CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN A LƯỚI
3.1.1.1. Vị trí địa lý
A Lưới là một huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, có 84 km chiều dài đường biên giới quốc gia và tiếp giáp với biên giới nước bạn Lào.
Được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 160 00’00” - 16016’30” vĩ độ Bắc và 1070 00’00’’
- 107030’00’’ kinh độ Đông.
- Phía Đông giáp thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế);
- Phía Tây giáp tỉnh Salavan và Sê Kông (nước CHDCND Lào);
- Phía Nam giáp huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam);
- Phía Bắc giáp huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) và Đakrông (tỉnh Quảng Trị);
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính của huyện A Lưới
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A Lưới) 3.1.1.2. Địa hình
Địa bàn huyện A Lưới nằm trong vùng núi thấp Tây Trị Thiên thuộc dãy Trường Sơn Bắc và được ngăn cách với vùng núi thấp Tây Quảng Bình bằng khu vực sụt lún, dấu vết đứt gãy kiến tạo lớn. A Lưới thuộc kiểu địa hình uốn nếp nâng trung bình, có quá trình bào mòn, xâm thực và phân cắt mạnh. Độ cao trung bình của huyện A Lưới là 500 - 1.000 m, trong đó có một số đỉnh cao vượt trên 1400 m như: động Ngại (1.774 m), động A So (1.528 m), động A Nô (1.485 m). Do kết quả vận động kiến tạo mà hình thành nên ở đây một thung lũng sụt lún A So - A Lưới, chiều dài 25 - 30 km, chiều rộng khoảng 2 - 4 km và chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là khu vực tập trung dân cư sinh sống chủ yếu của các dân tộc ở A Lưới.
3.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Địa hình chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam kết hợp với độ cao trung bình từ 500 - 1.000 m nên huyện A Lưới chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có mùa Đông tương đối lạnh của miền Bắc: khí hậu duyên hải Bắc Trung Bộ sườn Đông Trường Sơn. Các yếu tố khí tượng trung bình năm ở trạm khí tượng A Lưới, số liệu năm 2011:
- Nhiệt độ trung bình năm 2014 là 22,50C, từ năm 2007 đến 2014 không có năm nào nhiệt độ tăng trên 230C và giảm dưới 210C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 với 18,50C và cao nhất là tháng 06 với 26,10C, ta có thể thấy biên độ nhiệt dao động nhỏ. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho địa phương này.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trong năm là 3.364,5 mm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 (1.004,6 mm), tháng 02 ít mưa nhất (17,5 mm), huyện là một trong hai vùng có lượng mưa cao của tỉnh và vùng còn lại là huyện Nam Đông. Trong năm có 218 ngày mưa, đặc trưng khí hậu nơi đây có tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Đông và Tây Trường Sơn nên mùa mưa thường đến sớm và kết thúc muộn (từ tháng 06 đến tháng 01 năm sau). Tháng 05, 06, 07 buổi chiều hay có mưa dông tạo độ ẩm không khí khá thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
- Độ ẩm: độ ẩm không khí năm 2014 là 90,1%. Những tháng có độ ẩm cao nhất là các tháng 01, 10, 11, 12 với chỉ số cao nhất 96% và tháng có độ ẩm nhỏ nhất là tháng 6 với chỉ số 86%. Vì vậy, tiểu vùng khí hậu A Lưới thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm trên núi, có mùa hè mát mùa đông hơi lạnh.
- Số giờ nắng: số giờ nắng trong năm 1.695 giờ/năm. Theo số liệu từ 2005 đến nay số giờ nắng cao thường diễn ra vào tháng 06, tháng 07; năm 2014 tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 06 (216 giờ) và tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 11 (34 giờ).
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm 889 mm chiếm 27,1% tổng lượng mưa cả năm.
- Gió: hướng gió thịnh hành trong năm là hướng Đông Bắc và Tây Nam. Gió Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 02 năm sau thường kèm theo mưa và dông bão. Gió Tây Nam di chuyển từ Lào sang, hoạt động từ tháng 4-8 thường khô nóng. Tốc độ gió trung bình từ 1,6-3,6 m/s.
