Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.2. Một số nhận xét về tổng quan các công trình nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả ĐTC không phải là vấn đề mới mẻ trong kinh tế.
Đặc biệt, hiện nay, ĐTC đang là nút thắt của nền kinh tế Việt Nam và ở các quốc gia khác, đòi hỏi phải được tháo gỡ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự thành công và hạn chế trong ĐTC và hiệu quả ĐTC ở các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu có cái nhìn đa chiều để rút ra bài học quý giá cho Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu riêng của luận án số lượng những nghiên cứu còn khá hạn hẹp. Phần lớn những tài liệu tìm thấy là các khía cạnh nghiên cứu, bài báo lồng ghép trong các vấn đề nghiên cứu lớn hơn ở trong và ngoài nước. Có thể nhận xét chung về tổng quan nghiên cứu như sau:
1.2.1. Những giá trị đạt được
Các nghiên cứu trên đây là nguồn tư liệu tham khảo quý giá cho nghiên cứu sinh thực hiện luận án. Chúng giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu, gợi ý hướng nghiên cứu và xây dựng hệ thống cơ sở lý thuyết.
Các giá trị cụ thể mà chúng mang lại sau khi nghiên cứu tổng hợp bao gồm:
1.2.1.1. Về lý luận
Thứ nhất, các tài liệu nghiên cứu giúp nghiên cứu sinh xác định được
tầm quan trọng của hiệu quả ĐTC trong giai đoạn hiện nay ở các nước trong khu vực và Việt Nam. Đồng thời, khẳng định việc nâng cao hiệu quả ĐTC có mục đích nâng cao năng lực nền kinh tế, vai trò Nhà nước trong nền kinh tế, sự tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, các nghiên cứu chỉ rõ các bộ tiêu chí và quản lý hiệu quả ĐTC.
Các nghiên cứu cũng đánh giá tầm quan trọng của việc đánh giá hiệu quả ĐTC.
Các tài liệu nghiên cứu cũng đã đưa ra những quy trình quản lý ĐTC theo nhiều cách tiếp cận khác nhau của từng quốc gia. Điểm gặp nhau trong phần lớn các nghiên cứu đã đề cập là mục tiêu và kết quả của hiệu quả ĐTC.
Thứ ba, các tài liệu công bố chỉ rõ quan điểm: các quốc gia khi thực hiện quản lý ĐTC có hiệu quả đều luôn đối mặt với cơ hội và thách thức. Vì vậy, chính sách quản lý hiệu quả ĐTC luôn là chìa khóa để giải quyết các vấn đề.
1.2.1.2. Về thực tiễn
Các nghiên cứu cung cấp cho nghiên cứu sinh những tình huống thực tiễn về ĐTC và hiệu quả ĐTC ở một số nước Đông Á, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản trong thời gian qua. Các nghiên cứu được công bố đã mang lại giá trị thực tiễn cho luận án như sau:
Thứ nhất, tổng kết, đánh giá những khía cạnh về thực trạng hiệu quả ĐTC ở một số nước Đông Á và hệ thống quản lý ĐTC.
Thứ hai, khẳng định phải có hệ thống các tiêu chuẩn và quy trình quản lý ĐTC để ĐTC có hiệu quả, đạt được mục đích.
Thứ ba, chỉ ra nguyên nhân gây ra sự thiếu hiệu quả, những vấn đề bất cập khi thực hiện ĐTC, chưa kịp cập nhật những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn ĐTC; nhiều tiêu chí đánh giá hiệu quả thiếu tính thực tiễn, quy trình quản lý ĐTC còn chồng chéo, trùng lặp, nặng về lý thuyết, nhẹ về nghiệp vụ, chưa theo kịp với sự thay đổi của thực tiễn và mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra.
