4. Thực trạng và giải pháp nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới
4.1 Thực trạng về vai trò của người dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại làng Thanh Sầm
4.1.3 Vai trò của người dân làng Thanh Sầm trong việc thực hiện các hoạt động ưu tiên năm 2007
4.1.3.1 Vai trò của người dân trong việc tham gia thử nghiệm giống cây trồng mới
Sau khi đã được tập huấn về kỹ thuật, dưới sự hướng dẫn của kỹ sư Nông nghiệp, được người dân trong làng hưởng ứng và đưa vào trồng thử nghiệm 2 ha lúa cao sản và 5 sào cam đường canh. Vai trò của người dân thể hiện rõ ở bảng 4.3.
Bảng 4.3 Kết quả phát triển NN chuyển đổi cơ cấu cây trồng có năng suất, giá trị kinh tế cao
Phát triển cây lương thực: Trồng thử nghiệm lúa cao sản (2 ha)
Phát triển cây ăn quả có năng suất, giá trị kinh tế cao: Trồng thử nghiệm cam đường canh (5 sào)
STT Hoạt động Thời
gian
Người chịu trách nhiệm
Nguồn lực của thôn (triệu đồng)
Hỗ trợ bên ngoài (triệu đồng)
1 Họp dân 7/ 2007 Trưởng thôn
2 Lập kế hoạch 7/ 2007 Ban PT thôn
3 Mời kỹ sư Nông nghiệp về phân tích
đất và đề xuất về giống cây phù hợp 8/ 2007 Trưởng thôn
4 Liên hệ giảng viên 8/ 2007 Trưởng thôn
5 Thông báo với xã viên về lớp tập huấn 8/ 2007 Trưởng thôn 6 Tập huấn kỹ thuật sản xuất thâm canh
lúa chất lượng cao 9/ 2007
Trưởng thôn,
khuyếnnông 4
7 Tập huấn kỹ thuật chăm sóc cam đường canh và chọn giống
Trưởng thôn, khuyếnnông
Giống mới 2.4
Đạm 3.4
NPK 1.15
Thuốc trừ sâu 3.7
8 Mua mẫu cây giống
8- 9/2007
Trưởng thôn,
khuyến nông 2.4
9 Trồng thử nghiệm 9-
12/2007
Trưởng thôn, khuyến nông 10 Họp dân thông báo kết quả 1/ 2008 Trưởng thôn
Tổng cộng 4.55 12.5
Điều kiện hiện tại
Diện tích lúa: 45 ha, năng suất bình quân 60 tạ/ha Diện tích cam: 7 ha, năng suất 30 tạ/ha
Người dân trong thôn chưa áp dụng các tiến bộ
KHKT vào sản xuất nông nghiệp = 17.050.000 đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Viện QH&TKNN
Việc đưa vào trồng thử nghiệm 2 ha lúa cao sản, rất phù hợp với nhu cầu thực tiễn của người dân trong làng. Có 2 giống lúa mới đã được đưa vào trồng thử nghiệm là Sin 6 và Thục Hưng 6, yêu cầu kỹ thuật chăm sóc rất đơn giản, thời gian sinh trưởng lại ngắn, năng suất cao bình quân 2,5-3 tạ/sào/vụ. Đơn giá 45000đ/kg thóc giống. Mới đầu theo dự kiến chỉ thử nghiệm 2 ha nhưng đã có 3 ha lúa được đưa vào trồng.
Cùng với hoạt động đó 5 sào cam đường canh đưa vào trồng thử nghiệm lên tới 7ha được đưa vào áp dụng ngay giống cam mới này. Do điều kiện đất đai của làng có tính chất đất pha cát phù hợp với cây cam đường canh, người dân còn tận dụng trồng cây đậu tương vừa có tính chất cải tạo đất, còn tăng thu nhập trên một đơn vị canh tác.
Toàn bộ cây con giống cho hai hoạt động này đều được nhận hỗ trợ từ bên ngoài 12,5triệu đồng được BPTT và người dân trong thôn thống nhất mua giống lúa cao sản và cam đường canh. Hỗ trợ người dân 80kg thóc giống và 120 cây cam đường canh giống.
Hình thức hỗ trợ cho những hộ trồng thử nghiệm là 2kg thóc/sào, yêu cầu mỗi sào 4kg thóc giống; hỗ trợ cho hộ trồng cam đường canh 20 cây giống, yêu cầu mỗi sào trồng 40-45 cây cam giống.
