Hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG VỠ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG VỠ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.3. Hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

“Các hoạt động kinh doanh chính của BIDV bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và hoạt động cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.”

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng):

“Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: Ngân hàng được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại giấy tờ có giá và các loại tiền gửi khác.”

Trong giai đoạn 04 năm từ năm 2016 đến 2019, quy mô huy động vốn nói chung và quy mô nhận tiền gửi của khách hàng nói riêng của hệ thống BIDV có mức tăng trưởng khá tốt.

Bảng 2.1. Kết quả huy động vốn của BIDV theo loại tiền gửi từ năm 2016 đến 2019 Đơn vị: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 1 Tiền gửi

không kỳ hạn 124.402 155.949 161.859 178.384

- VND 111.588 143.533 144.114 158.066

- Ngoại tệ 12.815 12.415 17.746 20.317

2 Tiền gửi có kỳ

hạn 594.350 683.190 820.032 923.233

- VND 569.507 661.403 787.379 893.918

- Ngoại tệ 24.843 21.788 32.654 29.315

3 “Tiền gửi vốn

chuyên dụng” 4.921 5.692 7.779 12.546

- VND 3.362 4.517 3.891 3.420

- Ngoại tệ 1.559 1.176 3.887 9.126

Tổng cộng 723.674 844.831 989.671 1.114.163 Tăng trưởng

(%) 27,75 16,74 17,14% 12,58%

(Nguồn: BCTC kiểm toán của BIDV năm 2016 - 2019)

Tổng nguồn vốn huy động bình quân thời điểm 31/12/2019 đạt 1.114.163 tỷ đồng, tăng 12,58% so với năm 2018, tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân 4 năm đạt 18,55%/năm. Nguồn vốn huy động được tăng mạnh trong giai đoạn này do lãi suất huy động trên thị trường được NHNN thắt chặt và khống chế mức lãi suất trần huy động, nên mức độ cạnh tranh về lãi suất tiền gửi giảm xuống, người dân có xu hướng chuyển dịch tiền gửi từ các NH cổ phần ngoài quốc doanh sang các NH có vốn chi phối của Nhà nước. Mặt khác, do các hình thức đầu tư như bất động sản, cổ phiếu, vàng trong thời gian này có nhiều biến động nên người dân có xu hướng tìm kênh đầu tư ít rủi ro hơn là tiền gửi có kỳ hạn tại các NHTM.

2.1.3.2.“Hoạt động cho vay:”

Cho vay là một mảng trong hoạt động tín dụng và thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản có của ngân hàng. Thực trạng hoạt động cho vay của BIDV những năm 2016-2019 được cụ thể tại Bảng 2.2.”

Bảng 2.2“Dư nợ tín dụng của BIDV từ năm 2016 đến năm 2019”

Đơn vị: tỷ đồng

TT “Dư nợ tín dụng

cuối kỳ” 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019

Tỷ trọng năm 2019

1 Theo đối tượng

khách hàng 710.085 834.435 988.739 1.116.998 100,00%

Dư nợ bán lẻ 195.669 244.820 319.630 391.959 35,08%

Dư nợ DN 514.416 589.615 669.109 725.039 64,92%

2 Theo ngành nghề 710.085 834.435 988.739 1.116.998 100,00%

Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản 41.964 36.891 45.121 47.245 4,23%

Khai khoáng 14.052 14.874 12.248 11.825 1,06%

Công nghiệp chế

biến, chế tạo 119.213 141.585 166.931 184.205 16,49%

SX và phân phối

điện, khí đốt, nước 44.772 43.314 47.045 54.227 4,85%

Xây dựng 94.130 92.087 104.594 105.612 9,46%

Bán buôn, bán lẻ 167.745 215.425 283.855 340.022 30,44%

TT “Dư nợ tín dụng

cuối kỳ” 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019

Tỷ trọng năm 2019 Vận tải kho bãi 46.855 45.799 46.730 45.798 4,10%

Dịch vụ 47.190 74.412 115.092 145.511 13,03%

Bất động sản 36.906 37.162 29.131 29.960 2,68%

Ngành khác 107.257 132.886 137.990 152.593 13,66%

3 Theo kỳ hạn gốc

của khoản vay 710.085 834.435 988.739 1.116.998 100,00%

Nợ ngắn hạn 388.919 485.089 611.217 699.731 62,6%

Nợ trung hạn 85.119 76.107 71.538 73.226 6,6%

Nợ dài hạn 236.046 273.239 305.983 344.041 30,8%

(Nguồn: BCTC kiểm toán của BIDV năm 2016 - 2019)

“Trong những năm 2016-2019, dư nợ tín dụng của BIDV có mức tăng trưởng khá, tại thời điểm 31/12/2019 dư nợ toàn hệ thống đạt 116.998 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2018.”

“Về đối tượng khách hàng, tín dụng doanh nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo với dư nợ thời điểm 31/12/2019 là 725.039 tỷ đồng - chiếm tỷ trọng lên tới 64,92%

tổng dư nợ.”Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng có sự chuyển dịch đáng kể trong giai đoạn 2016-2019 theo hướng tăng dần tỷ trọng dư nợ bán lẻ: thời điểm 31/12/2016, tỷ lệ dư nợ bán lẻ và dư nợ doanh nghiệp lần lượt là 27,6% và 72,4%, trong khi 2 tỷ lệ này năm 2019 lần lượt là 35,08% và 64,92%.

Các lĩnh vực BIDV có tỷ trọng cho vay lớn nhất trong giai đoạn 2016-2019 là thương mại, công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ và dịch vụ. Tỷ trọng cho vay theo kỳ hạn thời gian qua được BIDV duy trì ở mức tương đối ổn định, tỷ trọng cho vay trung dài hạn bình quân khoảng 36-40%/tổng dư nợ.

2.1.3.3. Hoạt động cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng:

“Bên cạnh hai hoạt động kinh doanh quen thuộc của ngân hàng là huy động vốn và cho vay, trong thời gian qua, BIDV liên tục đẩy mạnh hoạt động bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới các khách hàng, cụ thể:”

Bảng 2.3. Doanh thu của BIDV từ hoạt động cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2016-2019

Đơn vị: tỷ đồng

TT Năm hoạt động 2016 2017 2018 2019

1 “Doanh thu từ hoạt động thanh toán” 1.744 2.246 2.963 3.344 2 “Doanh thu từ hoạt động ngân quỹ” 52 67 100 87

3 Doanh thu từ dịch vụ đại lý 124 106 121 112

4 Doanh thu từ dịch vụ khác 1.172 1.531 3.605 4.329 Tổng doanh thu từ hoạt động

dịch vụ 3.092 3.950 6.789 7.872

(Nguồn: BCTC kiểm toán của BIDV năm 2016 - 2019)

“Với định hướng tăng cường đẩy mạnh hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các khách hàng khi vay vốn tại BIDV (đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp) đều được BIDV bán chéo tối đa sản phẩm dịch vụ như: chuyển tiền trong nước và quốc tế, bán bảo hiểm cho tài sản thế chấp, mở thẻ cho cán bộ công nhân viên công ty, cung cấp bảo lãnh, chi trả lương qua tài khoản, chuyển tiền và nhiều dịch vụ khác. Những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại ngoài việc góp phần mang lại nguồn thu phí ổn định cho ngân hàng thì cũng ít gặp nhiều rủi ro tín dụng so với hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG VỠ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)