Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ CÔNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á
3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
3.3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Nhật Bản
Chính phủ nỗ lực nâng cao hiệu quả ĐTC bằng cách thông qua thực hiện một hệ thống quản lý ĐTC thống nhất bao gồm quy trình đánh giá trước khi thực hiện, trong khi thực hiện và sau khi thực hiện dự án.
Đặc điểm chính của kế hoạch là MPB tìm cách tiếp quản những nghiên cứu này do mất lòng tin vào các nghiên cứu khả thi hiện có của các bộ chủ quản kể từ thập kỷ 1970. Nhưng các bộ chủ quản, đặc biệt là Bộ Xây dựng và Giao thông Hàn Quốc (MOCT) chống lại mạnh mẽ việc chuyển giao sở hữu đối với FS cho các cơ quan ngân sách. Đây là nền tảng mà các khái niệm về “PFS” (Báo cáo nghiên cứu khả thi sơ bộ) được phát minh để giải quyết thỏa thuận giữa ngân sách và các Bộ chi tiêu ngân sách. Bằng cách này, MPB thực hiện PFS - hệ thống đánh giá đầu tư trước khi thực hiện dự án, đánh giá tính khả thi tổng thể của dự án ĐTC quy mô lớn hơn từ quan điểm kinh tế quốc gia và giúp
thiết kế dự án cụ thể. Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách thành lập Trung tâm Quản lý đầu tư kết cấu hạ tầng công và tư (PIMAC) tại Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI), Viện có truyền thống lâu đời về tính độc lập với tư cách một cơ quan đầu não của Hàn Quốc, để thực hiện PFS và cung cấp vốn PFS cho Trung tâm này. Bằng cách này, Chính phủ tăng cường hệ thống đánh giá trước khi thực hiện dự án.
Việc hệ thống đánh giá ĐTC trong giai đoạn thực hiện dự án TPCM (Hệ thống quản lý tổng chi phí dự án), lần đầu được đưa vào thực hiện năm 1994, được tăng cường để nâng cao hiệu quả và điều chỉnh tổng chi phí dự án trong suốt chu kỳ dự án từ giai đoạn lập kế hoạch quản lý và điều chỉnh tổng chi phí dựa án trong suốt chu kỳ dự án từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn hoàn thành xây dựng sau khủng hoảng tài chính. Nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thoogns TPCM, RSF (đánh giá lại nghiên cứu khả thi) được đưa vào thực hiện 1999 và RDF (Đánh giá lại dự báo nhu cầu) được đưa vào thực hiện 2006. Các nghiên cứu RSF và RDF nhằm xác minh tính đầy đủ của chi phí dự án và dự báo nhu cầu đối với các dự án đang trong giai đoạn xây dựng thiết kế hoặc xây dựng và quyết định xem dự án có thể tiếp tục không. RSF và RDF là những công cụ rất mạnh và hữu hiệu do chúng giúp không cho các dự án thuộc diện phải thực hiện PFS được Quốc hội cấp ngân sách nếu không có một PFS nghiêm ngặt chẳng hạn, cũng như để ngăn chặn dự báo nhu cầu và dự toán chi phí không chính xác, và leo thang đáng kể chi phí. Bằng cách này, hệ thống quản lý và đánh giá trong khi thực hiện dự án được tăng cường.
Về phần hệ thống đánh giá sau khi thực hiện dự án, các Bộ chủ quản áp dụng Hệ thống giám sát kết quả hoạt động và tự đánh giá của Chương trình ngân sách (SABP) vào năm 1999 vào Bộ chủ quản được yêu cầu đánh giá kết quả hoạt động của dự án trong vòng ba năm sau khi việc hoàn thành. Ngoài ra, Bộ Ngân sách áp dụng đánh giá sâu về Chương trình ngân sách vào năm 2005
nhằm cải thiện và cải cách hệ thống đánh giá chương trình vận hành, tất cả đều được cho là tăng cường quy trình đánh giá sau khi thực hiện.
Với việc hình thành một khung pháp lý cho ĐTC như đề cập ở trên và ban hành “Đạo luật tài chính quốc gia” - Khung pháp lý cho ĐTC, các dự án ĐTC được thực hiện phù hợp với quy trình dự án trình bày trong hình và bảng tiếp theo.