4.1.3.2 Vai trò của người dân trong việc tôn tạo khu vực đình chùa
Việc kè bờ ao, mà người dân trong làng gọi là ao các Bác Hồ trước quần thể đình chùa nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của người dân trong làng. Bờ ao dài 395m, vì là nơi thờ cúng nên người dân đi lại nhiều làm sạt nở bờ ao, không đảm bảo an toàn cho người đi lại. Đặc biệt vào mùa mưa gió việc đi lại, thờ cúng càng khó khăn hơn. Vì vậy hoạt động đã được đưa vào thực hiện trước tiên trong phát triển nâng cấp cơ sở hạ tầng của làng.
Bảng 4.4 Kết quả kè ao dài 250m bằng gạch vữa xi măng
STT Hoạt động Thời gian Người chịu trách nhiệm
Nguồn lực của thôn (Tr.đồng)
Hỗ trợ bên ngoài
(Tr.đồng)
1 Họp dân
14/7
Ban Phát triển thôn 2 Lập kế hoạch
15/7
Ban Phát triển thôn 3 Thiết kế
6/8
Ban Phát
triển thôn 9.56
4 Lập Ban giám sát
8/8
Ban Phát triển thôn 5 Dự kiến phát sinh công
và vật liệu Trưởng thôn
3.5 6 Mua vật tư
1/10 Trưởng thôn
Cát vàng 9.7
Xi măng 14.76
Gạch 37.045
7 Giám sát 1/10-17/12 Ban Giám sát 2.05
8 Thi công
5/10 Trưởng thôn
Đổ đất hàn lấp 7.32
Công xây 15.5
Đào móng tát ao 5.75
9 Nghiệm thu 18/12 Ban Giám sát
Trưởng thôn 10 Họp dân báo cáo kết quả 20/12 Trưởng thôn
Tổng cộng 15.12 90.065
Điều kiện hiện tại
Xung quanh ao chưa kè nên bị lở vỡ
xâm phạm vào đường giao thông. = 105.185.000 đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Viện QH & TKNN
Việc kè bờ ao khu vực đình và chùa, giúp các hoạt động vui chơi giải trí, hội hè được thúc đẩy mạnh mẽ, gìn giữ được nét truyền thống văn hóa, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.
Được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân, không những đóng góp về tiền của, mà người dân còn tham gia trực tiếp các hoạt động. Tổng kinh phí
cho việc kè bờ ao là 105,185 triệu đồng. Trong đó, nguồn lực của làng đóng góp là 15,12 triệu đồng, chiếm 14,37% so với nguồn hỗ trợ từ bên ngoài (90,065 triệu đồng), mỗi nhân khẩu của làng sẽ đóng góp 11,631 đồng/khẩu.
Nguồn lực thu từ người dân được sử dụng vào ba hoạt động là: thuê ban giám sát, đào móng tát ao, đổ đất hàn lấp bờ ao bị sụt lở. Nguồn lực sử dụng nhiều nhất vào khâu đổ đất hàn lấp kè bờ ao 7,32 triệu đồng; khâu đào móng tát ao cũng chiếm phần kinh phí khá lớn 5,75 triệu đồng; còn lại tiền thuê ban giám sát 2,05 triệu đồng. Nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài chủ yếu mua gạch 37,045 triệu đồng chiếm 41,14% nguồn kinh phí hỗ trợ bên ngoài , xi măng 14,76 triệu đồng chiếm 16,39% và công xây kè bờ ao 15,5 triệu đồng chiếm 17,21%. Kinh phí còn lại gồm cát vàng 9,7 triệu đồng chiếm 10,77%, thiết kế 9,56 triệu đồng chiếm 10,61%, dự kiến phát sinh 3,5 triệu đồng.
Việc tham gia của người dân trong các khâu của hoạt động góp phần quyết định thành công, đem lại hiệu quả cao của công trình.
Trong từng khâu đều có sự tham gia giám sát của người dân, là những người đại diện do làng bầu đi. Chứng tỏ những công việc trong làng được thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch. Điều này thể hiện việc tham gia của người dân rất quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng của công trình, nêu cao tình thần tự chủ của người dân.
