Định hướng hoạt động và phòng ngừa RRTD của SHB Quảng Ninh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN HÀ NỘI- SHB CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 91 - 97)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN HÀ NỘI- SHB CHI NHÁNH QUẢNG NINH

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLRR TÍN DỤNG CHO VAY KHCN TẠI SHB QUẢNG

3.1 Định hướng hoạt động và phòng ngừa RRTD của SHB Quảng Ninh

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh.

Với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phát huy tốt những tiềm năng, thế mạnh nhằm nâng cao chất lượng sống về mọi mặt cho nhân dân, Tỉnh Quảng Ninh xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội với tầm nhìn, chiến lược rõ ràng, mang tính cạnh tranh cao. Tầm nhìn đến năm 2030 sẽ là cơ sở để xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước, đóng góp vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Trong đó sẽ cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Vùng đồng bằng Sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; là cơ sở để xây dựng các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của tỉnh, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác của tỉnh. Đặc biệt, đây cũng là cơ sở để tỉnh xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và kế hoạch hàng năm phục vụ cho công tác quản lý và điều hành. Đồng thời, Quy hoạch này cũng cung cấp các thông tin cần thiết về định hướng phát triển, tiềm năng kinh tế, cơ hội đầu tư và các nhu cầu phát triển của tỉnh tới các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và nhân dân…

Hoạt động ngân hàng trên địa bàn Quảng Ninh được đánh giá là địa bàn sôi động, các hoạt động ngân hàng diễn ra thường xuyên và thuận lợi, tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngày càng nhiều. Theo chiến lược phát triển mới, nhiều mục tiêu đã được thiết lập để tăng cường hơn nữa lĩnh vực ngân hàng. Cùng với đó chủ chương của Tỉnh là mở rộng tín dụng, giảm lãi suất vay cho các lĩnh vực ưu tiên. Theo đó,

Tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ các đối tượng vay vốn, thúc đẩy khuôn khổ pháp lý chặt chẽ hơn thông qua việc tăng hiệu quả và năng lực kiểm tra và giám sát của Ngân hàng Nhà nước và bao gồm các tổ chức tín dụng trong phạm vi giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Điều này có nghĩa là vào cuối năm 2020, các ngân hàng thương mại nên áp dụng các tiêu chuẩn Basel II quy định các ngưỡng tối thiểu về vốn và quản lý rủi ro. Và đến năm 2025, hầu hết các ngân hàng nên tuân theo các tiêu chuẩn đó.

3.1.2 Mục tiêu, định hướng hoạt động quản lý rủi to tín dụng KHCN của SHB Quảng Ninh.

3.1.2.1. Mục tiêu tổng thể

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không thể tách rời với các hoạt động kinh tế của địa phương. Ngân hàng cung ứng một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng là vốn kinh doanh. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của SHB Quảng Ninh nói chung, hoạt động cho vay nói riêng cũng luôn được điều chỉnh, thích nghi với những biến động của nền kinh tế, phù hợp với định hướng phát triển của địa phương. Nhu cầu vay vốn ngày càng cao và phân khúc khách hàng vay vốn rộng hơn.

Những năm tiếp theo hoạt động Ngân hàng được dự báo tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức, cùng sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên cùng địa bàn. Việc tiếp tục phát triển quy mô hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành trong bối cảnh thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro với mức độ phức tạp ngày càng tăng cao như hiện nay đòi hỏi SHB phải tập trung phát huy mọi nguồn lực, đồng thời có những giải pháp kịp thời để ứng phó với những biến đổi của nền kinh tế. Phát triển về quy mô nhưng luôn trú trọng về chất lượng tài sản.

