Khái quát đầu tư công ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư công ở một số nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 81 - 84)

Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ CÔNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á

3.1. Tổng quan đầu tư công Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

3.1.3. Khái quát đầu tư công ở Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có quá trình phát triển thần kỳ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Một trong những đóp góp quan trọng, hiệu quả cho sự phát triển đó là ĐTC. Ở cấp độ vĩ mô, ĐTC của Nhật Bản đã có nhiều chuyển biến trong giai đoạn từ 1970 đến 2003. Trong thập kỷ 1970, ĐTC tăng nhanh hơn so với GDP, khiến tỷ lệ ĐTC so với GDP tăng đáng kể. Tổng mức ĐTC tăng từ 5,9 nghìn tỷ Yên (7,9% GDP) vào năm 1970 lên 27,9 nghìn tỉ Yên (13,3% GDP) vào năm 1980 (Haruo Kondoh). Đây cũng là biểu tượng sinh động cho chính sách tài khóa theo hướng mở rộng và là động lực cho tăng trưởng cao của Nhật Bản trong giai đoạn hậu Thế chiến thứ 2. Đến những năm 1980, tăng trưởng ĐTC chậm lại và thậm chí còn ở mức âm vào năm 1982 khi cán cân ngân sách có nhiều biến động bất lợi. Từ năm 1986, ĐTC bắt đầu tăng trở lại và đạt đỉnh 51,1 nghìn tỉ Yên (10,6% GDP) vào năm 1993. Việc gia tăng ĐTC vào đầu thập kỷ 1990 một phần còn do Nhật Bản cam kết tăng nhu cầu trong nước nhằm hạn chế thặng dư thương mại với Mỹ (trong bối cảnh sụp đổ kinh tế bong bóng

ở Mỹ). Kết quả này còn do Nhật Bản bắt đầu thực hiện Kế hoạch cơ bản về

ĐTC từ năm 1990.

Tuy nhiên, kể từ năm 1995, lượng vốn đầu tư có xu hướng giảm dần do áp lực thâm hụt ngân sách. Trên thực tế, đến năm 2003, mức ĐTC đã lùi về bằng với mức tuyệt đối năm 2008 (31,6 nghìn tỉ Yên) và tỉ lệ chỉ bằng 6,3%

GDP. Đây là tỉ lệ thấp nhất kể từ năm 1970.

Nguồn: Kondoh (200)

Hình 3.2. Đầu tư công ở Nhật Bản, 1970 - 2003

Xét theo ngành/lĩnh vực, các lĩnh vực an sinh xã hội chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng ĐTC, luôn ở mức 40-50% (Hình 3.2). Tỷ trọng ĐTC công nghiệp lớn thứ hai, chiếm khoảng 20%. Trong khi đó, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và bảo tồn đất đai có tỉ trọng tương đối thấp, trung bình khoảng 10%/lĩnh vực mỗi năm. Đặc biệt, tỉ trọng ĐTC trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp khá ổn định, mặc dù tỉ trọng của ngành này trong nền kinh tế lại có xu hướng giảm kể từ năm 1970. Điều này phản ánh thực trạng phân bổ ngân sách giữa các Bộ chưa thực sự linh hoạt. Hơn nữa, ảnh hưởng của các nhóm lợi ích đến phân bổ ngân sách cũng gây ra quan ngại quá trình phân bổ này kém hiệu quả.

ĐTC ở Nhật Bản dường như không theo nguyên tắc chống chu kỳ. Nói cách khác, trong giai đoạn kinh tế khó khăn ĐTC không được gia tăng và ngược lại, trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng nóng đầu tư được thắt chặt. Chính vì vậy, ngay cả khi ĐTC được thực hiện với quy mô (xét theo giá trị tuyệt đối chứ không theo tỉ lệ so với GDP) nhằm kích thích kinh tế trong giai đoạn những

năm 1990 mối quan hệ này không rõ ràng.

Ở cấp độ khu vực, ĐTC khu vực nông thôn được phân bổ nhiều hơn so với ĐTC cho khu vực thành thị. Xu hướng này diễn ra ngay từ thập kỷ 1970 khi giai đoạn tăng trưởng nhanh chấm dứt. Tỷ trọng ĐTC cho khu vực nông thôn tăng trong giai đoạn từ 1975 đến 1979, và sau đó duy trì tương đối ổn định đến hết năm 1985. Từ năm 1985, tỉ trọng của khu vực nông thôn bắt đầu giảm liên tục cho đến hết năm 1991, khi nền kinh tế bong bóng bắt đầu sụp đổ. Đáng chú ý là mức đầu tư cho nông thôn vào năm 1991 còn thấp hơn so với nửa đầu thập kỷ 1980. Sau giai đoạn này, tỉ trọng ĐTC cho khu vực nông thôn tăng trở lại, và chỉ ổn định quanh mức 35% kể từ năm 1999.

Nguồn: Kondoh

Hình 3.3. Phân bổ đầu tư công theo lĩnh vực ở Nhật Bản, 1970 - 2003 Những diễn biến trên của ĐTC ở Nhật Bản xuất phát từ bối cảnh kinh tế nói chung và đặc biệt, những điều chỉnh khuôn khổ pháp lý đối với ĐTC. Trước năm 1973, Luật Tài chính công của Nhật Bản quy định chi ngân sách phải được

bù đắp bởi thu ngân sách, và Chính phủ Nhật Bản không được phép đi vay để bù đắp chi ngân sách. Tuy nhiên, Luật này cho phép Chính phủ Nhật Bản phát hành trái phiếu chính phủ hoặc đi vay để ĐTC. Hiệu quả ĐTC được phân biệt rõ ràng với hoạt động chi tiêu của Chính phủ, chủ yếu do ĐTC có thể mang thêm lợi ích trong nhiều năm; do đó, không làm tăng thêm nghĩa vụ ròng đối với các thế hệ tương lai.

Trong những năm 1973 - 1975, do ảnh hưởng khủng hoảng dầu mỏ thế giới, Nhật Bản buộc phải phát hành trái phiếu chính phủ thu không đủ bù chi.

Chính phủ sau đó đặt mục tiêu xóa bỏ sự phụ thuộc vào phát hành trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách năm 1990. Mục tiêu này được thực hiện một phần do thu ngân sách tăng mạnh (trong bối cảnh kinh tế tăng đột biến trong nữa cuối thập kỷ 1980) và điều chỉnh mục tiêu và tiến độ vào năm 1984. Với việc kinh tế tăng trưởng rất chậm và kể cả suy thoái trong giai đoạn từ năm 1994 đến nay, Nhật Bản buộc phải quy trở lại với việc phát hành trái phiếu chính phủ. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc chỉ phát hành trái phiếu chính phủ cho ĐTC đề ra từ những thập kỷ trước. Do nguồn lực huy động được từ trái phiếu chính phủ là hữu hạn, việc phát hành trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách cũng làm giảm nguồn lực có thể huy động để ĐTC. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến xu hướng giảm ĐTC trong những năm gần đây ở Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Hiệu quả đầu tư công ở một số nước đông á và bài học cho việt nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(219 trang)
w