta đưa ra kết luận rằng doanh nghiệp vẫn cần phải tích cực thu hồi các khoản phải thu, và cần tích cực đàm phán giảm bớt tỷ lệ ứng trước cho nhà cung cấp.

Bảng 2.4: Các khoản phải trả nhà cung cấp

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013

I Nợ ngắn hạn 377.875 395.349 388.375

1 Vay và nợ ngắn hạn 113.420 124.884 125.234

2 Phải trả cho người bán 253.952 255.066 247.923

3 Người mua trả tiền trước 4.299 8.637 8.124

4 Thuế phải nộp nhà nước 6.203 6.760 7.092

II Nợ dài hạn 13.076 14.453 14.453

Tổng cộng 390.952 409.803 402.829

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản năm 2011 - 1013 công ty tài chính Hải Âu) Nợ ngắn hạn ngày một gia tăng từ 377.875 triệu đồng năm 2011 lên 395.349 triệu đồng năm 2012 và năm 2013 là 388.375 triệu đồng, chủ yếu là do Công ty tài chính Hải Âu có các khoản vay ngắn hạn của Ngân hàng và chưa thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Điều này cũng có nghĩa là chi phí tài chính phải trả sẽ tăng lên đồng thời làm giảm lợi nhuận, nhưng việc huy động nguồn vốn vay này chủ yếu là để phục vụ hoạt động nhập hàng nên đó là một điều tất yếu bắt buộc mà doanh nghiệp phải đánh đổi.

Mặt khác, khoản phải trả người bán lại chiếm một tỷ trọng lớn trong các khoản phải trả, nó vừa có nghĩa là doanh nghiệp còn một khoản nợ rất lớn cần thanh toán với nhà cung cấp lại vừa có nghĩa là doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, xét trên cấp độ này thì doanh nghiệp lại có lợi nhiều hơn. Nhưng so với vốn chủ sở hữu: năm 2013 vốn chủ sở hữu là

159.293 triệu đồng trong khi nguồn nợ phải trả là 402.829 triệu đồng thì đây quả là một điều đáng lo ngại với công ty.

Biểu đồ 2.2 So sánh sự chênh lệch các khoản phải thu và nợ ngắn hạn Đơn vị: triệu đồng

0 50 100 150 200 250 300 350 400

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Phải thu NH Nợ NH

Từ biểu đồ này ta có thể thấy được sự chênh lệch đáng kể giữa phải thu ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Các khoản phải thu chỉ bằng 1/3 các khoản nợ và các khoản nợ cũng không có dấu hiệu giảm mà lại tăng từ năm 2011 đến năm 2013. Đây là điều thực sự đáng lo ngại của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chỉ tiêu nợ ngắn hạn cao cũng ngầm ám chỉ rằng doanh nghiệp đã tận dụng nguồn vốn của các chủ thể khác nhằm kích thích hoạt động kinh doanh của mình, nhưng trong bất cứ trường hợp nào công ty Hải Âu cũng cần phải cẩn trọng vì như thế có nghĩa rằng hoạt động kinh doanh của công ty là phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn huy động ngoài chứ không phải vốn chủ sở hữu của mình.

Từ kết quả của biểu đồ này, Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần đưa ra những phương án kinh doanh hợp lý, cũng như đưa ra những phương án về tài chính phù hợp, dần dần giảm bớt tỷ lệ nợ ngắn hạn, đồng thời cũng phải giảm bớt tỷ lệ phải thu ngắn hạn, có như vậy doanh nghiệp mới có nguồn tài chính ổn định, chắc chắn cho hoạt động kinh doanh.

- Phân tích khả năng thanh toán

Chỉ tiêu Cách xác định Đơn vị 2011 2012 2013

Tỷ số thanh toán nhanh

TSNH – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Lần 0.37 0.38 0.37

Tỷ số thanh toán hiện thời

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Lần 1.13 1.15 1.15

Tỷ số thanh toán tổng quát

Tổng tài sản của DN Tổng số nợ của DN

Lần 1.38 1.37 1.39

(Nguồn bảng cân đối kê toán năm 2011- 2013 của Công ty tài chính Hải Âu) Từ bảng số liệu trên ta có một số kết luận sau:

- Khả năng thanh toán nhanh của công ty đếu nhỏ hơn 1, có nghĩa là cứ 1 đồng nợ thì có 0,37 đồng (năm 2013) tài sản thanh khoản nhanh để đảm bảo. Như vậy là công ty không có đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ.

