ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRONG THỜI GIAN TỚI

3.4.1. Những khó khăn, vướng mắc làm cho tiến độ và chất lượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Nguồn nhân lực phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay còn thiếu và chưa đồng đều về chuyên môn.

- Do lịch sử công tác quản lý, sử dụng đất đai để lại, thực tế tại các xã, thị trấn tồn tại nhiều dạng giao đất trái thẩm quyền

- Một vướng mắc khác trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh hiện nay là hiện tượng vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng đất đai, tranh chấp đất đai qua các thời kỳ vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

- Sau khi Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai được thành lập và đi vào hoạt động ổn định nhưng chưa được tự chủ về tài chính, nên trong thời gian đầu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác thu, chi, không khuyến khích được cán bộ tăng năng suất lao động trong việc thực hiện dịch vụ công nhằm tăng thu để đảm bảo tự trang trải hoạt động.

- Nguyên nhân cấp GCNQSDD trùng đất rừng sản xuất đã được cấp GCN năm 2008. Năm 2011 theo Dự án đo đạc địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đơn vị tư vấn

tiến hành đo đạc, biên tập nhưng không tiếp biên bản đồ lâm nghiệp. Đến năm 2013, các hộ gia đình, cá nhân tiếp tục được Ủy ban nhân dân huyện A Lưới cấp giấy chứng nhận, nguồn gốc sử dụng đất: được UBND xã xác nhận khai khoang từ năm 1976 đến 2004, mục đích sử dụng: TSN, LUC trùng vị trí các thửa đất nêu trên.

- Về quy hoạch: chỉ giới quy hoạch giao thông đường Hồ Chí Minh đã được quy định từ ngày 21 tháng 12 năm 1982 tại Nghị định 203-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc Ban hành điều lệ bảo vệ đường bộ. Tuy nhiên, vào năm 2013, năm 2014 Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (nay là Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai), Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND huyện A Lưới ký cấp Giấy chứng nhận bao gồm cả phần diện tích đất sử dụng sau thời điểm quy hoạch được công bố và hiện nay không phù hợp quy hoạch thuộc các trường hợp vướng mắc chưa trao Giấy chứng nhận cho công dân.

- Các hộ gia đình được UBND huyện bố trí tái định cư tập trung Pa Ay, xã Hồng Thuỷ theo Quyết định số 1511/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2014 và Quyết định số 912/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2011. Tuy nhiên, hồ sơ đề nghị cấp GCN được UBND xã Hồng Thuỷ xác nhận nguồn gốc sử dụng đất: người dân tự khai hoang từ năm 1985 đến tháng 4 năm 2004 và cho con năm 2014.

3.4.2. Những nguyên nhân tồn tại

3.4.2.1. Nguyên nhân từ phía người sử dụng

- Sự am hiểu pháp luật của người dân đa số là đồng bào dân tộc thiểu số chưa cao vì vậy khi thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn như họ không cung cấp thông tin chính xác để giúp cán bộ chuyên môn hoàn thành hồ sơ hoặc ngại đến các cơ quan chính quyền để thực hiện các giao dịch có liên quan đến đất đai. Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan chức năng. Một số nơi chủ sử dụng chưa nhiệt tình hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hơn nữa, một bộ phận rất lớn người dân chưa hiểu biết đầy đủ các quy định của pháp luật về nghĩa vụ đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3.4.2.2. Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý Nhà nước

- Việc đo đạc, phối hợp xử lý vướng mắc của Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn các xã đặc biệt là Sơn Thuỷ chậm và thiếu sót như đo đạc không đúng hiện trạng thửa đất, nhầm chủ, thiếu chủ tiếp giáp, chưa mô tả chi tiết mốc giới, ranh giới thửa đất, chưa phân định diện tích trong và ngoài quy hoạch.. Từ những vấn đề trên đã gây không ít khó khăn đối với các địa phương trong công tác, xét duyệt hồ sơ.

