Dự đoán cầu ngắn hạn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định nguồn nhân lực tại trường cao đẳng xây dựng số 1 bộ xây dựng (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC

1.4. Quá trình hoạch định nguồn nhân lực

1.4.2. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực

1.4.2.1. Dự đoán cầu ngắn hạn

Dự đoán cầu nhân lực ngắn hạn là cầu nhân lực trong thời hạn 1 năm.

Tuy vậy, do đặc điểm của mỗi tổ chức khoảng thời gian có thể linh hoạt hơn.

Ví dụ đối với mỗi tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ, theo mùa thì khoảng thời gian có thể ngắn hơn (từ 3 đến 6 tháng) nhƣ các tổ chức xây dựng, các doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, rau quả… Trong thời hạn ngắn hạn cầu nhân lực phải xác định rõ số nhân lực cụ thể trong từng ngành nghề, từng loại nhân lực.

Phương pháp chủ yếu để dự đoán cầu nhân lực trong thời hạn ngắn là phân tích nhiệm vụ, phân tích khối lƣợng công việc. Theo trình tự sau:

+ Xác định nhiệm vụ/khối lƣợng công việc của tổ chức cần phải hoàn thành.

+ Sử dụng các tỷ số quy đổi hoặc tiêu chuẩn định biên, lƣợng lao động hao phí cho một đơn vị sản phẩm.. để tính tổng số giờ lao động cần thiết cho hoàn thành mỗi loại công việc/ mỗi loại sản phẩm.

+ Quy đổi tổng số giờ ra số người lao động của mỗi nghề, mỗi loại công việc, mỗi loại sản phẩm. Tổng hợp các nghề ta sẽ có nhu cầu nhân lực của tổ chức trong năm tới.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, loại sản phẩm, cơ cấu của mỗi tổ chức. Phương pháp phân tích nhiệm vụ dự đoán cầu nhân lực trong ngắn hạn được biểu hiện cụ thể thành các phương pháp sau:

Phương pháp tính theo lượng lao động hao phí.

Theo phương pháp này, xác định nhu cầu nhân lực cho năm tới dựa theo các căn cứ sau: tổng số lƣợng lao động hao phí để hoàn thành số lƣợng sản phẩm hoặc khối lƣợng công việc, nhiệm vụ của năm kế hoạch, quỹ thời gian làm việc bình quân của một lao động năm kế hoạch, hệ số tăng năng suất lao động dự tính năm kế hoạch.

Công thức:

m n n

i

i i

K T

SL t

D

 

1 (1.1)

Trong đó:

D: Cầu nhân lực.

ti: Lƣợng lao động hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm (giờ), SLi: Tổng số sản phẩm i cần sản xuất năm kế hoạch.

Tn: Tổng quỹ thời gian làm việc bình quân của một lao động năm kế hoạch (giờ/người).

Km: Hệ số tăng năng suất lao động dự tính năm kế hoạch.

n: Số loại sản phẩm cần sản xuất năm kế hoạch.

Để xác định lƣợng lao động hao phí cho một đơn vị sản phẩm ta phải dựa vào mức lao động tức mức thời gian hao phí cho từng bước công việc, theo từng nghề.

Quỹ thời gian làm việc bình quân cho một lao động năm kế hoạch xác định thông qua xây dựng bảng cân đối thời gian lao động của một lao động năm báo cáo. Dự kiến những yếu tố ảnh hưởng như thay đổi về kỹ thuật, tổ chức…. để ƣớc tính hệ số tăng năng suất lao động. Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổ chức ta sẽ có số lƣợng sản phẩm từng loại.

Phương pháp tính theo năng suất lao động

Nội dung cơ bản của phương pháp này là lấy tổng sản lượng năm kế hoạch (hiện vật hoặc giá trị) chia cho năng suất lao động của một người lao động năm kế hoạch sẽ đƣợc cầu nhân lực năm kế hoạch của tổ chức.

Công thức:

W

DQ (1.2)

Trong đó:

D: Cầu lao động năm kế hoạch Q: Tổng sản lƣợng năm kế hoạch.

W: Năng suất lao động bình quân của một lao động năm kế hoạch.

Theo phương pháp này cần chú ý tổng sản lượng năm kế hoạch phải thống nhất đơn vị tính. Nếu tổng sản lƣợng tính bằng tiền (giá trị) thì năng suất lao động cũng tính bằng tiền. Nếu tổng sản lƣợng tính bằng hiện vật thì năng suất lao động của một lao động năm kế hoạch cũng phải tính bằng hiện vật.

Phương pháp tính theo tiêu chuẩn định biên

Tiêu chuẩn định biên là khối lượng công việc/nhiệm vụ mà một người phải đảm nhận. Ví dụ nhƣ số học sinh mà một giáo viên phải đảm nhiệm, số giường bệnh mà một hộ lý phải phục vụ.

Dự đoán cầu nhân lực năm kế hoạch theo phương pháp này sẽ căn cứ vào nhiệm vụ cần hoàn thành năm kế hoạch nhƣ: Tổng số học sinh nhập trường theo từng loại lớp của trường, hoặc tổng số giường bệnh cần phục vụ năm kế hoạch của bệnh viện, và định mức phục vụ của một giáo viên hoặc một y sỹ, bác sỹ năm kế hoạch.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoạch định nguồn nhân lực tại trường cao đẳng xây dựng số 1 bộ xây dựng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)