Bảng 3.2. Các hệ thống quản lý và đánh giá kết quả đầu tư công của Hàn Quốc
Phương pháp
Cơ quan chịu trách nhiệm
Ưu điểm
84
3.3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Nhật Bản Nhằm tăng hiệu quả ĐTC và giảm áp lực đối với ngân sách nhà nước, từ giữa năm 2010, Chính phủ Nhật Bản quyết định thực hiện chiến lược quản lý tài khóa, trong đó đề ra các mục tiêu củng cố tình hình tài khóa chặt chẽ.
Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, Chính phủ Nhật Bản triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp, trong đó tập trung quản lý chặt chẽ ngân sách trung ương và địa phương. Kết quả là đến năm 2015, tổng thâm hụt ngân sách của Chính phủ ở cấp Trung ương và địa phương được cắt giảm một nửa so với năm 2010 và chuyển sang thặng dư ngân sách vào năm 2020.
Bên cạnh đó, chiến lược này cũng quy định tỷ lệ dư nợ đến năm 2021 phải giảm so với GDP. Đây chính là định hướng lớn nhằm tạo sự chuyển biến lớn cho ĐTC, tạo thêm lợi ích kinh tế dài hạn. Mặt khác, cơ quan chức năng sử dụng nhiều phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để thẩm định hiệu quả của các dự án ĐTC.
Về nguyên tắc, việc kết hợp kết quả theo các phương pháp khác nhau đối với cùng một công trình là khả thi. Tuy nhiên, việc so sánh kết quả thẩm định dự án được cho là có tác động tương tự - sử dụng phương pháp thẩm định khác nhau - là rất khó khăn do các công trình này không giống nhau.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng Nhật Bản đã công khai phương pháp thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Chẳng hạn, đối với dự án đường bộ/đường nội đô, Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông trước đây thực hiện phương pháp thẩm định khác nhau và không công bố chi tiết phương pháp.
Mặc dù vậy, do quy trình này bị chỉ trích về tính minh bạch và các dự án hoàn thành không mang lại kết quả như mong đợi, nên từ năm 1998, Nhật Bản phải chuẩn hóa và công khai hóa quy trình và phương pháp thẩm định, với việc
ban hành “Hướng dẫn thẩm định khi phê duyệt dự án ĐTC thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng” và “Hướng dẫn chi tiết việc thẩm định khi phê duyệt dự án ĐTC trong lĩnh vực đường bộ và đường nội đô”. Theo đó, phương pháp thẩm định dự án ĐTC cũng được ban hành thống nhất. Điều này giúp bảo đảm lựa chọn dự án tốt hơn, nhất là trong bối cảnh nguồn lực ĐTC hạn chế và dự án hạ tầng thường có quy mô lớn.
Sau một thời gian dài chìm sâu trong trì trệ, những chương trình cải cách táo bạo và đa diện nhằm phục hồi kinh tế được đưa ra bởi Thủ tướng mới đắc cử Shinzo Abe và ông Haruhiko Kuroda, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản từ tháng 12/2012. Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) trong năm 2012 thực hiện nới lỏng chính sách 4 lần bằng cách mở rộng chương trình mua tài sản trị giá khoảng 91 nghìn tỷ yên, các biện pháp này đạt được hiệu quả trong thúc đẩy nền kinh tế không phải vật lộn với suy thoái, đảo ngược giảm phát và làm suy yếu đồng yên. Ngày 20/12, BOJ tuyên bố quyết định tăng quy mô chương trình mua tài sản thêm 10 nghìn tỷ yên (119 tỷ USD) lên 101 nghìn tỷ yên nhằm kích thích kinh tế. Theo chương trình này, mỗi năm, BOJ cho vay 15 nghìn tỷ yên với lãi suất được giữ nguyên, từ 0%
-1%. Đây là đợt tăng kích thích thứ 3 của BOJ trong vòng 4 tháng cuối năm 2012 và ngay sau khi đảng của cựu thủ tướng Shinzo Abe giành chiến thắng bầu cử Hạ viện. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho biết quy mô tăng kích thích kinh tế mới nhất là không đủ để tạo tác động lớn đến nền kinh tế.