Dư nợ của SHB Chi nhánh Quảng Ninh đang tập trung quá nhiều vào một số khách hàng lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng. Từ thực tế đó, việc tăng cường mô hình tín dụng bán lẻ, mở rộng đối tượng cho vay, rất cần thiết đối với SHB Chi nhánh Quảng Ninh nhằm giảm sự phụ thuộc vào một số ít khách hàng lớn, phân tán rủi ro tín dụng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Dựa trên cơ sở nền tảng và thế mạnh sẵn có, SHB xác định chiến lược

phấn đấu đến năm 2025 trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam. Với công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng lưới rộng trên toàn quốc và quốc tế, mang đến cho đối tác và khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích với chi phí hợp lý, chất lượng dịch vụ cao, đến năm 2020 trở thành Tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn Quốc tế. Về chiến lược phát triển, SHB Luôn xây dựng chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn, có tính định hướng dài hạn với chiến lược cạnh tranh, luôn tạo ra sự khác biệt, hướng tới thị trường và khách hàng.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể trong công tác quản lý rủi to tín dụng của SHB Quảng Ninh

Trong công tác tín dụng: SHB Quảng Ninh đã xác định một số mục tiêu định hướng cho công tác tín dụng như sau:

- Phân khúc thị trường cá nhân là phân khúc tiềm năng, có quy mô rộng lớn và là nhóm sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, SHB Quảng Ninh chưa khai thác được nhiều ở phân khúc thì trường này.

SHB Quảng Ninh và chưa có sự phân loại chi tiết của từng nhóm khách hàng cá nhân để có biện pháp chăm sóc phù hợp.

- Với quan điểm và nhận định nhóm khách hàng cá nhân là nhóm có uy tín, ít bị nợ xấu hay nợ quá hạn và là nhóm có thể sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng (vay vốn, visa, ngân hàng điện tử, gửi tiết kiệm….) SHB Quảng Ninh đã và đang lên kế hoạch nỗ lực đẩy mạnh phát triển dư nợ của nhóm khách hàng cá nhân, phân đấu năm 2021 đạt được tỷ trọng dư nợ khoảng 20% tổng dư nợ toàn Chi nhánh.

- Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo nhóm ngành hàng mục tiêu, nhóm khách hàng mục tiêu, hạn chế việc tập trung tín dụng quá lớn vào một số khách hàng, ngành hàng chính phủ không khuyến khích phát triển nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô theo từng giai đoạn và hạn chế rủi ro tín dụng

- Đẩy mạnh việc cho vay ngắn hạn để cơ cấu lại tỷ trọng dư nợ tín dụng. Nâng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, nhằm đảm bảo các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3.1.3. Xu hướng của RRTD KHCN trong thời gian tới và Yêu cầu đối với công tác QLRRTD KHCN của SHB Quảng Ninh

3.1.3.1.Xu hướng RRTD KHCN

Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm qua đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và là một trong những ngành đi đầu trong công cuộc hội nhập kinh tế thế giới. Không những phát triển nhanh, cung cấp một lượng vốn khá lớn cho các nhu cầu đầu tư và tiêu dùng; các hoạt động dịch vụ ngân hàng còn ngày càng đa dạng, phong phú và tiện ích hơn. Nhiều cơ chế chính sách tiền tệ, tín dụng đã đi vào cuộc sống, nhiều đổi mới về tổ chức và công nghệ đã được triển khai. Tuy nhiên, hoạt động của các ngân hàng thương mại thường đối mặt với rất nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có xu hướng gia tăng, mức độ rủi ro tín dụng ngày một nhiều hơn nhưng tinh vi hơn. Rủi ro tín dụng xảy ra đem lại hậu quả khó lường cho Ngân hàng. Các biện pháp Quản lý rủi ro tín dụng ngày càng được trú trọng.

3.1.3.2. Yêu cầu công tác QLRR tín dụng KHCN

Trên các mục tiêu và tầm nhìn nêu trên, Ngân hàng TMCP SHB định hướng về Chính sách tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng đến năm 2025 như sau:

(1)Về Chính sách tín dụng: Tăng trưởng tín dụng hợp lý, có chọn lọc an toàn và hiệu quả, chấp hành nghiêm chỉ đạo của Chính phủ và các chỉ thị của Ngân hàng nhà nước. Công tác phát triển tín dụng phải đi đôi với công tác huy động vốn và gắn với chất lượng tín dụng, chất lượng tín dụng phải đi trước một bước, khai tác tối ưu các dịch vụ ngân hàng.

