Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG VỠ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG VỠ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân

Độ tuổi: Đây là một trong những nhân tố xuất hiện hầu hết trong các nghiên cứu trước đây về khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân (như Jonathan Crook (1995), Boyes và cộng sự (2002), ...). Kết quả các nghiên cứu này chỉ ra độ tuổi có ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng vay vốn, độ tuổi cấp tín dụng càng lớn thì khả năng vỡ nợ của họ càng thấp. Khách hàng trẻ tuổi có xu hướng bị ảnh hưởng bởi gánh nặng của các khoản vay, khả năng vỡ nợ cao hơn.

Trong khi đó, những khách hàng vay vốn có độ tuổi lớn hơn là những người có kinh nghiệm sống nhiều hơn, có những ràng buộc về uy tín, rủi ro nghề nghiệp thấp hơn. Ngược lại, vẫn có một số ý kiến chưa thực sự đồng thuận với kết quả nghiên cứu trên, họ cho rằng những người lớn tuổi có sức khỏe thấp hơn, số người phụ thuộc lớn hơn nên sẽ làm ảnh hưởng cùng chiều đối với khả năng vỡ nợ của họ.

Giới tính: Nhân tố giới tính cho thấy sự khác biệt giữa khả năng vỡ nợ của nhóm khách hàng là nữ giới và nhóm khách hàng nam giới. Theo nghiên cứu của Zelizer (1994) cho thấy mức độ quan trọng của nhân tố giới tính đến khả năng vỡ nợ của khách hàng, nam giới và nữ giới có sự khác nhau về khả năng tiếp nhận, quan niệm và việc sử dụng tiền bạc. Nghiên cứu của Weber và Musshoff (2012) chỉ ra rằng nữ giới có khả năng ít tạo rủi ro tín dụng hơn là nam giới do họ có các đặc điểm như cá tính thận trọng, ít phạm tội và ít gây ra các rủi ro về mặt đạo đức.

Tình trạng hôn nhân: Đây là một nhân tố gây nhiều tranh cãi trái chiều liên quan đến việc ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân

hàng. Có những quan điểm cho rằng việc lập gia đình có thể tạo ra những nền tảng cho khả năng vỡ nợ thấp như khác hàng chín chắn, ngại rủi ro hơn, có ràng buộc về việc chăm lo gia đình và những người phụ thuộc của họ. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Duygan – Bump & Grant (2008) lại không đề cao ảnh hưởng của biến nhân tố này.

Tình trạng sở hữu nhà ở: Khả năng vỡ nợ của khách hàng có thể ảnh hưởng bởi việc khách hàng có sở hữu cho mình nhà riêng hay không. Điều này có thể cho thấy việc năng lực tài chính và việc mức độ ổn định trong cuộc sống của khách hàng. Theo kết quả nghiên cứu của Jonathan Crook (2015), tác giả đã chỉ ra rằng khả năng vỡ nợ có ảnh hưởng bởi yếu tố sở hữu nhà riêng. Theo nghiên cứu của Đặng Thị Cẩm Nhung (2015), việc khách hàng có sở hữu nhà làm giảm khả năng vỡ nợ của khách hàng.

Trình độ học vấn: Nhân tố về trình độ học vấn của khách hàng vay vốn có ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng được nhiều ý kiến ủng hộ với giả thuyết đặt ra là những khách hàng vay vốn có trình độ học vấn cao hơn sẽ có rủi ro vỡ nợ thấp hơn. Yếu tố này có liên quan đến ý chí trả nợ của khách hàng (theo nghiên cứu của Haile và cộng sự năm 2012).

Số người phụ thuộc: Số người phụ thuộc của khách hàng có thể nói lên được khả năng gánh nặng tài chính của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên có những quan điểm khác lại cho rằng, cá nhân có số lượng người phụ thuộc lớn chứng tỏ mức độ chín chắn, kinh nghiệm sống của khách hàng, ràng buộc việc chăm lo cho gia đình, từ đó khách hàng sẽ có rủi ro vỡ nợ thấp hơn. Nghiên cứu của Roslan và Karim (năm 2009) có sử dụng biến độc lập người phụ thuộc để nghiên cứu khả năng vỡ nợ của các đối tượng tín dụng vi mô, tuy nhiên kết quả rút ra biến số người phụ thuộc không ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng.

1.3.2 Nhóm đặc điểm về nghề nghiệp và thu nhập của khách hàng

Nghề nghiệp: Nhân tố nghề nghiệp liên quan đến mức độ ổn định trong nghề nghiệp hiện tại của khách hàng có thể ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng vay vốn. Những khách hàng có nghề nghiệp được coi là ổn định (như

nhân viên văn phòng, công chức Nhà nước,...), người có địa vị trong xã hội (như Chủ tịch, giám đốc, trưởng phòng), có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề vững vàng (kế toán, bác sĩ, kỹ sư, giáo viên) có rủi ro vỡ nợ thấp hơn.

Kinh nghiệm làm việc của khách hàng trong lĩnh vực hiện tại: Kinh nghiệm làm việc của khách hàng trong lĩnh vực hiện tại thể hiện mức độ hiểu biết trong nghề, trình độ nhất định trong quá trình làm việc của khách hàng, từ đó thể hiện năng lực tài chính của khách hàng, tác động đến nguồn trả nợ vay ngân hàng. Theo kết quả nghiên cứu của Kohansal và Mansoori (2009) nghiên cứu về khả năng trả nợ của các nông dân tại tỉnh Khorasan – Razavi tại Iran cho thấy các nông dân có kinh nghiệm lâu năm hơn là những người có khả năng vỡ nợ thấp hơn. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu tương tự, tác giả Addo và Acquah (2011) nghiên cứu dựa trên số năm kinh nghiệm của các ngư dân tại Ghana nhưng lại không tìm thấy ý nghĩa thống kế của biến số này ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng.

