2. Một số vấn đề lí luận cơ bản và thực tiễn về mô hình nông thôn mới
2.1 Một số lý luận cơ bản về mô hình nông thôn mới
2.1.5 Vấn đề “tam nông” trong xây dựng nông thôn mới
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua các thời kỳ, giai cấp nông dân luôn là lực lượng hùng hậu nhất đi theo Đảng, cùng với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức là nền tảng chính trị của cách mạng, đóng góp vô cùng to lớn cả về sức người lẫn sức của, vượt qua muôn vàn hy sinh, gian khổ, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Đặc biệt, trong thời kỳ phát triển kinh tế nước ta hiện nay, quá trình xây dựng nông thôn mới thì vấn đề tam nông luôn chiếm vị trí quan trọng, quyết định cho những chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nông thôn trong thời kỳ CNH - HĐH.
Nông nghiệp và nông thôn là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; xuất khẩu nông sản đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế; tạo việc làm và thu nhập cho đa số người dân. Nông thôn là nơi sinh sống của đa số nhân dân, nơi bảo tồn và phát triển các truyền thống văn hóa dân tộc.
Quan tâm tới vấn đề tam nông, tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, đã ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp - nông thôn - nông dân, với mục tiêu đến năm 2010 tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Chương trình hành động sẽ tập trung vào một số nội dung chính như:
– Tổ chức quán triệt sâu rộng trong các ngành, các cấp và nhân dân từ Trung ương đến cơ sở để có nhận thức đúng đắn về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.
– Phát động trong toàn quốc phong trào thi đua lao động xây dựng nông nghiệp hiện đại, xây dựng nông thôn mới.
– Rà soát điều chỉnh quy hoạch, xây dựng và triển khai các chương trình kinh tế-xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án chuyên ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Sau Nghị quyết 7, Chính phủ đã có “Chương trình Hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp - nông dân - nông thôn” với 3 chương trình quốc gia là xây dựng nông thôn mới, đào tạo nguồn nhân lực và chương trình mục tiêu thích ứng với sự biến đổi khí hậu. Cùng với 3 chương trình quốc gia này, gần 50 đề án chuyên ngành cũng đã thể hiện khá rõ nội dung về phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong phạm vi toàn quốc để phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn theo Nghị quyết 7 Trung ương.
Theo đó, đến năm 2020, bằng mọi cách phải đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn cứ 5 năm sau cao gấp đôi 5 năm trước.
Đề án “Vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn”, dựa trên tư tưởng chỉ đạo của Đại hội Đảng X được đưa ra tập trung đáng giá thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ năm 2000 đến nay, làm rõ các quan điểm đề ra mục tiêu và các chủ trương, giải pháp lớn nhằm giải quyết các vấn đề này trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Trong đề án, vấn đề xây dựng nông
thôn mới là một trong 3 nội dung trọng tâm nhằm giải quyết các vấn đề đưa ra của đề án. Với các nội dung như sau:
Mục tiêu xây dựng nôn thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại: cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ trí thức, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành công CNH - HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với nội dung triển khai chính gồm:
– Quy hoạch các khu dân cư nông thôn và hướng dẫn cải tạo nơi ở dân cư đảm bảo ăn ở văn minh nhưng vẫn giữ được nét bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, từng vùng quê. Đến năm 2010, rà soát và điều chỉnh quy hoạch xây dựng 45% thị trấn, hoàn thành quy hoạch 42% các khu dân cư trung tâm xã, thị tứ. Đến năm 2020, 100% các thị trấn có quy hoạch xây dựng và 50% thị trấn có quy hoạch chi tiết; 100% thị tứ và trung tâm cụm xã có quy hoạch xây dựng.
– Quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội thôn, xã, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH.
– Nâmg cao kiến thức đời sống và kiến thức nghề nghiệp cho người dân; nâng cao tinh thần tự lực tự cường vượt qua khó khăn, vươn lên xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn trong các cộng đồng dân cư nông thôn.
– Phát triên sản xuất hàng hóa gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp tạo điều kiện thực hiện “mỗi làng một nghề”.
– Xây dựng đời sống văn hóa.
– Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, phù hợp.
– Nâng cao chất lượng dân chủ cơ sở.
Phương châm chính của chương trình phát huy cao độ tinh thần sáng tạo của người dân nông thôn tại từng cộng đồng. Người dân tự bàn bạc lực chọn công việc ưu tiên, tự triển khai thực hiện và hưởng lợi. Cấp ủy và chính quyền chọn hỗ trợ về tổ chức, về kỹ thuật và nguồn lực.
Lấy xã, thôn, ấp làm địa bàn chính để chỉ đạo thực hiện. Đổi mới phương pháp tiếp cận từ cơ sở, hỗ trợ của ngân sách nhà nước chủ yếu nhằm
“khuyến khích, thúc đẩy” và được phân phối theo nguyên tắc “hỗ trợ nơi làm tốt”, “hỗ trợ nhiều hơn cho nơi khó khăn”. Xây dựng bộ tiêu chí để xác định chuản về làng, xã nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 20%, tới năm 2020 có 50% xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
Xây dựng các tổ chức tự chủ ở cấp cộng đồng thôn, bản nhằm huy động quan hệ cộng đồng cổ truyền, làm công tác tổ chức quản lý các hoạt động của chương trinhg, xây dựng các hệ thống hương ước, lệ làng để tham gia quản lý xã hội và phát triển văn hóa nông thôn.