2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân lần đầu tại huyện A Lưới.
- Các hộ gia đình, cá nhân có thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện A Lưới.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi đề tài nghiên cứu: trong nghiên cứu này đề tài chỉ tập trung đi vào nghiên cứu công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân lần đầu.
- Phạm vi thời gian: từ 01/7/2014 đến 31/12/2017.
- Phạm vi không gian: địa bàn huyện A Lưới.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện A Lưới.
- Đánh giá chung về thực trạng quản lý và sử dụng đất huyện A Lưới.
- Đánh giá thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân lần đầu tại huyện A Lưới giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trong thời gian tới.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu 2.3.1.1. Điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
- Điều tra thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện A Lưới. Các phòng, ban chức năng của huyện như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, thống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ, hồ sơ địa chính về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện A Lưới để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
- Thu thập những thông tin liên quan đến hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cụ thể: số liệu về đăng ký biến động đất đai, số liệu về cấp Giấy chứng nhận lần đầu từ 01/ 7/ 2014 đến 31/12/ 2017.
- Từ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện: thu thập số liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất của địa phương, số liệu thống kê, kiểm kê đất đai .
- Thu thập các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
Trên cơ sở các số liệu đó, tiến hành tổng hợp, đánh giá các thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác nghiên cứu.
2.3.1.2. Điều tra thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp
Thu thập thông tin bằng phiếu điều tra phỏng vấn của hộ gia đình, cá nhân, số phiếu điều tra được tính toán bởi công thức chọn mẫu của Slovin (1960):
n = Trong đó:
N = 17.748 hộ cần cấp giấy chứng nhận, e= 10%.
Kết quả tổng số hộ điều tra là 99 hộ.
Nội dung chính của phiếu điều tra là:
(1) Thông tin về chủ hộ;
(2) Thông tin về diện tích và tình trạng pháp lý của thửa đất;
(3) Thông tin về việc đã đăng ký, cấp GCNQSDĐ hay chưa, nguyên nhân;
(4) Mức độ hài lòng của chủ hộ về quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
(5) Đề xuất kiến nghị của gia đình về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.3.1.3. Phương pháp so sánh:
So sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa yêu cầu đặt ra của đề tài và điều kiện cụ thể của địa phương trong quá trình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sử dụng để so sánh các quy định của pháp luật và thực tế, các số liệu về diện tích biến động các loại đất hay cơ cấu phần trăm....
2.3.2. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu, số liệu
Phân loại các số liệu, tài liệu theo các lĩnh vực khác nhau.
Sắp xếp lựa chọn các thông tin phù hợp theo các chuyên đề cụ thể.
Phương pháp thống kê số liệu
Phương pháp này để sắp xếp các số liệu thu thập được theo các nhóm, các tiêu chí nhất định của mục đích nghiên cứu. Sử dụng phần mềm Excel để nhập và thống kê số liệu.
Phương pháp minh họa bằng bản đồ và hình ảnh
Trong đề tài có sử dụng các hình ảnh minh họa từ bản đồ, ảnh chụp bản đồ để phục vụ công tác nghiên cứu và báo cáo của đề tài thêm phần sinh động rõ ràng.
CHƯƠNG 3