A Lưới chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang lại nhiều thuận lợi về thời tiết khí hậu như chế độ ánh sáng, ẩm độ... rất thích hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên hiện tượng thời tiết đặc biệt là bão, dông, lốc, mưa đá, lũ quét, gió Tây Nam khô nóng thường xảy ra gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Vì vậy chính quyền địa phương cần có giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai khi xây dựng định hướng phát triển, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 11%, trong đó: Nông - lâm - ngư nghiệp, tăng 8%; Công nghiệp, xây dựng, TTCN, tăng 9%; Dịch vụ, tăng 22%.
- Dự ước đến 31/12/2017, có 14/18 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch, 04/18 chỉ tiêu không đạt so với kế hoạch, cụ thể:
+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất, đạt 11/15%;
+ Thu nhập bình quân đầu người, đạt 21/23 triệu đồng;
+ Tổng diện tích gieo trồng, đạt 6.095/6.488 ha;
+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, đạt 1,64/1,51% [11].
3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy tỉnh Thừa Thiên - Huế phát triển. Có được thành quả trên là nhờ tốc độ đầu tư tăng nhanh, tập trung vào các chương trình dự án trọng điểm, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, chỉnh trang thị trấn và vùng phụ cận, diện mạo thị trấn và các xã ngày càng khởi sắc.
3.1.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 3.1.3.1. Khu vực kinh tế nông - lâm - thủy sản
* Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.395/18.000 tấn, đạt 102,2%
so với kế hoạch, giảm 45,8 tấn so với cùng kỳ năm 2016. Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt 78,8%, tăng 8,4% so với năm 2016. Diện tích sắn trồng mới 1.613 ha, diện
tích ngô: 1.014 ha (lớn nhất toàn tỉnh), năng suất 53,4 tạ/ha; cây mùa vụ khác 627 ha.
Diện tích cây cao su toàn huyện đạt 1.250,9 ha, diện tích đưa vào khai thác là 470 ha, năng suất bình quân đạt 17,8 tạ mủ đông/ha/năm, sản lượng đạt 836,6 tấn mủ đông;
tổng giá trị đạt 11,7 tỷ đồng, thu nhập người trồng cao su đạt 25,2 triệu đồng/ha/năm;
* Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc đạt 45.251 con, đạt 91,4% kế hoạch, giảm 1.409 con so với năm 2016. Tuy nhiên, đàn bò tăng 929 con so với năm 2016 với số lượng 10.431 con (trong đó đã giết thịt trong năm 2017 là 1.208 con). Tổng đàn gia cầm đạt 301.746 con. Trong năm, trên địa bàn toàn huyện chỉ xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng cục bộ và đã kịp thời khống chế, dập tắt.
* Thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng 267,2 ha, giảm 57,8 ha so với năm 2016, năng suất ước đạt 3,2 tấn/ha, cho sản lượng 875 tấn, trong đó khai thác từ lòng hồ thủy điện khoảng 20 tấn.
Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng đầu tư thâm canh, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, sản xuất tập trung gắn với nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả. Gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới, cải thiện môi trường sản xuất, sinh hoạt và không ngừng nâng cao đời sống của dân cư nông thôn, tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp [11].
3.1.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng - giao thông vận tải
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển, tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 10,6%/năm. Nhà máy gạch Tuynel (công suất 10 triệu viên/năm), dây chuyền sản xuất gạch không nung (gạch Bloc), nhà máy chế biến viên nén gỗ, nhà máy chế biến tinh bột sắn triển khai tích cực. Hạ tầng Cụm công nghiệp-TTCN A Co (giai đoạn 1) từng bước đầu tư hoàn thiện. Phát triển các ngành nghề thủ công, truyền thống như xay xát, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, rèn, mộc, nề, đan lát, chổi đót… Từng bước phục hồi và khuyến khích phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Có 11 doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ hợp tác có sản phẩm tham gia các kỳ hội chợ.
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 131.459 triệu đồng, trong đó: đã bố trí 93.720 triệu đồng, giải ngân 76.528 triệu đồng, đạt 82% kế hoạch vốn.
