Kiến nghị thực hiện giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng SHB Quảng Ninh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN HÀ NỘI- SHB CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 106 - 110)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN HÀ NỘI- SHB CHI NHÁNH QUẢNG NINH

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLRR TÍN DỤNG CHO VAY KHCN TẠI SHB QUẢNG

3.3 Kiến nghị thực hiện giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng SHB Quảng Ninh

3.3.1 Kiến nghị với Hội sở của SHB

- Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin để đáp ứng cho nhu cầu xuất số

liệu, thống kê, lưu trữ để phục vụ cho công tác QTRR tín dụng nói riêng và quản trị kinh doanh ngân hàng nói chung.

- Nâng cấp và hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, thường xuyên bổ sung các tiêu chí định tính và định lượng mới vào mô hình để đảm bảo được độ chính xác cao khi tiến hành chạy mô hình.

- Trú trọng hơn nữa việc tuyển chọn vào đào tạo nhân viên nghiệp vụ tại các phòng ban Hội sở và các Chi nhánh trên toàn quốc. Phấn đấu SHB luôn tuyển được những nhân viên, cán bộ quản lý có chất lượng, có lòng quyết tâm với nghề, với SHB.

- Triển khai sớm mô hình xây dựng “mô hình tính toán xác suất vỡ nợ PD”

trên cơ sở dữ liệu của mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ.

+ Ngay từ đầu năm dựa vào kế hoạch kinh doanh của các đơn vị cung cấp về các Chi nhánh, các chi nhánh trình hạn mức tổng thể cho từng đối tượng khách hàng và Khối kinh doanh/Tổng giám đốc/Hội đồng tín dụng xác lập các hạn mức chấp nhận rủi ro (đối với từng ngành hàng, lĩnh vực, khách hàng…), xác lập cảnh báo rủi ro, thường xuyên thực hiện giám sát chất lượng danh mục tín dụng…đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật.

+ Tiêu chuẩn hóa quy định về thời gian tác nghiệp, chất lượng tác nghiệp giữa các Chi nhánh và các phòng ban Hội sở. Có chế tài xử lý kỷ luật bên vi phạm một cách nghiêm túc.

3.3.2. Kiến nghị với NHNN

3.3.2.1 Tăng cường đưa ra các hướng dẫn chung về nguyên tắc thực hành tốt nhất trong ngành ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế

Ngân hàng nhà nước với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngân hàng, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện của các NHTM. Ngân hàng Nhà nước ban hành các quy định có tính chất chung làm khuôn mẫu, mức nước, tiêu chuẩn, định mức để bảo đảm sự hoạt động của các NHTM theo tiêu thức khuôn khổ mà Luật các tổ chức tín dụng quy định. Tuy nhiên, các văn bản này chỉ nên ở mức hướng dẫn, nên tạo điều kiện để các NHTM phát

huy được sức sáng tạo của mình, phát huy vai trò chủ động sáng tạo trong khuôn khổ tiêu chuẩn, định mức.

Như đã phân tích ở trên, cho đến nay Ngân hàng nhà nước mới chỉ có định hướng về Quản trị rủi ro tại các NHTM mà chưa có bất kỳ một quy định chính thức nào yêu cầu về QTRR tín dụng. Đây là thiệt thòi rất lớn cho các NHTM của Việt Nam trong quá trình chuẩn bị từng bước tiến tới chuẩn mực quốc tế về QTRR tín dụng trong quá trình hoạt động. Chính vì vậy, NHNN cần nhanh chóng nghiên cứu và đưa ra hướng dẫn, định hướng cho hoạt động QTRR tín dụng theo tinh thần của Basel II hoặc Basel III để các NHTM áp dụng.

Một vấn đề phải đề cập về việc ban hành các hướng dẫn của NHNN là mức độ chi tiết của các văn bản này. Cần phải nhấn mạnh lại rằng các văn bản của NHNN chỉ nên ở mức hướng dẫn, không nên đưa ra những quy định quản lý của NHNN quá cụ thể, quá chi tiết, can thiệp sâu vào vị trí vai trò điều hành, chủ động của các NHTM.

Điều đó sẽ không có tác dụng quản lý, giám sát mà ngược lại còn hạn chế tính sáng tạo, chủ động và gây khó khăn trở ngại cho NHTM, thậm chí còn phải tác dụng.

3.3.2.2. Nâng cao hiệu quả trung tâm thông tin tín dụng (CIC) hỗ trợ các NHTM.

Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức Công ty cổ phần có sự góp vốn của các NHTM. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các NHTM trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các Công ty xếp hạng tín nhiệm trên thế giới.

3.3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát.

Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo pháp luật.

Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được NHTM, thể

hiện được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các NHTM.

Cần xây dựng phương án bổ sung hoặc hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi nghiệp vụ.

Cần xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát về nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật, thị trường để một mặt thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, mặt khác có thể đưa ra các nhận định, kết luận giúp các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động.

Hiện nay hoạt động thanh tra ngân hàng của NHNN chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động của ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của NHTM. Về việc đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM thì Thanh tra NHNN chưa thực hiện việc này một cách có hệ thống, chưa có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này và chưa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể và hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM qua các cuộc thanh tra. Vì vậy, để thanh tra NHNN thực hiện được vai trò đánh giá giữa hệ thống kiểm soát rủi ro của NHTM, cần phải xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra.

***

Dựa vào các kết quả phân tích và những ưu nhược điểm của chương 2, chương 3 đã đề xuất ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị RRTD của ngân hàng SHB Quảng Ninh. Đồng thời chương 3 cũng nêu ra định hướng trong hoạt động quản trị RRTD trong thời gian tới và một số kiến nghị cho ngân hàng về hoạt động quản trị RRTD để đạt được chất lượng tín dụng cao, đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN HÀ NỘI- SHB CHI NHÁNH QUẢNG NINH (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)