4.1.3.3 Vai trò của người dân trong việc xây dựng hệ thống giao thông làng Đoạn đường từ giữa làng đến đường 205 là trục đường chính của làng thường người dân vận chuyển hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp ra thị trường bên ngoài, có nền đất thấp đi lại khó khăn, đặc biệt vào những ngày mưa. Nên việc cải tạo, đổ bê tông rất phù hợp và cần thiết 1052m đường được đổ bê tông đạt 100% chỉ tiêu đề ra.
Tổng chi phí cho việc đổ bê tông làng 540,476 triệu đồng. Trong đó, số nguồn lực của làng Thanh Sầm là 92,384 triệu đồng, chiếm 17,09% tổng nguồn kinh phí. Mỗi khẩu của làng phải đóng góp 71.065 đ/khẩu. Nguồn kinh phí từ bên ngoài 448,092 triệu đồng, gấp 4,85 lần nguồn lực của làng.
Nguồn lực thu được từ làng được sử dụng vào các hoạt động : nhiều nhất là tiền công lao động 35,066 triệu đồng chiếm 37,96% nguồn lực của làng; làm 2 lề rộng 1m dày 20cm 15,075 triệu đồng chiếm 16,32%; làm cốt đường sâu 30cm là 19,576 triệu đồng chiếm 21,2%; ngoài ra còn các hoạt động dự kiến phát sinh công trình, trông coi vật liệu xây dựng, tiền điện, lập ban giám sát.
Nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài có các hoạt động: thuê máy lu cốt đường 5 triệu đồng; đổ cộn lu dày 13cm 36,413 triệu đồng; trộn đổ bê tông 44,773 triệu đồng; còn lại mua nguyên vật liệu cát, đá, xi măng.
Ngoài đóng góp tiền của, người dân trong làng còn góp sức tham gia trực tiếp vào các khâu của hoạt động, đã góp phần chủ yếu quyết định thành công của hoạt động.
Bám sát với mỗi hoạt động, làng đều cử đại diện giám sát, đứng ra chịu trách nhiệm kết quả của hoạt động này. Thể hiện những công việc trong làng được thực hiện một cách có tổ chức, có kế hoạch. Các dại diện đều do người dân trong làng cử đi, là người có uy tín và có trách nhiệm.
Bảng 4.5 Kết quả làm 1052m đường giao thông
STT Hoạt động Thời gian Người chịu trách nhiệm
Nguồn lực của thôn (triệu đồng)
Hỗ trợ bên ngoài (triệu đồng)
1 Họp dân 20/7 Ban PT thôn
2 Lập kế hoạch 24/7 Ban PT thôn
3 Lập ban thiết kế 26/7 Ban PT thôn
4 Thiết kế 5/8 Ban PT thôn 48.22
5 Giám sát 1/10-20/12 Ban giám sát 3.15
6
Mua vật liệu Ban giám sát
Trưởng thôn
Đá 1x2 1/10 81.635
Mua xi măng 9/10 44.773
Mua cát vàng 1/10 172.528
7 Thuê máy lu cốt đường Trưởng thôn 5
8 Tiền điện Trưởng thôn 0.7
9 Công trông coi vật liệu xây dựng Ban giám sát 4
10 Dự kiến phát sinh công trình Trưởng thôn 10
11 Công lao động làm trên toàn
tuyến Trưởng thôn 35.066
12 Bóc lớp hữu cơ dày 20cm 3/9 Ban giám sát
Trưởng thôn 9.517 13 Làm 2 lề rộng 1m dày 20cm 20/9 Ban giám sát
Trưởng thôn 15.075
14 Đổ cát đen làm nền 12/9 Ban giám sát
Trưởng thôn 10.05
15 Làm cốt đường sâu 30cm 9/9 Trưởng thôn 19.576
16 Đổ cộn lu dày 13cm 6/10 Ban giám sát
Trưởng thôn 36.413
17 Trộn bê tông đổ 10/10 Ban giám sát
Trưởng thôn 44.773
18 Nghiệm thu 20/12 Ban giám sát
Trưởng thôn
19 Họp dân báo cáo kết quả 25/12 Trưởng thôn
Tổng cộng 97.084 443.392
Điều kiện hiện tại
Đoạn đường từ giữa làng đến đường 205 là nền đất thấp nên đi lại và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp của nhân dân ra thị
trường bên ngoài rất khó khăn nhất là vào những ngày mưa. = 540.476.000 đồng Nguồn: Báo cáo tổng kết của Viện QH&TKNN