Giao thông vận tải, quản lý đô thị: Trong những năm vừa qua ngành vận tải ô tô phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Số xe tăng hàng năm từ 5-10%
tùy theo chủng loại xe, trên địa bàn có khoảng 109 xe hoạt động vận tải, trong đó kinh tế tư nhân là 63 chiếc, kinh tế cá thể là 39 chiếc. Chất lượng phương tiện đã được cải thiện, nhiều xe chất lượng tốt được đưa vào khai thác và sử dụng, dịch vụ vận tải được nâng lên rõ rệt. Sản lượng vận chuyển hàng hóa và doanh thu tăng là do các công trình đầu tư xây dựng cơ bản các năm gần đây tăng, đường xá đã tương đối thuận lợi hơn,
các doanh nghiệp hay các hộ kinh doanh cá thể đều có phương tiện vận tải để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
3.1.3.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Dịch vụ, thương mại ở huyện A Lưới cũng đang phát triển rất khả quan, đạt giá trị 493,040 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với năm 2014, đây là khu vực kinh tế chiếm tỷ trọng thấp nhất trong GDP. Tuy nhiên, hiện nay khu vực dịch vụ thương mại đang phát triển rất tốt, nhất là dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ, khách sạn, vận tải, xăng dầu... tăng nhanh về số lượng và chất lượng dịch vụ. Hệ thống dịch vụ phân phối hàng hoá ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức, phục vụ tốt nhu cầu cho người dân và du khách trên địa bàn.
Ngoài ra, với ưu thế về điều kiện tự nhiên cũng như đời sống văn hóa độc đáo của các tộc người thiểu số tại chỗ và sự đầu tư phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng.
Các điểm du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch cộng đồng đã bước đầu thu hút khách đến tham quan như suối nước nóng A Roàng, làng Việt Tiến – A Nôr, đồi A Bia, chứng tích sân bay A So, du lịch cộng đồng A Ka 1 – A Chi (A Roàng), A Hưa (Nhâm). Hoàn thành đưa vào sử dụng Trung tâm Thông tin du lịch huyện, xúc tiến và kêu gọi đầu tư một số hạng mục tại điểm du lịch sinh thái A Nôr (Hồng Kim).
3.1.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 3.1.4.1. Thực trạng phát triển đô thị
Huyện gồm 20 xã và một thị trấn, có đô thị duy nhất đó là thị trấn A Lưới thuộc đô thị loại V. Dân số đô thị là 7.219 người chiếm 15,28% tổng số dân, diện tích đất đô thị là 14,20 km2, mật độ dân cư đô thị 508,4 người/km2 năm 2014 tăng 1,09 lần so với năm 2014 (là 466 người/km2). Dân cư sống ở đây đa số là người kinh phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào lĩnh vực thương mại dịch vụ.
Thị trấn A Lưới là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện. Trong những năm qua huyện đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng tạo nên bộ mặt của đô thị ngày càng khởi sắc. Kinh tế xã hội phát triển mạnh về mọi mặt sẽ kéo theo quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, việc phát triển cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa theo kịp tốc độ phát triển sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển đô thị.
3.1.4.2. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Với 40,014 người chiếm 84,71% tổng số dân, diện tích đất khu dân cư nông thôn là 18,09 km2, mật độ dân cư theo ranh giới khu dân cư nông thôn là 2.212 người/km2. Do đặc thù của địa hình huyện có hơn 80% diện tích là đồi núi cao, dân cư chỉ sống tập trung ở những thung lũng nhỏ vì vậy diện tích khu đất dân cư nhỏ nên mật độ dân cư theo ranh giới khu dân cư nông thôn cao. Nhìn chung sự phân bố dân cư không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng nông thôn. Dân cư tập
trung ở các vùng có điều kiện thuận lợi về giao thông và sinh hoạt (dọc theo đường Hồ Chí Minh).
3.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Mặt dù đã được quan tâm đầu tư nhưng do vị trí địa lý không thuận lợi nên việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, xây mới, nâng cấp cải tạo nhiều công trình cấp điện, nước, thuỷ lợi, giao thông, bưu chính viễn thông, trường học, trạm y tế,... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới huyện A Lưới cần tiếp tục đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ.
3.1.5.1. Thực trạng giao thông
Quốc lộ: đường Hồ Chí Minh là con đường giao thông huyết mạch chạy qua hầu như tất cả các xã của huyện và quốc lộ 49 nối A Lưới với thành phố Huế. Hai tuyến đường này xuyên suốt chiều dọc ngang tạo thành trục xương chính cho hệ thống giao thông của huyện. Đến nay đã hoàn thành thi công xây dựng Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 49A giai đoạn 1, tiếp tục triển khai thực hiện dự án Tỉnh lộ 74.
Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện đã đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông, tạo điều kiện thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế- xã hội.
100% xã trong địa bàn huyện đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Đường giao thông nông thôn được cứng hóa 229,44/243,6 km, đạt tỷ lệ 94,2 %. Cứng hóa 18km đường liên xã; 55,7 km đường liên thôn, xóm; 19,6 km đường nội đồng, đường vào các khu sản xuất.
- 33 tuyến đường đô thị được cứng hóa 17,69 km.
- 14 tuyến đường huyện được cứng hóa 34,42 km.
- 266 tuyến đường xã được cứng hóa 177,33 km.
Tuy nhiên do địa hình đồi núi phức tạp, lãnh thổ bị chia cắt, dân cư phân bố nhiều nơi không tập trung cho nên gây ra không ít khó khăn cho phát triển giao thông.
3.1.5.2. Thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn huyện trong những năm qua được đầu tư xây dựng khá tốt, đầu tư phát triển thuỷ lợi nhỏ, kiên cố hoá kênh mương, cống dẫn nước mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội, từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Tuy vậy công tác thuỷ lợi vẫn tồn tại một số vướng mắc như chưa có quy hoạch tổng thể cho toàn bộ hệ thống thuỷ lợi, nhiều công trình thuỷ lợi đã quá lâu nên hư hỏng, xuống cấp không được đầu tư sửa chữa nên rất ảnh hưởng đến sản xuất.
3.1.5.3. Năng lượng
Mạng lưới điện trên toàn huyện được cải tạo, nâng cấp và mở rộng nên tỷ lệ hộ dùng điện khá cao, chiếm 99,1 % tổng số hộ, mức độ đáp ứng yêu cầu về điện cho sản xuất 100%; Xây dựng mới các trạm biến áp để phục vụ nhu cầu sử dụng điện ở các khu tái định cư, các cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phát triển kinh doanh hệ thống xăng dầu trong những năm qua được thực hiện khá tốt, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân.
3.1.5.4. Bưu chính viễn thông
Hệ thống bưu chính, viễn thông phát triển và tiếp tục được mở rộng, phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc cho nhân dân, đặc biệt là các xã trung tâm. Đã thành lập Trung tâm Viễn thông A Lưới, phủ sóng di động toàn huyện. Về thông tin liên lạc toàn huyện có 20 điểm Bưu điện văn hóa xã, 2 Bưu cục Thị trấn và Bốt Đỏ, số thuê bao điện thoại đạt 23,5 máy/100 dân, internet 2,6 thuê bao/100 dân, 5 mạng điện thoại với 22 trạm thu phát sóng di động, 16 điểm kinh doanh dịch vụ internet [11].
3.1.5.5. Y tế
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm thường xuyên, tổng số lượt khám bệnh tại Trung tâm y tế huyện 26.189 lượt, trong đó chuyển tuyến trên 1.649 lượt; Tổng số lượt khám bệnh tại các Trạm Y tế 52.507 lượt, trong đó chuyển tuyến trên 1.369 lượt, không có trường hợp tử vong. Cuối năm 2017, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn dưới 13%; Duy trì 21/21 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,64%, dân số 49.682 người. Duy trì tốt mô hình cụm dân cư không sinh con thứ 3 trở lên. Đến nay, có 35 trường hợp tảo hôn, tăng 17 trường hợp so với cùng kỳ 2016. Không có trường hợp hôn nhân cận huyết thống [11].
3.1.5.6. Giáo dục
Tỷ lệ huy động ra lớp đối với các cấp học đạt tỷ lệ cao; Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng 1,5%, học sinh yếu kém giảm 0,5%. Có 06 học sinh đạt giải cao tại các kỳ thi, hội thi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Toàn huyện có 21/21 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi (tỷ lệ 100%). Hoàn thành công tác xóa mù chữ. Tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2017, tỷ lệ tốt nghiệp THPT toàn huyện đạt 76,33%. Có 127 học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng. Tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2017 - 2018 đảm bảo trang trọng, vui tươi, tiết kiệm. Đến cuối năm 2017, có 22 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 03 trường so với năm 2016, đạt tỷ lệ 45,9% tổng số trường học trên địa bàn huyện [11].