Thứ tư, đề xuất, khuyến nghị khả thi hoàn thiện các tiêu chí đánh giá,
quy trình quản lý hiệu quả hơn tại một số nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
1.2.2. Những hạn chế
Bên cạnh những giá trị mang lại, những nghiên cứu trước đây vẫn còn những hạn chế, như:
1.2.2.1. Về cơ sở lý luận
Thứ nhất, mặc dù các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước đã hình thành khung lý thuyết về hiệu quả ĐTC nhưng mới chỉ được xây dựng trên nền tảng quốc gia độc lập mà chưa có lý luận đầy đủ về vấn đề trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khu vực hóa, toàn cầu hóa, ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tới ĐTC.
Thứ hai, lý thuyết hiệu quả ĐTC nói chung không nêu bật được sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý ĐTC trong khi những yếu tố khác thay đổi như kinh tế, chính trị, xã hội… có ảnh hưởng đáng kể ĐTC.
Thứ ba, chưa có khung lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ĐTC trong bối cảnh mới về hội nhập quốc tế, ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế, của kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… đến hiệu quả ĐTC, các nghiên cứu thực tiễn có thể đưa ra các giải pháp phù hợp và hữu hiệu để nâng cao hiệu quả ĐTC.
1.2.2.2. Về cơ sở thực tiễn
Thứ nhất, thiếu nghiên cứu tập trung vào hiệu quả ĐTC ở các nước ở Đông Á, bao gồm cả kinh nghiệm thành công và chưa thành công như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Thứ hai, chưa có nghiên cứu chỉ ra rõ ràng ĐTC giữa các nước Đông Á với Việt Nam có điểm giống và khác nhau như thế nào. Việc nghiên cứu, so sánh giữa kinh nghiệm nâng cao hiệu quả ĐTC của các quốc gia vẫn mang tính mô tả, chưa phân tích một cách đầy đủ, hệ thống về các tiêu chí, phương pháp
đánh giá, quy trình quản lý hiệu quả ĐTC.
Thứ ba, chưa có những nghiên cứu đầy đủ các giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTC ở Việt Nam từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực.
Tóm lại, sau khi tổng hợp những nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy vẫn còn khía cạnh chưa được nghiên cứu và đã lựa chọn đề tài “Hiệu quả đầu tư công ở một số nước Đông Á và bài học cho Việt Nam” để nghiên cứu sâu rộng vấn đề hiệu quả ĐTC trong phạm vi khu vực với mục đích ứng dụng nghiên cứu vào quản lý và nâng cao hiệu quả ĐTC ở Việt Nam. Đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nào đã có. Trong đề tài, tác giả kế thừa có chọn lọc những giá trị nghiên cứu như những khảo sát, số liệu hay hệ thống cơ sở lý luận trong phạm vi nghiên cứu, đồng thời những hạn chế mà các đề tài đã công bố chưa giải quyết được chính là căn cứ gợi mở đối tượng nghiên cứu của luận án.
Để góp phần giải quyết khoảng trống nêu trên, tác giả xây dựng khung phân tích của luận án với các nội dung sau:
Phương pháp, công cụ nghiên cứu
Phân tích, So sánh, Tổng hợp, Chuyên
gia
Phân tích So sánh Tổng hợp Chuyên gia
Phân tích So sánh Tổng hợp Chuyên gia
Hệ thống Thống kê Dự báo
Tổng quan công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài luận án
Đầu tư công
Hiệu quả đầu tư công
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công
Thực trạng đầu tư công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
Hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản
Bài học cho Việt Nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam
Kế thừa kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về đầu tư công và hiệu quả đầu tư công. Tìm ra khoảng trống
nghiên cứu
Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầu tư công
Quan niệm hiệu quả đầu tư công, các tiêu chí đánh giá đầu tư công
Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng: chủ quan, khách quan
Khái quát kinh tế - xã hội, Thực trạng đầu tư công
Thực trạng, kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân
So sánh,
rút ra bài học cho Việt Nam
Bối cảnh, giải pháp đổi mới, hoàn thiện, quản lý đầu tư công
Hình 1.1: Khung phân tích luận án