Thu nhập của khách hàng: Thu nhập của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng và liên quan trực tiếp đến khả năng vỡ nợ của khách hàng, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của nhân tố này. Khách hàng có mức thu nhập cao, ổn định sẽ giúp giảm khả năng vỡ nợ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc nghiên cứu giả thuyết này có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như ý chí trả nợ vay của khách hàng, trình độ chuyên môn hạn chế của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định và cho vay,...

1.3.3 Nhóm đặc điểm tình hình quan hệ tín dụng:

Lịch sử tín dụng: Lịch sử tín dụng là yếu tố cơ bản mà Ngân hàng cần phải xem xét khi quyết định cho vay đối với khách hàng. Điều này cho thấy tình hình vay trả của khách hàng trong quá khứ. Đối với các khách hàng đã từng phát sinh nợ quá hạn sẽ có rủi ro vỡ nợ đối với khoản vay tiếp theo cao hơn khách hàng chưa từng phát sinh nợ quá hạn tại Ngân hàng. Điều này đã được kiểm chứng trong các nghiên cứu của Jonathan Crook (1995), Roslan & Karim (2009), Nguyễn Phúc Mẫn (2015),...

Khoản nợ khác: Khả năng vỡ nợ của khách hàng có thể ảnh hưởng khi khách hàng có nhiều khoản nợ khác, áp lực trả nợ đối với nhiều khoản vay sẽ ảnh

hưởng trực tiếp đến nguồn trả nợ của khoản vay đang xem xét. Nhân tố này đã được nhóm tác giả Ngô Tiến Quý, Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Thiện Toàn (2020) nghiên cứu so sánh các phương pháp phân tích và kiểm định yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ khách hàng cá nhân: Trường hợp của Ngân hàng hợp tác (Co-opBank).

Quan hệ tín dụng tại TCTD khác: Việc khách hàng có quan hệ tín dụng tại nhiều các tổ chức tín dụng có thể cho thấy khách hàng có uy tín cao và được các ngân hàng tập trung cấp tín dụng, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng việc khách hàng có quan hệ tại nhiều ngân hàng khi đó sẽ có nhiều khoản vay và áp lực trả nợ sẽ lớn hơn so với khách hàng chỉ có quan hệ tại một tổ chức tín dụng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Phúc Mẫn (2015) cho thấy khách hàng có quan hệ tín dụng tại nhiều TCTD khác sẽ có khả năng vỡ nợ thấp hơn so với khách hàng chỉ có quan hệ tín dụng tại 01 tổ chức tín dụng.

1.3.4 Nhóm đặc điểm về khoản vay

Quy mô khoản vay: Quy mô khoản vay cũng là một trong biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng trong các nghiên cứu trước đây. Giả thuyết chấp thuận phổ biến được đưa ra là quy mô khoản vay của khách hàng càng thấp thì khả năng vỡ nợ của khách hàng càng thấp. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có các nghiên cứu cho kết quả ngược lại như nghiên cứu của Sharma và Zeller (1997) và Kohansal & Mansoori (2009) cho rằng kích cỡ khoản vay càng cao thì khả năng vỡ nợ của khách hàng càng thấp. Điều này có thể được giải thích rằng khi các khoản vay lớn thường được sử dụng cho mục đích đầu tư kinh doanh, còn các khoản vay quy mô nhỏ thường dùng cho chi tiêu đơn thuần của các cá nhân vay vốn. Bên cạnh đó, khoản vay lớn sẽ ràng buộc khách hàng về nghĩa vụ trả nợ.

Thời gian vay vốn: Thời gian vay vốn cũng là một trong các nhân tố chính về đặc điểm khoản vay của khách hàng trong nghiên cứu về khả năng vỡ nợ.

Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra thời gian vay vốn càng dài thì khả năng vỡ nợ càng cao. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của Chapman (1940) cho thấy tín dụng ngắn hạn (một năm trở xuống) sẽ giúp khả năng vỡ nợ thấp hơn, Onyeaagocha và cộng sự (2012) thì không tìm thấy ảnh hưởng của yếu tố này đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Mục đích vay vốn: Các giả thuyết của các nghiên cứu trước đây cho rằng, mục đích vay vốn khác nhau của khách hàng sẽ có khả năng vỡ nợ khác nhau. Theo nghiên cứu của Nguyễn Phúc Mẫn (2015) cho thấy khả năng vỡ nợ của khách hàng có ảnh hưởng bởi nhân tố mục đích vay vốn, trong đó, mục đích vay vốn bất động sản có tác động cùng chiều đến khả năng vỡ nợ của khách hàng. Khi khách hàng vay vốn ngân hàng, nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ban đầu, đem số vốn vay ngân hàng đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao, sử dụng vốn của ngân hàng để chi tiêu không hợp lý, đầu tư bất động sản nhưng không bán lãi, dẫn đến thua lỗ dẫn đến khả năng trả nợ suy giảm, không có nguồn để trả nợ ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG VỠ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)