(2)Về mô hình:

+ Hoàn thiện khung quản trị RRTD:

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 3.1: Các cấu phần quản trị rủi ro chủ yếu

Một hệ thống quản trị rủi ro chất lượng phải được đặt trong môi trường quản trị rủi ro phù hợp. Chiến lược rủi ro trong đó xác định mức độ rủi ro chung và mức độ chấp nhận rủi ro riêng làm kim chỉ nam cho sự vận hành hệ thống quản trị RRTD. Hơn nữa, khung quản trị RRTD bao hàm các chiến lược phát triển tín dụng chung, những chính sách tín dụng cơ bản, quan trọng chính là một yếu tố cần thiết trong hệ thống quản trị RRTD. Vậy nên, chiến lược rủi ro của ngân hàng phải được hình thành trên những đánh giá toàn diện, cụ thể tình hình kinh doanh của ngân hàng, lợi nhuận kỳ vọng.

+ Hoàn thiện và phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp thống kê bảo đảm nâng cao tính chính xác của mô hình.

+ Xác lập các hạn mức chấp nhận rủi ro ( đối với từng ngành hàng, lĩnh vực, khách hàng…), xác lập cảnh báo rủi ro, thường xuyên thực hiện giám sát chất lượng danh mục tín dụng…đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật.

(3) Cải thiện cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin (CNTT) và nhân sự:

Đề xuất các giải pháp kiểm tra, giám sát, theo dõi và hỗ trợ chi nhánh có mức độ rủi ro cao nhằm giảm thiểu ảnh hưởng và tần suất xảy ra. Từ đó các chi nhánh nắm được vấn đề cần khắc phục để chủ động xử lý, thực hiện các biện pháp cải thiện, nâng cao năng lực QLRR. Việc phối hợp thông tin hai chiều tăng tầm soát mức độ rủi ro của chi nhánh, nâng cao vị thế kiểm soát rủi ro. Ngoài ra, hệ thống CNTT và các chuẩn mực dữ liệu đã và đang được củng cố theo các phương pháp

tiên tiến, tạo thuận lợi cho SHB khi tiến đến những phương pháp nâng cao. Về đội ngũ cán bộ, triển khai các dự án nâng cao năng lực QTRR được đầu tư đào tạo để trở thành các chuyên gia nòng cốt cho từng lĩnh vực, loại hình rủi ro; nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và cán bộ Quan hệ khách hàng.

3.1.4 Cơ hội và thách thức đối với công tác QLRR tín dụng KHCN SHB Quảng Ninh trong giai đoạn tới

3.1.4.1. Cơ hội

- Uy tín và vị thế của ngân hàng ngày một tăng. Với bề dày hoạt động ngân hàng, từ nền tảng khách hàng truyền thống, cùng với uy tín và vị thế của ngân hàng ngày một gia tăng tạo điều kiện cho việc tìm kiếm nguồn khách hàng tốt, tiềm năng.

Từ đó tạo nguồn khách hàng tin cậy và rủi ro được kiểm soát.

- Hoạt động được trú trọng đẩy mạnh phát triển, các Ban ngành có những chủ trương, chính sách hợp lý thúc đẩy hoạt động và hạn chế rủi ro. Các cơ chế chính sách phát triển như một hành lang Pháp lý hạn chế những rủi ro phát sinh.

- Nhờ hội nhập quốc tế, các ngân hàng trong nước sẽ tiếp cận thị trường tài chính quốc tế dễ dàng hơn, hiệu quả tăng lên trong huy động và sử dụng vốn. Các ngân hàng trong nước sẽ phản ứng nhanh nhạy, điều chỉnh linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

3.1.4.2. Thách thức

- Do quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam trở thành một nền kinh tế mở. Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ bên ngoài hơn, gây ra sự gia tăng tác động gián tiếp đối với ngân hàng thông qua các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

- Hội nhập làm tăng các giao dịch vốn cũng sẽ làm tăng rủi ro của hệ thống ngân hàng trong khi cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát, các tiêu chuẩn của ngân hàng SHB nói chung và SHB Quảng Ninh nói riêng chưa thật tốt, chưa phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

- Việc phát triển thị trường tài chính làm tăng thêm các đối thủ cạnh tranh, gia tăng các đối tượng kém an toàn, gia tăng đối tượng lừa đảo mang tính chất quốc tế.

Yêu cầu cần có những chính sách, những biện pháp hiệu quả, trình độ công nghệ để có thể kiểm soát rủi ro.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN HÀ NỘI- SHB CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)