CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại
Các nhân tố nội tại của NHTM có ảnh hưởng quan trọng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHTM bao gồm:
(1) Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng chỉ phát huy tác dụng khi được xây dựng trên cơ sở khách quan và sự nghiêm túc của việc ban hành và vận dụng. Việc xây dựng chính sách tín dụng không hợp lý: như xây dựng chính sách chưa khoa học, chưa quản trị về danh mục cho vay theo lĩnh vực sở trường, mô hình thích hợp cho việc lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng để từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn đối với khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro hầu như chưa được các NHTM đầu tư xây dựng... Điều này sẽ tạo khó khăn cho cán bộ tín dụng và nhà quản lý trong việc ra quyết định tín dụng an toàn và hiệu quả.
(2) Quy trình tín dụng nội bộ
Thông tin tín dụng chỉ phát huy tác dụng khi được xây dựng trên cơ sơ thu thập thông tin về khách hàng, ngành nghề, môi trường kinh tế, các văn bản mới được ban hành, về tình hình diễn biến giá cả thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là những cảnh báo về các ngành hàng mà ngân hàng đang và sẽ đầu tư chưa được thực hiện một cách thường xuyên và có tính hệ thống. Tuy nhiên, lại tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng giữa các NHTM và khách hàng. Điều này dẫn đến
lựa chọn đối nghịch của các NHTM. Vì vậy, thông tin tín dụng chưa đầy đủ, thiếu chính xác, kịp thời sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại.
Công tác thẩm định lệ thuộc nhiều vào các số liệu của khách hàng cung cấp, thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc ra quyết định cho vay giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, việc đánh giá uy tín, năng lực quản trị, năng lực tài chính của khách hàng của các NHTM gặp nhiều hạn chế.
Như khi đánh giá nguồn nhân lực, nhất là bộ phận lãnh đạo của khách hàng hiện nay hoàn toàn chưa có cơ sở, chủ yếu là liệt kê bằng cấp và số năm công tác, Việt Nam chưa có quy định về minh bạch thông tin nên có thể nói độ tin cậy của các báo cáo tài chính cao, nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân nên việc phân tích báo cáo tài chính sẽ chưa phản ánh đúng thực chất năng lực tài chính.
(3) Chất lượng nguồn nhân lực hoạt động tín dụng
Từ cấp phê duyệt tín dụng đến cán bộ đề xuất cấp tín dụng trong trường hợp bị hạn chế về năng lực, chuyên môn trong thẩm định và kiểm soát ra quyết định hay vì lý do nhạy cảm dẫn đến thiếu đạo đức trong quá trình cấp tín dụng.
(4) Chất lượng của hệ thống thông tin ngân hàng
Hạn chế về thông tin, thiếu thông tin, thông tin bất cân xứng khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng, dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho ngân hàng. Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro chưa đáp ứng kịp thời.
(5) Kiểm soát nội bộ
Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như một công cụ hữu hiệu trong phát hiện, phòng ngừa rủi ro tín dụng.
1.2.6.2. Các nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn
Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ của ngân hàng, chây ì, … là các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng. Khách hàng yếu kém trong quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính, không hoặc không có khả năng tính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh sẽ dẫn đến vốn vay không được sử dụng hiệu quả. Việc yếu kém trong quản lý tài chính có thể dẫn tới trường hợp dù dự án hay quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả song nguồn trả nợ cho ngân hàng không được đảm bảo, như vậy khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng. Ngoài ra, khách hàng có thể gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh và không hoàn trả đúng thời hạn quy định, hoặc từ những rủi ro không dự kiến được tác động đến nguồn thu của khách hàng và khả năng trả nợ. Nhiều trường hợp khách hàng kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ ngân hàng đúng hạn, hoặc chây ì không muốn trả nợ cho ngân hàng với hy vọng quỵt nợ hoặc sử dụng vốn càng lâu càng tốt.
1.2.6.3. Các nguyên nhân từ môi trường (1) Môi trường kinh tế
Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng nói riêng. Chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm các chính sách về kinh tế, tài chính tiền tệ, kinh tế đối ngoại ... Các chính sách trên thay đổi sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cũng như ngân hàng. Vì vậy nếu chính sách kinh tế đúng đắn phù hợp với thực tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và ngược lại.
(2) Môi trường pháp lý
Trong kinh doanh, tính pháp lý thể hiện ở các hoạt động luôn tiến hành dựa trên các quy định pháp luật, hay nói cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật.Trong nền kinh tế hiện nay, các yếu tố pháp lý là điều kiện đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh. Nhưng cũng chính vì vậy, nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ cũng sẽ gây khó khăn, bất lợi cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.
(3) Từ môi trường xã hội
Những biến động lớn về kinh tế chính trị thế giới luôn có ảnh hưởng kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngày nay, với sự mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị, kinh tế thế giới cũng có nhiều biến đổi. Tất cả điều đó tạo nên mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Những thay đổi có thể dẫn đến sự biến động cán cân thương mại quốc tế, tỷ giá hối đoái làm biến động thị trường như giá cả nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ, mức lãi suất thị trường, mức cầu tiền tệ... trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như NHTM.
***
Để có cơ sở xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, tăng cường quản lý rủi ro tín dụng, đáp ứng được yêu cầu và phù hợp với năng lực thực tế của ngân hàng, Chương 1 cũng đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất về quản lý rủi ro tín dụng, phân loại và các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng, các nguyên nhân và tác động của rủi ro tín dụng. Các mô hình quản lý rủi ro tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu phản ánh hiệu hiệu quả của hoạt động quản lý RRTD cũng đã được đề cập. Chương 1 cũng chỉ ra nội dung của công việc quản lý rủi ro tín dụng bao gồm 4 bước: Nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và xử lý rủi ro.