- Giấy chứng nhận còn lại thuộc Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đang vướng mắc một số nội dung như: Cấp không đúng đối tượng sử dụng, cần đính chính Quyết định từ cấp lần đầu sang cấp đổi, đính chính thu hồi giấy chứng nhận, in lại (do tư vấn in sai diện tích, loại đất), nguồn gốc sử dụng không đúng quy định pháp luật, chưa chuyển thông tin xác định nghĩa vụ tài chính, đã chuyển nhưng chờ người dân nộp thuế, vướng không có đường đi, hiện trạng sử dụng khác với hồ sơ, bản đồ, tách thành 02 thửa (2 chủ) nhưng đã có giấy chứng nhận gốc, đang tranh chấp, vướng chỉ giới quy hoạch giao thông không được công nhận, cấp chồng lên đất lâm nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận,…

- Việc xác nhận hồ sơ của UBND các xã, thị trấn thường chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định, không nắm vững nội dung cần xác nhận dẫn đến việc trả hồ sơ để xác nhận nhiều lần.

- Đối với hồ sơ đề nghị cấp đổi trên địa bàn xã Hương Nguyên (đất CLN), Hồng Trung do trước đây đo đạc và cấp Giấy chứng nhận không lưu Bản đồ địa chính, quá trình sử dụng đất có nhiều biến động nên không xác định được vị trí thửa đất trên thực địa, Giấy chứng nhận để cấp đổi.

- Trong quá trình thực hiện xử lý hồ sơ trên cổng thông tin điện tử SSO, việc giải quyết hồ sơ còn chậm trễ do một phần quy trình chưa xây dựng hoàn thiện còn sảy ra lỗi. Xử lý hồ sơ trên cổng thông tin điện tử SSO và phần mềm chuyên ngành TMV.LIS 2.0 đồng thời phải nhập liệu 02 lần trên phần mềm vì chưa liên kết phần mềm dẫn đến thời gian thực hiện, xử lý mất nhiều thời gian.

- Đối với hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận trên địa bàn thị trấn A Lưới, các tuyến đường không thực hiện quy hoạch và các tuyến đường được điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo Quyết định 430/QĐ-UBND ngày 09/3/2018 chưa được cắm mốc, chưa thể hiện được trên bản đồ địa chính nên quá trình kiểm tra hồ sơ gặp nhiều khó khăn.

- Việc thu hồi đất thực hiện các dự án của nhiều năm trước đó chưa được chỉnh lý biến động trên Giấy chứng nhận nên gặp không ít khó khăn khi thực hiện công tác cấp đổi cũng như các giao dịch khác về quyền sử dụng đất.

- Đội ngũ viên chức của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai còn ít so với yêu cầu của công việc (1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 viên chức, 05 lao động hợp đồng: trong đó, có 2 hợp đồng mới), ý thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số viên chức, lao động còn hạn chế nhất định. Trong khi, số lượng hồ sơ tồn đọng của 20 xã tại Chi nhánh Văn Phòng Đăng ký đất đai còn nhiều: 554 hồ sơ và 720 Giấy chứng nhận, các xã tồn 6.731 hồ sơ, Thị trấn còn khoảng 3.400 hồ sơ sắp chuyển thẩm định, với nguồn nhân lực nêu trên Chi nhánh VPĐK rất khó có thể hoàn thành nhiệm vụ theo tiến độ được giao.

- Địa bàn rộng, địa hình phức tạp nên khó khăn, tốn thời gian trong việc kiểm tra, thực hiện nhiệm vụ.

3.4.3. Đề xuất một số giải pháp

- Các cấp, ngành, địa phương và Ban Chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận huyện, xã tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo thường xuyên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để công tác cấp Giấy chứng nhận sớm hoàn thành theo kế hoạch.

- Chú trọng công tác thu hồi đất, chỉnh lý biến động trên Giấy chứng nhận, bản đồ địa chính đối với các thửa đất thu hồi để thực hiện các dự án.

- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính cho phù hợp với quy định hiện hành, rút ngắn thời gian, giảm phiền hà cho người dân, chủ động công tác kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai.

- Đẩy mạnh công tác tăng cường tuyên truyền, phổ biến để người sử dụng đất thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành pháp luật về đất đai.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND các xã, thị trấn trong việc lập hồ sơ, xác nhận các nội dung liên quan đến các quan hệ về đất đai.

- Đề nghị UBND các xã, thị trấn tích cực tham gia phối hợp xử lý Giấy chứng nhận, hồ sơ còn tồn đọng, hướng dẫn công dân đăng ký, xác nhận hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận đối với hồ sơ còn tồn đọng tại địa phương.

- Đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai Tỉnh xem xét bổ sung lao động hợp đồng để Chi nhánh A Lưới có điều kiện thực hiện hoàn thành nhiệm vụ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)