Khả năng này qua 3 năm 2011 đến 2013 ở mức xấp xỉ bằng nhau là 0.37 đồng.

- Khả năng thanh toán hiện thời cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Cả 03 năm chỉ số trên đều lớn hơn 1 chứng tỏ rằng doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn.

- Khả năng thanh toán tổng quát của công ty cả ba năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán. Hệ số này năm 2012 thấp hơn so với 2 năm còn lại, năm 2013 là cao nhất chứng tỏ khả năng thanh toán tổng quát là tốt nhất trong 3 năm và công ty cần cố gắng để làm tốt hơn nữa trong chỉ tiêu này.

* Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động

Công ty chỉ tiến hành phân tích một vài chỉ tiêu về khả năng hoạt động đó là:

Chỉ tiêu Cách xác định Đơn vị 2011 2012 2013

Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Lần 2,36 2,18 2,16

Kỳ thu tiền bình quân

Tổng phải thu * số ngày trong kỳ Tổng Doanh thu thuần

ngày 53 52 50

Vòng quay các khoản phải thu

365

Kỳ thu tiền bình quân

Lần 6,8 7 7

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 – CT Tài chính Hải Âu) Vòng quay hàng tồn kho là tỷ số đặc trưng cho tốc độ lưu chuyển hàng hoá phản ánh hiệu quả sử dụng hàng tồn kho và trình độ quản lý dự trữ của doanh nghiệp và sự phù hợp của hàng hoá với nhu cầu của thị trường. Vòng quay hàng tồn kho có thể rất khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp.

Thông thường tỷ số này cao cho thấy khả năng chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt cao, nguy cơ ứ đọng hàng hoá giảm, chứng tỏ hoạt động của doanh nghiệp là hiệu quả góp phần củng cố niềm tin của khách hàng. Các doanh nghiệp mong muốn duy trì lượng hàng tồn kho càng thấp càng tốt bởi chi phí cho việc dự trữ hàng tồn kho là tương đối lớn như: bảo hiểm cho hàng tồn kho, đọng vốn hàng tồn kho, nguy cơ bị lạc hậu… Tuy nhiên, nếu lượng hàng tồn

kho quá thấp, doanh nghiệp không đủ nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc không đủ hàng hoá thoả mãn nhu cầu khách hàng… thì cũng không tốt cho doanh nghiệp. Đối với Công ty tài chính Hải Âu, ta nhận thấy vòng quay hàng tồn kho đang thấp dần sau 03 năm. Điều này có nghĩa là tỷ lệ hàng tồn kho của doanh nghiệp đang tăng. Đề nghị Công ty phải có chiến lược sản phẩm và chiến lược khách hàng phù hợp hơn.

Kỳ thu tiền bình quân: Chỉ tiêu này cho biết thông tin về khả năng thu hồi vốn trong thanh toán, đặc biệt là việc thu hồi vốn từ việc bán chịu hàng hoá, đồng thời cũng phản ánh hiệu quả việc quản lý các khoản phải thu và chính sách tín dụng doanh nghiệp thực hiện với khách hàng của mình. Nó phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Năm 2011 số ngày bình quân cho một kỳ thu tiền là 53 ngày, năm 2012 là 52 ngày và năm 2013 là 50 ngày, kỳ thu tiền đang có chiều hướng giảm dần. Như vậy chúng ta thấy được những tín hiệu tích cực trong hoạt động thu công nợ của đơn vị, Công ty cần phát huy tốt hơn nữa để giảm bớt kỳ thu tiền bình quân.

Vòng quay các khoản phải thu xê dịch từ 6,5 -> 7 lần/năm, có thể nói đây là tỷ lệ nằm trong giới hạn trung bình. Mặc dù với các đơn vị khác thì số vòng quay này là nhỏ, nhưng với công ty tài chính Hải Âu đơn vị kinh doanh ô tô, máy công trình có giá trị hàng hoá cao thì tỷ lệ này có thể chấp nhận được.

Nhưng nó cũng thể hiện phần nào sự chiếm dụng vốn của khách hàng, do vậy công ty cần phải cố gắng thúc đẩy hoạt động thu công nợ để làm tăng vòng quay các khoản phải thu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tài chính hải âu (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)