Quy trình cấp tín dụng cho vay KHCN SHB Chi nhánh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN HÀ NỘI- SHB CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN HÀ NỘI- SHB CHI NHÁNH QUẢNG NINH

2.1. Tổng quan SHB Quảng Ninh

2.2.3. Quy trình cấp tín dụng cho vay KHCN SHB Chi nhánh Quảng Ninh

Quy trình cho vay KHCN SHB Quảng Ninh luôn tuân thủ theo các văn bản quy định của SHB ban hành. Hiện nay SHB đang thực hiện quy trình tín dụng gồm 6 bước, cụ thể:

Bước 1: Tiếp thị KH, tiếp nhận nhu cầu và hồ sơ KH:

Bước 2: Thẩm định tín dụng và xét duyệt cấp tín dụng:

Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau phê duyệt cấp tín dụng Tiếp thị KH

Tiếp nhận nhu cầu KH Giải đáp thắc mắc của KH

Thẩm định: Mục đích vay,Hồ sơ,TSBĐ

Chấm điểm xếp hạng tín dụng

Đề xuất hạn mức tín dụng

Phê duyệt

Soạn thảo, kiểm soát hợp đồng, hồ sơ nghiệp vụ

Ký kết hợp đồng, văn bản, hồ sơ nghiệp vụ Nhập dữ liệu

Duyệt giải ngân Bước 6: Thanh lý hợp

đồng và lưu hồ sơ

Bước 5: Quản lý sau cấp tín dụng và và thu hồi nợ

Bước 4: Giải ngân:

Khi khách hàng đã trả hết nợ gốc, lãi, phí hoặc nghĩa vụ bảo lãnh hết hiệu lực, Ngân hàng cùng khách hàng thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng.

Kiểm tra giám sát sau khi cấp tín dụng Nhắc nợ, thu nợ đến hạn, xử lý các vấn đề phát sinh: ĐVKD chủ động nhắc nợ, đôn đốc KH trả nợ khi đến hạn, xử lý các vấn đề phát sinh;

Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng, việc giải ngân cho khách hàng vay được ngân hàng thực thi theo điều khoản thoả thuận trong hợp đồng.

(Nguồn: Tài liệu nội bộ SHB Quảng Ninh)

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình cấp tín dụng cho vay KHCN SHB Quảng Ninh (1) Bước 1: Tiếp thị KH, tiếp nhận nhu cầu và hồ sơ KH:

+ Bộ phận QHKH chủ động tìm kiếm KH, tìm hiểu nhu cầu KH và tiếp thị, giới thiệu các sản phẩm tín dụng của SHB tới KH.

+ Khi KH có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng của SHB, Bộ phận QHKH phỏng vấn sơ bộ khách hàng để nắm bắt nhu cầu cũng như khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng của KH. Trên cơ sở đó xác định và tư vấn cho KH sử dụng sản phẩm phù hợp.

+ Căn cứ nhu cầu của KH, Bộ phận QHKH hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ cần thiết theo quy định, tiếp nhận hồ sơ đồng thời kiểm tra tính đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ. Sau khi khách hàng cung cấp đủ hồ sơ theo yêu cầu, tiến hành giao nhận hồ sơ với KH.

(2) Bước 2: Thẩm định tín dụng và xét duyệt cấp tín dụng:

+ Đánh giá, phân tích, lập báo cáo và đề xuất cấp tín dụng: Căn cứ hồ sơ tín dụng của KH, bộ phận QHKH tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích đánh giá KH, phương án cấp tín dụng, đánh giá sơ bộ TSBĐ và đánh giá các rủi ro có thể phát sinh trong việc cấp tín dụng cho KH.

+ Thẩm định tài sản đảm bảo: Căn cứ hồ sơ TSBĐ do bộ phận QHKH chuyển sang, bộ phận thẩm định thực hiện thẩm định giá TSBĐ theo đúng quy định hiện hành và chuyển kết quả thẩm định giá sang bộ phận QHKH. Kết quả thẩm định được ghi nhận, báo cáo và để chấm điểm xếp hạng TSBĐ.

+ Chấm điểm xếp hạng tín dụng KH: Bộ phận QHKH, PTĐ thực hiện chấm điểm xếp hạng KH

+ Lập báo cáo đề xuất tín dụng: CVQHKH lập báo cáo đề xuất tín dụng cho khách hàng, báo cáo cấp có thẩm quyền kiểm soát và chuyển sang thẩm định tín dụng theo quy định của SHB.

+ Thẩm định tín dụng: Chuyên viên Thẩm định tín dụng tiến hành thẩm định hồ sơ Khách hàng; cùng với chuyên viên Hỗ trợ QHKH tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo và Lập tờ trình thẩm định.

+ Xét duyệt: Trên cơ sở tờ trình thẩm định và hồ sơ đề nghị cấp tín dụng do PTĐ chuyển cấp có thẩm quyền tại chi nhánh thực hiện xét duyệt cấp tín dụng theo thẩm quyền.

Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau phê duyệt cấp tín dụng

+ Thông báo cấp tín dụng: ĐVKD thông báo cấp tín dụng cho khách hàng; bổ sung hoàn thiện và bàn giao hồ sơ;

+ Mở tài khoản, cấp mã cho khách hàng: CVQHKH phối hợp bộ phận DVKH mở mã và tài khoản cho KH;

+ Soạn thảo và ký kết hợp đồng: Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ từ bộ phận QHKH, bộ phận HTTD soạn thảo và thực hiện ký kết hợp đồng; nhận TSBĐ, công chứng, đăng ký GDBĐ;

+ Nhập kho TSBĐ, tạo thông tin trên hệ thống và lưu hồ sơ: HTTD phối hợp Ngân quỹ nhập kho TSBĐ, HTTD nhập thông tin TSBĐ vào phần mềm và lưu hồ sơ quản lý tín dụng

Bước 4: Giải ngân

Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng, việc giải ngân cho khách hàng vay được ngân hàng thực thi theo điều khoản thoả thuận trong hợp đồng. QHKH, HTTD tiếp nhận đề nghị giải ngân tiến hành giải ngân cho KH

Bước 5: Quản lý sau cấp tín dụng và và thu hồi nợ + Kiểm tra giám sát sau khi cấp tín dụng

+ Nhắc nợ, thu nợ đến hạn, xử lý các vấn đề phát sinh: ĐVKD chủ động nhắc nợ, đôn đốc KH trả nợ khi đến hạn, xử lý các vấn đề phát sinh;

+ Điều chỉnh tín dụng: QHKH, HTTT điều chỉnh tín dụng khi xử lý nợ có vấn đề Bước 6: Thanh lý hợp đồng và lưu hồ sơ

+ CV HTTD thanh lý hợp đồng, giải tỏa bảo lãnh và lưu hồ sơ: Khi khách hàng đã trả hết nợ gốc, lãi, phí hoặc nghĩa vụ bảo lãnh hết hiệu lực, Ngân hàng cùng khách hàng thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp TSBĐ với khách hàng, lưu hồ sơ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN HÀ NỘI- SHB CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)