Sự tham gia của người dân trong việc thành lập ban phát triển thôn

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNHNÔNG THÔN MỚI TẠI LÀNG THANH SẦM, XÃ ĐỒNG THANH,HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 70 - 74)

4. Thực trạng và giải pháp nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới

4.2 Đánh giá vai trò của người dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới ở thôn

4.2.2 Sự tham gia của người dân trong việc thành lập ban phát triển thôn

Để người dân tích tực tham gia vào các hoạt động phát triển của địa phương ngay từ đầu, cần có những tổ chức phù hợp đảm bảo yêu cầu phát triển của cộng đồng. Đó là một tổ chức đại diện cho tiếng nói của người dân, do người dân bầu lên, những người có năng lực và khả năng đảm nhận công việc mà thôn giao cho. Vì vậy BPPT có một lợi thế là tổ chức do dân bầu lên, có quyền hạn lãnh đạo các hoạt động phát triển trong phạm vi thôn đó. Điều này làm tăng thêm tính cộng đồng trong thôn.

Nhằm hiểu rõ hơn tính tích cực tham gia xây dựng của người dân ta tìm hiểu qua bảng 4.8.

Trong làng có 321 hộ, thì có 282 hộ tham gia vào chương trình, chiếm 87,85% tổng số hộ trong làng. Trong đó tỷ lệ nhóm hộ tham gia nhiều nhất nhóm hộ trung bình chiếm 43,97%, nhóm hộ khá cũng chiếm tỷ lệ cao 38,3%, nhóm hộ nghèo là thấp nhất chiếm 6,38%. Đặc biệt số hộ giàu trong thôn đều tham gia vào thành lập BPTT.

Với tổng số nhân khẩu tham gia, nam chiếm 63,38%; nữ chiếm 36,62%.

Chúng tỏ sự tham gia của nam nhiều hơn nữ. Do thường đàn ông là chủ gia đình, nên có nhiều thời gian hơn tham gia các buổi hội họp, hoạt động của làng xóm.

Sau khi được thỏa thuận, bàn bạc công khai làng đã bầu ra được BPTT gồm 12 thành viên là đại diện của các dòng họ trong làng. Đặc biệt các thành viên còn là đại diện của các tổ chức đoàn thể tại địa phương, UBND xã. Thể hiện rõ ở hình 4.1.

Bảng 4.8 Tỷ lệ các nhóm hộ tham gia thành lập BPTT

Sự tham gia của người dân Số lượng và cơ cấu

Chỉ tiêu Tổng số Tổng số tham gia Tỷ lệ (%) SL (hộ) CC (%) I: Phân theo loại hộ tham gia

Hộ giàu 32 32 100 32 11.35

Hộ khá 118 108 91.53 108 38.30

Hộ TB 146 124 84.93 124 43.97

Hộ nghèo 25 18 72 18 6.38

Tổng 321 282 87.85 282 100

II: Phân loại theo chủ hộ tham gia

Nam 804 244 30.35 244 63.38

Nữ 496 141 28.43 141 36.62

Tổng 1300 385 29.62 385 100

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ năm 2008

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu các nhóm hộ tham gia thành lập BPTT

Hình 4.1 Mối quan hệ giữa BPTT với các đơn vị tổ chức

Mô hình nông thôn mới tại làng Thanh Sầm có những nét đặc trưng, nổi bật là sự lồng ghép giữa các tổ chức, các nguồn lực, các thành phần trong làng và xã tham gia vì sự phát triển chung. Điều này càng làm gắn kết giữa BPTT với các tổ chức trong làng, xã.

Trưởng thôn là người chịu trách nhiệm chính về mặt hành chính, điều hành việc thực hiện các hoạt động chung của làng. Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ của các lãnh đạo Bí thư chi bộ thôn, cùng các ban hội khác. Gồm các tổ chức đờn thể: Hội nông dân, Hội người cao tuổi, mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội phật giáo, Đoàn thanh niên…. Đóng vai trò rất quan trọng trong các tổ chức quần chúng về kinh tế-xã hội.

Chi bộ Đảng Làng Thanh Sầm là tổ chức chính trị có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới các hoạt động và mọi quyết định của BPPT. Mọi hoạt động đều được Chi bộ thông qua và định hướng. Hội người cao tuổi cũng có vai trò rất quan

Chi bộ Đảng

BPTT Làng Thanh Sầm

Hội Nông dân

Hội người cao tuổi

Hội phụ nữ

Đoàn thanh niên

Hôi Cựu Chiến binh

Hội chữ thập đỏ Cộng đồng làng Thanh Sầm

UBND xã

Mặt trận tổ quốc

Viện

QH&TKNN

trọng, bởi những ý kiến đóng góp của người luôn là những bằng chứng cho các bài học đã từng trải nghiệm. Vì vậy các ý kiến đều được rất coi trọng, nhằm góp phần vào việc vận động xây dựng xã hội mới văn minh

Sự lồng ghép hoạt động giữa các tổ chức đoàn thể trong làng đã tạo ra một thể thống nhất, dưới sự chỉ đạo của UBND xã Đồng Thanh và Viện QH&TKNN.

Việc thành lập và duy trì BPTT đã thu hút được tất cả thành phần của thôn tham gia, từ các tổ chức đoàn thể toàn thôn. Còn có sự tham gia đầy đủ của các thành phần hộ giàu, khá, trung bình, nghèo đều hưởng ứng. Không có sự phân biệt nam nữ. Tất cả đều được bình đẳng như nhau tạo ra một mối quan hệ công bằng trong xã hội.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNHNÔNG THÔN MỚI TẠI LÀNG THANH SẦM, XÃ ĐỒNG THANH,HUYỆN KIM ĐỘNG, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w